5. Kết cấu luận văn
3.2.8. Giải pháp khác
Chuyên viên quản trị rủi ro cần nghiên cứu và thông thạo các nghiệp vụ đặc biệt khác như xử lý tài sản ngoại bảng; nghiệp vụ mua bán nợ nhằm thu hồi tối đa gốc lãi cho Ngân hàng trong trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng.
Chi nhánh Đống Đa nên cân nhắc các biện pháp phân tán rủi ro như: cho vay qua chiết khấu giấy tờ có giá; nhận tài sản bảo đảm có tính an toàn cao (tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, vàng miếng, kim loại quý); sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng; tiến hành cho vay hợp vốn với các chi nhánh và Ngân hàng khác, tiến hành thẩm định song song có sự tham gia của ít nhất từ 2 bên trở lên.
3.3.Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Qua phân tích đánh giá tại chương 2, một trong những nguyên nhân của thực trạng chất lượng quản trị RRTD với KHDNVVN tại các NHTM Việt Nam là xuất phát điểm thấp so với các ngân hàng nước ngoài, hệ thống văn bản pháp luật về quản trị rủi ro tín dụng nói chung và quản trị RRTD KHDNVVN nói riêng còn nhiều bất cập, thiếu thống nhất và chồng chéo. Để khắc phục hạn chế này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cần phải ban hành những văn bản hướng dẫn thực hiện quản trị RRTD theo thông lệ quốc tế chi tiết, phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam, bao trùm các nội dung 3 trụ cột chính của Basel II, nghiên cứu các yêu cầu Basel III nếu có thể áp dụng đồng thời:
a) Trụ cột 1 - Yêu cầu về vốn an toàn tối thiểu: theo quy định là 8% đối với các nước OECD, Việt Nam đang để mức 9%, tuy nhiên mức 9% sẽ không thể đáp ứng khi xác định theo đúng công thức Basel II, chưa nói đến Basel III. Như vây, Việt Nam nên để lộ trình tăng CAR từ 2016 đến 2019 tối thiểu 10.5% (mức mà Ngân hàng Ấn Độ đã triển khai và thành công), hoặc cao hơn.
b) Trụ cột 2 – Quy trình đánh giá giám sát Ngân hàng theo Basel II: Các cơ quan chủ quản cần tuân theo các nguyên tắc giám sát của Basel II, bao gồm: (i) Các cơ quan chủ quản cần kiểm tra, đánh giá các chiến lược và công tác đánh giá mức an toàn vốn nội bộ của ngân hàng, khả năng của các ngân hàng trong việc giám sát, đảm
bảo tuân thủ các quy định về các tỷ lệ vốn; (ii) Các cơ quan chủ quản nên yêu cầu các ngân hàng duy trì các chỉ số an toàn ở mức cao hơn các tỷ lệ vốn điều chỉnh tối thiểu và phải có khả năng yêu cầu các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu;
(iii) Các cơ quan chủ quản có biện pháp can thiệp ngay ở giai đoạn đầu tiên, ngăn không cho mức vốn bị rớt xuống thấp hơn mức tối thiểu để giải quyết những thuộc tính rủi ro của một ngân hàng nhất định và có hành động giải quyết tức thời nếu vốn không duy trì hoặc không hồi phục được.
c) Trụ cột 3 – Kỷ luật thị trường, minh bạch thông tin: Các NHTM phải xây dựng niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư, do đó Cơquan Nhà nước cần sớm đưa ra bộ tiêu chuẩn đánh giá các quy định công khaithông tin chặt chẽ theo quy định Basel II đối với rủi ro tín dụng và quy trình đánhgiá của ngân hàng đối với rủi ro tín dụng.
