Hoàn thiện cẩm nang đánh giá, thẩm định cho vay dự án đầu tư

Một phần của tài liệu ĐINH CÔNG LẬP - 1806020028 - QTKD.K25B (Trang 98 - 100)

2025

3.2.2. Hoàn thiện cẩm nang đánh giá, thẩm định cho vay dự án đầu tư

Hiện nay Vietinbank đã soạn thảo và ban hành “Cẩm nang đánh giá, thẩm định cho vay dự án đầu tư” nhằm mục tiêu chuẩn hóa quy trình đánh giá, thẩm định cho vay DAĐT toàn hệ thống và hỗ trợ nghiệp vụ cho cán bộ tại chi nhánh. Tuy nhiên cẩm nang đánh giá, thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Vietinbank mới chỉ hướng dẫn quy trình chung nhất mà chưa có sự phân loại, chi tiết theo từng dự án đặc thù. Vì vậy, bộ cẩm nang mới chỉ có ý nghĩa tham khảo, đào tạo cán bộ mới chứ chưa thực hiện được mục tiêu chuẩn hóa quy trình đánh giá, thẩm định cho vay dự án trên toàn hệ thống. Do đó Vietinbank cần bổ sung, hoàn thiện bộ cẩm nang theo hướng chi tiết hóa các nội dung trên theo từng ngành, địa bàn, quy mô dự án…

Các nội dung về thẩm định cho vay DAĐT được đề cập tương đối đầy đủ trong cẩm nang, tuy nhiên mới chỉ đầy đủ ở bề rộng chứ chưa đi sâu, bao quát hết các tình huống trong quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định. Do vậy, khi tham khảo cẩm nang thẩm định cho vay DAĐT, cán bộ thẩm định cần phải lưu ý những vấn đề sau:

Về tổng mức vốn đầu tư của dự án

Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tổng chi phí của công trình xây dựng thể hiện bằng chỉ tiêu tổng mức vốn đầu tư (tổng mức đầu tư) là tổng chi phí dự tính để thực hiện toàn bộ quá trình đầu tư và xây dựng là giới hạn chi phí tối đa của dự án và được xác định trong quyết định đầu tư.

Trong quá trình lập dự án, có thể xẩy ra sai lệch về tổng vốn đầu tư. Nguyên nhân do chủ đầu tư dự tính mức vốn này xuống thấp để tăng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả nhằm thuyết phục các cơ quan cấp phép và ra quyết định đầu tư, hoặc là dự tính cao lên để được vay vốn ngân hàng. Do vậy, khi xem xét về tổng vốn đầu tư, cán bộ tín dụng cần chú ý đến các khoản mục trong tổng vốn đầu tư, xem có khoản mục nào bị bỏ sót hay không, cùng với đó là việc so sánh tỷ lệ vốn đầu tư giữa các hạng mục với các dự án cùng loại trước đó để tìm ra điểm bất hợp lý nếu có.

Về doanh thu và chi phí dự kiến của dự án

Đây là hai nội dung quan trọng trong đánh giá, thẩm định dự án. Những sai sót trong việc phân tích hai chỉ tiêu này sẽ dẫn đến việc thiếu chính xác trong tính toán

dòng tiền, từ đó dẫn đến những sai lệch hiệu quả tài chính của dự án. Tuy nhiên, việc xác định chính xác doanh thu và chi phí của một dự án là vấn đề phức tạp vì nó liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau. Do đó, cán bộ thẩm định vừa phải xem xét các yếu tố kỹ thuật để ước tính được sản lượng sản xuất ra là bao nhiêu, đồng thời lại phải xem xét các yếu tố về mặt thị trường như cung, cầu các sản phẩm cạnh tranh để dự tính sản phẩm sẽ được tiêu thụ trong tương lai.

Về chi phí dự án

Chi phí dự án thường rất phức tạp đặc biệt là đối với dự án có quy mô lớn thì phức tạp hơn vì ngoài các khoản chi phí lớn sẽ có rất nhiều khoản chi phí khác, tuy là nhỏ nhưng nếu nhiều khoản như vậy không được xem xét đến sẽ gây sai lệch rất lớn. Do đó, khi đánh giá, thẩm định cán bộ thẩm định cần thẩm định một cách chi tiết toàn bộ các chi phí phát sinh của dự án và rà soát bảo đảm không bỏ sót các khoản chi phí đó.

Về các chỉ tiêu tài chính của dự án

Khi tiến hành tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án như NPV, IRR, PP hay PI thì tính toán dòng tiền của dự án và lựa chọn lãi suất chiết khấu là các yếu tố quan trọng nhất.

Phân tích dòng tiền thì cần chú ý đến các dòng tiền đặc biệt như chi phí chìm và chi phí cơ hội. Các chi phí này thường không được các chủ đầu tư đề cập đến khi lập hồ sơ xin vay vốn và cán bộ tín dụng cũng ít khi đi sâu vào tìm hiểu. Do đó, cán bộ tín dụng khi nhận hồ sơ nên lưu ý để nhắc nhở khách hàng bổ sung các nội dung này.

Về mức độ rủi ro của dự án

Khi đánh giá, thẩm định mức rủi ro của dự án ngân hàng thường sử dụng phương pháp chính là phương pháp tính độ nhạy. Khi tiến hành phân tích độ nhạy cần chú ý xây dựng các phương án giả định phù hợp, không nên áp dụng một cách máy móc mà phải xây dựng dựa trên mức độ biến động thực tế của thị trường.

Để nâng cao tính chính xác, Ngân hàng nên sử dụng các phương pháp phân tích khác như phân tích NPV kỳ vọng (phân tích kịch bản. ) điều chỉnh hệ số chiết khấu,..

và so sánh các kết quả thu được từ các phương pháp khác nhau để đưa ra kết luận cuối cùng.

Một phần của tài liệu ĐINH CÔNG LẬP - 1806020028 - QTKD.K25B (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w