Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đống Đa (Trang 57)

5. Kết cấu luận văn

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Chi nhánh Đống Đa trong thời gian qua

Sau 15 năm thành lập, Sacombank Đống Đa đã vươn lên trở thành một trong những chi nhánh có quy mô lớn trong hệ thống Ngân hàng Sacombank, đồng thời tạo được sự tin cậy, tín nhiệm từ phía khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện rõ nét qua số liệu về hoạt động kinh doanh tại Sacombank Đống Đa

giai đoạn 2016 – 2020. Đây thực sự là một giai đoạn khó khăn đối với hệ thống ngân hàng nói chung cũng như Sacombank nói riêng, khi mà sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, đòi hỏi ngân hàng ngày càng phải nâng cao chất lượng phục vụ.

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: tỷ VNĐ

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

1 Tổng tài sản 6.113 7.873 8.851 10.451 12.364

2 Chênh lệch thu chi 236,3 248,8 203,5 183,1 200,6

3 Lợi nhuận trước thuế 219,0 190,6 176,1 129,8 70,3

4 HĐV cuối kỳ 5.869,0 6.845,3 7.875,2 9.889,3 11.450,0

5 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 3.755,0 4.212,1 4.703,6 5.451,9 6.702,0

(Báo cáo KQHĐKD của Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016 – 2020)

Từ kết quả hoạt động kinh doanh có thể thấy, tổng tài sản của Sacombank Đống Đa tăng qua các năm, phản ánh quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng. Tổng tài sản tăng từ 6.113 tỷ đồng tại 31/12/2016 lên 12.364 tỷ đồng tại 31/12/2020, mức tăng trưởng đạt 6.251 tỷ đồng trong 5 năm, mức tăng bình quân khoảng 20%/năm. Tài sản chủ yếu của chi nhánh đó là nguồn huy động từ dân cư, tổ chức kinh tế, và các định chế tài chính. Ngoài ra bao gồm các công cụ, dụng cụ, máy móc phục vụ hoạt động kinh doanh của Sacomabank Đống Đa.

Trong khi tổng tài sản có xu hướng tăng, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng lại có xu hướng giảm dần trong giai đoạn từ 2016 - 2020. Cụ thể năm 2016 lợi nhuận trước thuế ở mức 219 tỷ đồng, đến năm 2017 giảm 12,99% xuống còn 190,6 tỷ, lợi nhuận trước thuế tiếp tục giảm xuống 176,1 tỷ đồng vào năm 2018. Đặc biệt năm 2019 và 2020, lợi nhuận trước thuế giảm với tốc độ cao, năm 2019 giảm 26,3% so với năm 2018 chỉ đạt 129,8 tỷ và kết thúc năm tài chính 2020, lợi nhuận trước thuế của Sacombank Đống Đa chỉ đạt mức 70,3 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất của Sacombank Đống Đa kể từ năm 2010, đánh dấu giai đoạn vô cùng khó khăn trong hoạt động kinh doanh tại Sacombank Đống Đa. Thực tế hoạt động kinh doanh ngân

hàng ngày càng khó khăn hơn khi các ngân hàng hiện nay đang cạnh tranh gay gắt, mặt khác, chất lượng tín dụng tại Sacombank Đống Đa không cao khiến ngân hàng phải trích lập dự phòng nhiều. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến mức lợi nhuận có xu hướng giảm.

Hoạt động huy động vốn tại Sacombank Đống Đa tăng trưởng qua từng năm với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 16%, đặc biệt năm 2019, huy động vốn cuối kỳ đạt 9.889,3 tỷ đồng, tăng 25,6% so với năm 2018. Huy động vốn cuối kỳ của ngân hàng trong năm 2020 đạt 11.450 tỷ đồng. Trong cơ cấu huy động vốn, chiếm tỷ trọng lớn nhất đó là nguồn huy động từ dân cư, thường chiếm khoảng 50- 60% trong cơ cấu, tiếp đó là nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế, từ 20-30%, chiếm tỷ trọng thấp nhất đó là nguồn huy động từ các định chế tài chính thường chiếm tỷ trọng 10-20% trong cơ cấu huy động vốn. Nhìn chung, hoạt động huy động vốn của Sacombank Đống Đa đang ngày càng phát triển hơn.