Các văn bản pháp luật cần chỉnh sửa/ bổ sung: (i) Quy định đảm bảo an toàn chung (điều chỉnh lại phương pháp tính hệ số CAR trong thông tư 13 theo phương pháp tiên tiến của Basel II); (ii) Quy định rủi ro tín dụng (Quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro: điều chỉnh Thông tư 02, 09 cho phù hợp với giai đoạn tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay, thống nhất các khái niệm theo thông lệ quốc tế; Quy định về giới hạn cấp tín dụng nhằm hạn chế rủi ro vào một khách hàng, minh bạch hóa việc cấp tín dụng, tránh sở hữu chéo, yêu cầu các NHTM đánh giá và theo dõi thường xuyên các yếu tố tác động).
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước
1. Hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ và chặt chẽ nhằm tạo điều kiện cho thị trường phái sinh tín dụng phát triển. Thị trường phái sinh tín dụng là một nơi phân tán rủi ro tín dụng rất hiệu quả, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ Chính phủ.
2. Yêu cầu các Ngân hàng cần minh bạch hơn về số liệu nợ xấu và các khách hàng nợ xấu, tạo điều kiện để xây dựng khung dữ liệu tín dụng quốc gia đầy đủ, chính xác, kịp thời.
3. Nâng cao vai trò và năng lực của VAMC trong việc mua bán, xử lý nợ xấu, bao gồm: (i) nâng nguồn vốn để mua bán nợ của VAMC; (ii) nâng cao quyền của
VAMC trong việc phát mãi tài sản. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần hỗ trợ khung pháp lý để hình thành thị trường mua bán nợ, tăng tốc độ xử lý nợ xấu.
4. Tạo điều kiện cho các Ngân hàng tăng vốn để đáp ứng các chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu, chỉ tiêu vốn bù tối thiểu theo đúng yêu cầu của Basel II.
3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
1. Nhanh chóng đưa kế hoạch chuẩn hóa quản trị rủi ro theo Basel II vào hoạt động; phát triển hệ thống quản trị rủi ro theo hướng lượng hóa để đảm bảo tính chính xác, rõ ràng đối với hoạt động đánh giá rủi ro tín dụng.
2. Xây dựng chính sách khách hàng đa dạng, hướng đến nhiều loại hình khách hàng khác nhau nhằm giảm thiểu và phân tán rủi ro. Bên cạnh đó, Trụ sở chính cũng cần cập nhật kịp thời các chính sách tín dụng với từng nhóm khách hàng sao cho phù hợp với chu kì hoạt động của các nhóm khách hàng trên.
3. Xây dựng khung đánh giá đầy đủ, chi tiết về rủi ro đặc thù với các khách hàng trong từng ngành nghề khác nhau, để giúp cho cán bộ quan hệ khách hàng có khả năng đánh giá chính xác hợp lý về mức độ rủi ro khi cho vay đối với khách hàng.
4. Phát triển các sản phẩm tín dụng nhanh chóng, hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo được mức rủi ro chấp nhận được, ví dụ như sản phẩm thấu chi bằng tiền gửi đối ứng; cho vay cầm cố chiết khấu giấy tờ có giá.
KẾT LUẬN
Trong hoạt động của ngân hàng thương mại, quản trị rủi ro tín dụng nói chung và quản trị RRTD KHDNVVN nói riêng là công việc hết sức phức tạp. Vì vậy, việc cải thiện công tác quản trị RRTD mang ý nghĩa sống còn đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đống Đa” làm đề tài luận
văn thạc sĩ. Luận văn đã đạt được những kết quả sau:
Một là, luận văn đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận về quản trị RRTD và chất lượng quản trị RRTD.
Hai là, luận văn đã phân tích tổng thể thực trạng quản trị RRTD nói chung và RRTD đối với KHDNVVN nói riêng trong giai đoạn 2016 - 2020 tại Sacombank Đống Đa. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã tìm hiểu và khái quát kết quả đạt được của Sacombank Đống Đa trong giai đoạn này và phân tích những nguyên nhân tồn tại trong công tác quản trị RRTD tại Sacombank Đống Đa.
Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng về chất lượng quản trị RRTD, luận văn đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện công tác quản trị RRTD đối với KHDNVVN tại Sacombank Đống Đa.
Luận văn đã giải quyết 3 vấn đề mà câu hỏi nghiên cứu đã đưa ra. Vấn đề thứ nhất và vấn đề thứ hai đã được giải quyết tổng thể trong nội dung của chương 2. Câu hỏi nghiên cứu 3 luận văn đã giải đáp trong chương 3.
Trong khoảng thời gian có hạn, bằng sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, luận văn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của Quý thầy cô và sự góp ý chân thành của bạn bè, đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện và có tính thực tiễn hơn nữa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Chính phủ, Nghị định về Quản lý, phát triển cụm Công nghiệp số
68/2017/NĐ-CP, Hà Nội 2017.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020, Hà Nội 2020
3. Bộ Tài chính, TT số 49/2004/TT-BTC “Hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng nhà nước, Hà Nội 2004.
4. Nguyễn Như Dương: “Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam” Hà Nội, 2018.
5. PGS. TS Vũ Duy Hào, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2016.
6. PGS. TS Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2013.
7. PGS. TS Phan Thị Thu Hà, Quản trị rủi ro, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2016
8. Tống Thị Như Hoa, 2015: “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu
tư và phát triển Việt Nam”.
9. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Báo cáo thường niên 2020, Hồ Chi
Minh 2021.
10. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Báo cáo của Ban điều hành và
kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020 và định hướng năm 2021, Hà Nội
2021.
11. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo công bố thông tin
về tỷ lệ an toàn vốn, Hà Nội 2021
12. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Đống Đa, Báo cáo kết
13. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Khu vực Hà Nội, Báo cáo dư nợ tín
dụng năm 2020, Hà Nội 2020.
14. NXB Lao động xã hội, Quản trị ngân hàng thương mại, Hà Nội 2011.
15. Ngân hàng nhà nước, Quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và sửa
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng số 22/VBHN-NHNN, Hà Nội 2014.
16. Ngân hàng nhà nước, Quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng số 39/2016/TT- NHNN,
Hà Nội 2016.
17. Ngân hàng nhà nước, Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt
động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài số 22/2019/TT-NHNN,
Hà Nội 2019.
18. Ngân hàng nhà nước, Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài số 41/2016/TT-NHNN, Hà Nội 2016.
19. Ngân hàng nhà nước, Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng dịch Covid 19 số 01/2020/TT- NHNN, Hà Nội 2020.
20. Quốc hội, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 và sửa đổi, bổ sung số
17/2017/QH14, Hà Nội 2017.
21. Quốc hội, Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, Hà Nội 2020.
22. Quốc hội, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vửa số 04/2017/QH14, Hà Nội 2017.
23. Thủ tướng chính phủ, Quyết định về việc phê duyệt chiến lược phát triển
ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 số 986/QĐ-TTg, Hà Nội, 2018.
24. Thủ tướng chính phủ, Phê duyệt đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020, Hà Nội 2017.
25. PGS. TS Trần Văn Tiến, Cẩm nang quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng, NXB Lao động, Hà Nội 2017.
26. Tổng cục thống kê, Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020, Hà Nội 2020.
Tài Liệu tiếng anh
27. Cinzia Baldan, Eric Geretto & Francesco Zen, A quantitaive model to articulate the banking risk appetive framework, 2016.
28. Laurent Balthazar, From Basel 1 to Basel 3, The Integration of Stateof- the-Art
Risk Modeling in Banking Regulation, 2006.
29. Vilma Deltuvaite, The importance of systemic risk management in the banking sector, báo Economic and management, 2012.
30. Karen A. Horcher, Essentials of Financial Risk Management, 2008.
31. Jiajia Jin, Ziwen Ya & Chuamin Mi, Commerical bank credit risk management
based on grey incidence anaslysis, 2012.
