2025
3.2.6. Hoàn thiện một số nội dung đánh giá, thẩm định dự án theo quy
đang áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Quy trình đánh giá, thẩm định dự án đầu tư của Vietinbank đã được xây dựng cụ thể nhưng còn nhiều điểm bất cập cần sửa đổi và bổ sung cho hoàn thiện thích ứng với tình hình cụ thể của mỗi thời kỳ:
Thứ nhất, hoàn thiện nội dung đánh giá, thẩm định cấu trúc vốn của DAĐT Vietinbank cần có những quy định cụ thể hơn khi đánh giá, thẩm định các nội dung trong tổng vốn đầu tư của dự án. Cụ thể, cần xác định rõ và phân tích cấu trúc của tổng vốn đầu tư của dự án theo những nội dung sau:
- Vốn đầu tư vào TSCĐ và vốn đầu tư vào TSLĐ ròng.
- Vốn đầu tư vào TSCĐ nhằm mua sắm, cải tạo, mở rộng TSCĐ như nhà cửa, trang thiết bị, máy móc…
- Vốn đầu tư vào TSLĐ ròng nhằm hình thành các TSLĐ cần thiết để thực hiện dự án.
Thứ hai, hoàn thiện nội dung đánh giá, thẩm định doanh thu, chi phí dự kiến của DAĐT. Trong một dự án đầu tư thì Chi phí của dự án gồm chi phí đầu tư ban đầu; chi phí thay thế thiết bị; chi phí sản xuất chi phí kết thúc dự án. Các cán bộ thẩm định cần phải nắm rõ và phân tích một cách cụ thể các khoản mục chi phí đầu tư trên để thẩm định từng khoản mục chi phí và tỷ trọng giữa các khoản mục mà chủ đầu tư đưa ra có hợp lý không. Đặc biệt các chi phí như khấu hao tài sản cố định, chi phí maketing ngân hàng… thường xuyên được điều chỉnh theo quy định của Ngân hàng nên trong khi đánh giá, thẩm định cần phải chú trọng tới các chi phí này để kiểm tra, và có sự điều chỉnh kịp thời và mang lại hiệu quả cho việc thực hiện dự án..
Thứ ba, hoàn thiện nội dung đánh giá, thẩm định khả năng trả nợ của dự án Khả năng trả nợ của dự án phụ thuộc vào tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của dự án. Nguồn trả nợ của dự án gồm: Lợi nhuận ròng; khấu hao cơ bản và các nguồn trả nợ khác. Ngân hàng phải theo dõi một cách chặt chẽ số tiền trả nợ từng năm của dự án để có thể kiểm soát được số tiền khách hàng đã thanh toán và số tiền còn phải thực hiện nghĩa vụ, từ đó đưa ra sự điều chỉnh kịp thời và phương án thu nợ hợp lý để đảm bảo an toàn vốn đầu tư.
Thứ tư, hoàn thiện đánh giá, thẩm định rủi ro của dự án
Đánh giá, thẩm định mức độ rủi ro của dự án Ngân hàng thường sử dụng phương pháp chính là phương pháp tính độ nhạy để xác định một cách chính xác các nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến kết quả hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đặc biệt là nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất. Chẳng hạn với nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu như giá bán, Ngân hàng nên xem xét nếu giá bán giảm 3%, 5%... hoặc khi tổng vốn đầu tư vào dự án tăng 6%, 11%... thì các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án sẽ thay đổi như thế nào và từ đó đưa ra kết luận đầu tư cho hợp lý.
Đối với loại rủi ro về cơ chế chính sách: Khi đánh giá, thẩm định dự án, cán bộ thẩm định phải xem xét mức độ tuân thủ về mặt pháp lý của dự án để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các quy luật và quy định hiện hành có liên quan đến dự án.
Đối với loại rủi ro xây dựng, hoàn tất: Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểm soát, tuy nhiên khi tiến hành đánh giá, thẩm định cần yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đầu tư xây dựng uy tín, có sức mạnh tài chính và kinh nghiệm.
Đối với loại rủi ro thị trường, thu thập, thanh toán: Khi tiến hành đánh giá, thẩm định, cán bộ thẩm định nên phân tích, đánh giá thị trường, thị phần cẩn thận và dự kiến cung cầu thận trọng, không nên có những dự báo quá lạc quan.
Đối với loại rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì: Cán bộ thẩm định có thể yêu cầu chủ đầu tư giảm thiểu rủi ro loại này bằng cách sử dụng các công nghệ đã được kiểm chứng.
Đối với loại rủi ro về môi trường xã hội: Cán bộ thẩm định nên đánh giá tác động môi trường một cách khách quan và toàn di ện trên cơ sở sự tuân thủ các quy định về môi trường.