Bên cạnh hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ đạo của Sacombank Đống Đa. Hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng về quy mô qua từng năm. Năm 2020, dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 6.702 tỷ đồng, tăng 1.250 tỷ đồng so với dư nợ cuối kì năm 2019. Hoạt động tín dụng tại Sacombank Đống Đa thường đem lại nguồn thu lớn nhất cho chi nhánh, góp phần vào lợi nhuận chung của Sacombank Đống Đa.

2.2. Công tác Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa

2.2.1. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng KHDNVVN tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2016 – 2020

2.2.1.1. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng chung

Hoạt động tín dụng chung

Sacombank Đống Đa là một trong những ngân hàng tài trợ vốn với quy mô lớn cho các tập đoàn, công ty lớn như: Tập đoàn Masan, Tổng công ty CP XNK và XD Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà,… với nhiều sản phẩm tín dụng đa dạng: cho vay tài trợ ốn lưu động, vay đầu tư tài sản, cho vay với nhiều đồng tiền khác nhau…Bên cạnh cung ứng

vốn cho các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cũng được Sacombank dành cho nhiều chính sách ưu đãi với nhiều chương trình ưu đãi: Nguồn vốn ủy thác của Quỹ phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, JBJK của Ngân hàng Nhật Bản… Các chương trình này được áp dụng với mức lãi suất ưu đãi, làm giảm các chi phí tài chính cho doanh nghiệp, kích thích tăng trưởng quy mô tín dụng.

Bảng 2.2: Tăng trưởng dư nợ tại Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: tỷ VNĐ

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 3.755,0 4.212,1 4.703,6 5.451,9 6.702,0

2 Tốc độ tăng trưởng DNCK 19,66% 12,17% 11,67% 15,91% 22,93%

3 Dư nợ bình quân 3.456,6 3.990,2 4.360,2 4.803,6 6.684,1

4 Tốc độ tăng trưởng DNBQ 21,82% 15,44% 9,27% 10,17% 39,15%

(Báo cáo KQHĐKD của Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016- 2020) Trong giai đoạn 2016-2020, Sacombank Đống Đa luôn duy trì tốc độ tăng

trưởng tín dụng ở mức tương đối cao. Qua bảng số liệu, tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm dần từ 2016 đến 2018, và có xu hướng tăng trưởng với tốc độ cao trong giai đoạn từ 2018 đến năm 2020. Đặc biệt năm 2020 có tốc độ tăng trưởng 22,93% dư nợ cuối kỳ, dư nợ tại Sacombank Đống Đa đạt 6.702 tỷ đồng, mức tăng cao hơn trung bình ngành ngân hàng (trung bình ngành đạt mức 18,7%)). Về dư nợ bình quân, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân đạt 39,15%, ở mức 6.684 tỷ đồng dư nợ bình quân trong năm 2020, mức cao nhất trong giai đoạn này.

Dư nợ cuối kỳ của Sacombank Chi nhánh Đống Đa tăng trưởng liên tục qua các năm và là một trong những chi nhánh có quy mô dư nợ lớn nhất địa bàn Hà Nội trong hệ thống của Sacombank. Dư nợ cuối kỳ năm 2020 đạt 6.702 tỷ đồng, đứng thứ 5/12 chi nhánh khu vực Hà Nội.

Bảng 2.3: Dư nợ cuối kỳ năm 2020 Sacombank Khu vực Hà Nội

Đơn vị: tỷ VNĐ

STT Chi nhánh Dư nợ cuối kỳ

1 Hà Nội 8.576 2 Thủ Đô 8.113 3 Thăng Long 7.678 4 Thanh Trì 7.436 5 Đống Đa 6.702 6 Long Biên 5.584 7 Đông Đô 5.300 8 Hà Đông 5.195 9 Từ Liêm 4.969 10 Đông Anh 4.641 11 Hàng Bài 4.068 12 Giảng Võ 3.307

(Báo cáo KQHĐKD của Sacombank Khu vực Hà Nội, 2020)

Số liệu về rủi ro tín dụng

RRTD tại Chi nhánh được thể hiện ở một số chỉ tiêu như: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu (nợ xấu nội bảng, nợ xấu ngoại bảng), trích lập dự phòng.