32. Anthony Saunders & Linda Allen, Credit risk measurement in and out of the
financial crisis, 2010. Website 33. www.bidv.com.vn 34. http://thuvienphapluat.vn 35. www.sacombank.com.vn 36. http://sbv.gov.vn 37. www.vietcombank.com.vn
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIÊU TRA VẤN ĐÊ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN TRI RỦI RO TÍN DỤNG
Bảng câu hỏi điều tra này được thiết kế để thu thập thông tin từ các nhân viên được lựa chọn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đống Đa (Sacombank Đống Đa) và Ban quản trị RRTD – Hội sở Sacombank và chỉ dành cho mục đích học tập. Bảng câu hỏi này được chia thành 2 phần. Hãy hoàn thành mỗi phần theo hướng dẫn. Không viết tên của Anh/Chị hoặc bất kỳ hình thức nhận dạng nào khác trong bảng hỏi. Tất cả các thông tin trong bảng hỏi này sẽ được giữ kín.
Rất mong đón nhận ý kiến đóng góp của Anh/chị thông qua việc tham gia trả lời vào bảng câu hỏi dưới đây.
PHẦN A: THÔNG TIN NGƯỜI ĐƯỢC ĐIÊU TRA
1. Tên phòng anh/chị đang làm việc?
a. Phòng KHDN □
b. Phòng KHCN □
c. Phòng Quản trị rủi ro □
d. Phòng Quản trị tín dụng □
e. Phòng giao dịch □
f. Ban quản trị RRTD Hội sở Sacombank
2. Anh/chị đã công tác tại Sacombank trong bao lâu?
a. Ít hơn 1 năm □
b. Từ 1 đến 5 năm □
c. Từ 5 đến 10 năm □
d. Trên 10 năm □
3. Chức vụ hiện tại của anh/chị?
a. Trưởng phòng/Trưởng ban □
b. Phó phòng/Kiểm soát □
c. Chuyên viên □
d. Nhân viên □
1 0
PHẦN B: NGUYÊN NHÂN GÂY RA RỦI RO TÍN DỤNG
Đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng. Cho biết mức độ của những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng của Anh/chị? (Cho điểm từ 1-5 thể hiện mức độ từ hoàn toàn không phổ biến đến rất phổ biến của những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Sacombank Đống Đa).
Những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng:
Thang điểm 1 2 3 4 5
Nguyên nhân từ phía ngân hàng
1. Năng lực, kinh nghiệm của CVKH chưa đáp ứng, chưa có sự phân công phù hợp với khả năng của CVKH
2. Cán bộ thiếu đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, thông đồng với khách hàng
3. Không chấp hành nghiêm túc quy trình tín dụng
4. CVKH không thường xuyên, giám sát trong và sau khi giải ngân 5. Khó khăn trong việc kiểm soát các chứng từ, hồ sơ khách hàng cung cấp
6. Áp lực từ hoàn thành chỉ tiêu công việc, tăng quy mô không đồng
thời với tăng chất lượng tín dụng
7. Cấp quản lý không có sự giám sát chặt chẽ đối với CVKH
8. Hệ thống chấm điểm khách hàng, phát hiện sớm rủi ro còn nhiều thiếu sót
Nguyên nhân từ phía khách hàng
9. Khách hàng cố tình gian lận trong việc cung cấp hồ sơ cho Ngân hàng
10. Khách hàng sử dụng sai mục đích vay vốn
12. Khách hàng cố tình lừa đảo nhằm chiếm đoạt vốn của Ngân hàng
13. Khách hàng gặp rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh (nhu cầu sản phẩm giảm sút, bị chiếm dụng vốn không có khả năng
thu hồi…)
14. Khách hàng cố tình chây ỳ không chịu trả nợ
Nguyên nhân khác:
15. Thay đổi chính sách vĩ mô dẫn đến hoạt động kinh doanh bị ảnh
hưởng
16. Tác động của môi trường pháp lý
17. Biến động về tình hình kinh tế không được dự báo trước