Bảng 2.4: Phân loại nợ tại Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2020

Chỉ tiêu/năm 2016 2017 2018 2019 2020 Tỷ lệ nợ nhóm 1 88,26% 93,15% 97,25% 98,78% 97,42% Tỷ lệ nợ nhóm 2 11,33% 6,29% 0,98% 0,11% 1,74% Tỷ lệ nợ xấu (nội bảng) 0,41% 0,56% 1,77% 1,11% 0,84% Tổng 100% 100% 100% 100% 100%

(Báo cáo KQHĐKD của Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016- 2020) Bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu tại Sacombank Đống Đa chiếm tỷ

trọng không cao trên tổng dư nợ. Nợ xấu (Nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) trong giai đoạn 2016-

2020 luôn dưới 2% tổng dư nợ. Tuy nhiên trong giai đoạn 2018-2019, khi mà hoạt động của các TCTD gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không có nhiều khởi sắc, điều này khiến cho tỷ lệ nợ xấu gia tăng, năm 2018, tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong giai đoạn, chiếm 1,77% tổng dư nợ toàn chi nhánh. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu có giảm từ năm 2018 đến năm 2020, đạt 0,84%tổng dư nợ, tuy nhiên tổng dư nợ của Sacombank Đống Đa tăng trưởng trong giai đoạn trên, dẫn đến dư nợ xấu tại Sacombank Đống Đa tăng từ 15,4 tỷ năm 2016 lên 56,2 tỷ năm 2020. So với các ngân hàng trên hệ thống, tỷ lệ nợ xấu tại Sacombank Đống Đa vẫn ở mức an toàn.

Bảng 2.5: Số liệu nợ xấu tại Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: tỷ VNĐ Chỉ tiêu/năm 2016 2017 2018 2019 2020 Nợ xấu nội bảng 15,4 23,6 83,3 60,5 56,3 Nợ nhóm 3 12,6 18,5 60,8 45,7 45,9 Nợ nhóm 4 1,7 1,8 15,2 12,6 7,3 Nợ nhóm 5 1,1 3,3 7,3 2,2 3,1 Ngoại bảng + bán VAMC 61,7 58,5 148, 5 146,7 159,0 Nợ xấu gộp 77,1 82,1 231,8 207,2 215,3

(Báo cáo KQHĐKD của Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2020)

Nợ xấu nội bảng của Sacombank CN Đống Đa đang có xu hướng giảm tuy nhiên nợ xấu ngoại bảng và bán VAMC lại có xu hướng tăng, năm 2020 số liệu nợ xấu ngoại bảng và bán VAMC đạt 159 tỷ đồng, tăng 157.7% so với năm 2016. Nợ xấu ngoại bảng và bán VAMC tập trung ở một số khách hàng chính như sau:

Bảng 2.6: Số liệu nợ xấu ngoại bảng + bán VAMC tại Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: tỷ VNĐ

Tên doanh nghiệp 2016 2017 2018 2019 2020

Công ty TNHH SX-TM Hòa Bình 17,9 17,9 17,9 16,4 16,4

Công ty TNHH Inox Đại Phát 15,4 15,2 14,9 14,9 14,9

Công ty Cổ phần Inox Hòa Bình 13,8 13,8 13,8 13,8 13,8

Công ty CP quốc tế Toàn Hưng 6,8 4,3 4,3 4,3 4,3

Công ty CP Inox Nam Việt 5,5 5,5 5,5 5,5 5,5

Công ty CP Thép Việt Nhật 1,8 1,4 1,4 1,4 1,4

Công ty CP Phú Diễn 0,5 0,4 0,3 0,3 0,3

Công ty TNHH TM và DV Bạch Anh 0,5 0,4 0,4

Công ty TNHH TM và XD Thành An 0,8 0,5 0,5

Công ty CP XD Công trình 864 1 0,8 0,7

Công ty CP ĐT và XD Hải Giang 1,1 1,1 1,1

Công ty CP Kỹ thuật cơ điện Hòa Nam 2,2 0 0

Công ty TNHH XNK Minh Vũ 0,8 0,7 0,7

Công ty CP Sông Đà 207 8,1 8,1 8,1

Công ty CP Quốc tế Inox Hòa Bình 75,9 75,7 75,7

Công ty CP Xâu dựng Cầu đường 17 0,6 0,6

Công ty CP và xây dựng cơ điện VVV 0,7 0,7

Công ty CP TM PT và Xây lắp Thăng Long 0,6 0,6

Công ty CP PT Công nghệ vật liệu Euro- Queen

0,9 0,9

Công ty CP Tư vấn, ĐT và XD Hương Giang 12,4

Tổng 61,7 58,5 148,5 146,7 159

(Báo cáo KQHĐKD của Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2020)

Về công tác trích lập dự phòng rủi ro, trong giai đoạn 2016 - 2020 có sự biến động. Năm 2016, Sacombank Đống Đa không phải trích lập thêm DPRR, hoàn -12,7

tỷ đồng, dư quỹ DPRR đến hết 31/12/2016 là 77,4 tỷ đồng. Năm 2017, do tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm đáng kể, Sacombank cũng không thực hiện trích lập dự phòng thêm mà thực hiện hoàn quỹ 3,4 tỷ đồng. Tuy nhiên từ năm 2018 đến năm 2020, chi nhánh thực sự hoạt động khó khăn, chất lượng tín dụng không tốt dẫn đến cuối năm 2018 phải trích lập thêm 27,9 tỷ đồng, năm 2019 trích lập thêm 57,4 tỷ đồng và cuối năm 2020 trích lập thêm 130,3 tỷ đồng. Đây là mức trích lập rất cao khi mà Chi nhánh lần lượt chuyển nhóm nợ đối với một số khách hàng có mức dư nợ tương đối cao như Sông Đà 2017, nhóm khách hàng của Công ty Hòa Bình…Đến hết 31/12/2020, dư quỹ trích lập dự phòng của chi nhánh là 289,6 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,32% dư nợ cuối kỳ.

2.2.1.2. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hoạt động tín dụng với KHDNVVN tại Sacombank CN Đống Đa

Tính đến hết năm 2020, số lượng KHDNVVN là ~4.200 khách hàng chiếm ~97% tổng số KHDN toàn chi nhánh đạt ~4.318 khách hàng. Dư nợ KHDNVVN cuối năm 2020 đạt 1.998 tỷ đồng, giảm 19% so với thời điểm cuối năm 2019. Tỷ trọng dư nợ KHDNVVN trong khối KHDN giảm từ 59% thời điểm cuối năm 2019 xuống 49% tại thời điểm cuối năm 2020.

Bảng 2.7: Hoạt động tín dụng KHDNVVN Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2020

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.213 1.524 1.669 1.998 2.453

2 Tốc độ tăng trưởng DNCK 2,68% 25,64% 9,51% 19,71% 22,77%

3 Dư nợ bình quân 1.250 1.620 1.789 2.007 2.061

4 Tốc độ tăng trưởng DNBQ 5,78% 29,60% 10,43% 12,19% 2,69%

5 Tỷ lệ nợ nhóm 2 2,15% 3,16% 3,22% 8,11% 7,22%

6 Tỷ lệ nợ xấu 1,17% 1,26% 1.52% 2.75% 1,04%

Số liệu về rủi ro tín dụng

Quy mô dư nợ tín dụng KHDNVVN đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2016 – 2020, nâng tổng dư nợ tín dụng KHDNVVN trong tổng dư nợ toàn chi nhánh lên 36,60%. Tỷ lệ nợ xấu khối KHDNVVN năm 2020 là 1,04%, giảm so với năm 2019 là 2,75%/Tổng dư nợ toàn chi nhánh. Cụ thể về chất lượng tín dụng khối KHDNVVN có thể theo dõi bảng sau:

Bảng 2.8: Cơ cấu chất lượng tín dụng KHDNVVN Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2020 Nhóm nợ 2016 2017 2018 2019 2020 Tỷ % Tỷ % Tỷ % Tỷ % Tỷ % Nhóm 1 1.173 96,7 1.457 95,6 1.590 95,3 1.781 89,1 2.250 91,7 Nhóm 2 26 2,15 48 3,16 54 3,22 162 8,11 177 7.22 Nợ xấu (nội bảng) 14 1,17 19 1,26 25 1,52 55 2,75 26 1,04 Tổng cộng 1.213 100 1.524 100 1.669 100 1.998 100 2.453 100

(Báo cáo KQHĐKD của Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016-2020)

Năm 2020, dư nợ nhóm 1 đạt 2.250 tỷ đồng, tăng 469 tỷ đồng so với năm 2019, tương ứng 23,49%. Nợ nhóm 1 luôn duy trì ở mức 90% nhưng đang có xu hướng giảm, năm 2016 là 96,7%, năm 2019 chỉ còn khoảng 89,1%. Dư nợ nhóm 2 lại có xu hướng tăng cao, cụ thể: giai đoạn 2016 – 2020 tăng từ 26 tỷ lên 177 tỷ, tốc độ tăng là khoảng 12%. Trong năm 2019 Chi nhánh thực hiện chuyển nợ nhóm 2 đối với Công ty CP Tư vấn, Đầu tư và Xây dựng Hương Giang – 135 tỷ đồng; Công ty TNHH XD và TM Phong Cách Mới – 36 tỷ đồng. Diễn biến tỷ trọng nợ xấu trong khối KHDNVVN có xu hướng tăng lên, từ 1,17% năm 2016 tăng lên 2,75% năm 2019, nhưng năm 2020 Chi nhánh kiểm soát khá tốt và cùng với việc tăng trưởng dư nợ nên tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 1,04%.

Tổng dư nợ toàn chi nhánh Đống Đa đứng thứ 5/12 trong khu vực Hà Nội, nhưng tỷ lệ nợ xấu của khối KHDNVVN lại chỉ thấp thứ 4/12 trong khu vực Hà Nội. Xếp trước Chi nhánh Đống Đa là Chi nhánh Đông Đô, Từ Liêm, Đông Anh, đây đều là những chi nhánh có quy mô tín dụng thấp hơn nhiều so với Sacombank Chi nhánh Đống Đa. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng Khối KHDNVVN [(Dư nợ xấu/Dư

nợ)*100%] của Sacombank Chi nhánh Đống Đa năm 2020 chỉ ở mức 0,39%.

Bảng 2.9: Nợ xấu nội bảng KHDNVVN Sacombank Khu vực Hà Nội năm 2020

Đơn vị: Tỷ VNĐ

STT Chi nhánh Dư nợ xấu nội bảng Tỷ lệ nợ xấu

1 Hà Nội 473 5,52% 2 Thủ Đô 482 5,94% 3 Thăng Long 586 7,63% 4 Thanh Trì 58 0,78% 5 Đống Đa 26 0,39% 6 Long Biên 183 3,28% 7 Đông Đô 15 0,28% 8 Hà Đông 252 4,85% 9 Từ Liêm 8 0,16% 10 Đông Anh 11 0,24% 11 Hàng Bài 62 1,52% 12 Giảng Võ 89 2,69%

(Báo cáo KQHĐKD của Sacombank Khu vực Hà Nội, 2020)

Trong giai đoạn 2016 – 2020 nợ xấu ngoại bản + bán VAMC cũng có xu hướng tăng, tính đến 31/12/2020 thì dư nợ xấu ngoại bảng + bán VAMC đạt 19.2 tỷ đồng. Chi tiết nợ xấu ngoại bảng + bán VAMC:

Bảng 2.10: Số liệu nợ xấu ngoại bảng + bán VAMC với KHDNVVN tại Sacombank Đống Đa tại 31/12/2020

Tên khách hàng Dư nợ (tỷ đồng)

Công ty CP Sông Đa 207 8,1

Công ty TNHH XD và TM Phong Cách Mới 3,5

Công ty CP Xây dựng Anh Sơn 1,6

Công ty CP Kỹ Thuật cơ điện Hoa Nam 1,1

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đống Đa (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w