Hiệp ước Basel II

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đống Đa (Trang 50)

5. Kết cấu luận văn

1.5.1. Hiệp ước Basel II

Hiệp ước vốn Basel II được hoàn thiện vào quý 4/2003 và chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2010.

Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; Tạo lập và duy trì một số sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt

động trên bình diện quốc tế; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản trị rủi ro.

Nội dung của Hiệp ước Basel II: (i) Trụ cột thứ I – Yêu cầu về vốn: Tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) là 8%, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0% - 150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng. (ii) Trụ cột thứ II – Thanh tra giám sát ngân hàng: Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những công cụ tốt hơn, cung cấp giải pháp cho các rủi ro ngân hàng phải đối mặt như: rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý. (iii) Trụ cột thứ III – Công khai thông tin theo nguyên tắc thị trường: Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu bắt buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá với từng loại rủi ro.

1.5.2. Áp dụng Basel II tại BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong 10 ngân hàng thương mại đầu tiên được Ngân hàng nhà nước lựa chọn để triển khai Basel II. BIDV đã thực hiện Dự án xây dựng các công cụ đo lường rủi ro tín dụng hiện đại theo phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ. Theo đó, BIDV đã đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cùng với hàng loạt các chuẩn mực Basel, được NHNN công nhận đáp ứng yêu cầu Thông tư 41 kể từ ngày 1-12-2019. Những kết quả khi áp dụng Basel II mà BIDV đã đạt được:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR): BIDV xác định việc tăng vốn là một

trong những kế hoạch trọng tâm để nâng cao năng lực tài chính, góp phần đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro theo quy định của NHNN và thông lệ.

Theo Nghị quyết đại hội đồng cổ đông năm 2021 số 203/2021/NĐ-ĐHĐCĐ, kế hoạch tăng vốn điều lệ từ các cấu phần như sau:

- Phát hành cổ phần để trả cổ tức năm 2019: BIDV dự kiến phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận để lại năm 2019, số tiền 2.073 tỷ đồng (tương đương ~5,2%/vốn điều lệ).

- Phát hành cổ phần để trả cổ tức năm 2020: BIDV dự kiến phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2020 (tỷ lệ 7%/vốn điều lệ tại 31/12/2020).

- Chào bán thêm cổ phần bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ: BIDV dự kiến thực hiện việc chào bán thêm cổ phần cho nhà đầu tư tài chính trong giai đoạn 2021 – 2022.

Theo đó, tính đến 31/12/2020 tỷ lệ an toàn vốn của BIDV đạt 8,61%.

Đo lường rủi ro tín dụng: Theo lộ trình triển khai Basel II, BIDV đã hoàn

thành xây dựng các mô hình đo lường rủi ro hiện đại theo phương pháp FIRB, gồm có: PD cho KHDN; mô hình PD, LGD, EAD cho khách hàng cá nhân. Các mô hình đều được xây dựng theo các kỹ thuật thống kê hiện đại với sự tư vấn của đối tác giàu kinh nghiệm.

Theo dõi giám sát giảm thiểu rủi ro tín dụng: BIDV thực hiện phân loại nợ

và trích lập dự phòng rủi ro đối với khách hàng định kỳ theo quy định của NHNN. Khách hàng/Khoản vay được xếp hạng tín dụng trên hệ thống XHTDNB định kỳ, đồng thời các chỉ tiêu cảnh báo sớm được cập nhật thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời nguy cơ chất lượng tín dụng của khách hàng bị suy giảm.

1.5.3. Áp dụng Basel II tại Vietcombank

Trong những năm gần đây, sau khi phải đối mặt với những rủi ro lớn gây tổn thất nặng nề cho ngân hàng đặc biệt là rủi ro tín dụng xảy ra với tần suất khá cao với giá trị lớn, ngân hàng Vietcombank đã có sự chú trọng nhiều hơn đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh và dần áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp ước quốc tế Basel II vào hoạt động quản trị rủi ro của mình.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR): Trong những năm qua, tỷ lệ an toàn vốn

tối thiểu của Vietcombank đều cao hơn mức quy định của ngân hàng nhà nước và vượt tiêu chuẩn quy định của Basel II. Năm 2020 là 9,56% tăng 0,22% so với năm

2019. Tỷ lệ an toàn vốn cao thể hiện năng lực tài chính của Vietcombank tương đối mạnh và ổn định trong thời gian qua, phù hợp với tiêu chuẩn quy định của Basel II.

Chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán: Trong những năm qua,

Vietcombank luôn kiểm soát tốt tình nợ quá hạn ở mức độ cho phép và vượt kế hoạch đặt ra. Đây là một trong những điểm mạnh trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank.

Mức dự phòng rủi ro và tổn thất rủi ro: Theo tiêu chuẩn của Basel II thì

công tác phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc làm cần thiết đối với các ngân hàng nhằm chủ động được các rủi ro có thể xảy ra. Hiện tại Vietcombank đã thực hiện rất tốt công tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Cụ thể như sau:

- Về công tác phân loại nợ, tính toán dự phòng rủi ro: Ít nhất mỗi quý một lần,

các chi nhánh của Vietcombank thực hiện phân loại nợ và tính toán số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro.

- Về việc trích lập dự phòng rủi ro: Việc trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện hàng quý để hình thành nguồn tập trung tại Trụ sở chính của Vietcombank. Tổng giám đốc xác định số dự phòng phải trích hàng quý để trích lập và phân bổ chi phí trích lập dự phòng rủi ro cho từng chi nhánh.

Dư nợ xấu nội bảng ở mức: 5.229,5 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,62%, giảm so với mức 0,72% cuối năm 2019. Thu hồi nợ ngoại bảng đạt 2.422 tỷ đồng.

Hoạt động thanh tra, giám sát:

Hoạt động thanh tra giám sát đã được Vietcombank chú trọng, bộ phận thanh tra, giám sát không những giúp ngăn chặn kịp thời các rủi ro/tổn thất cho ngân hàng, đảm bảo lợi ích kinh doanh của toàn bộ ngân hàng trong đó có bản thân mình mà còn giúp cho chính mình tránh được các rủi ro trước pháp luật. Hoạt động thanh tra, giám sát tại Vietcombank không chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động tín dụng như trước đây mà còn mở rộng sang các mảng hoạt động khác như ngân quỹ, tin học, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ,…

Chủ động phân loại khách hàng vay thành 4 nhóm định hướng quan hệ tín dụng với các tiêu chí khoa học và hệ thống; kiên định không hạ chuẩn điều kiện cấp tín dụng và yêu cầu về tài sản đảm bảo; thường xuyên rà soát, tháo gỡ khó khăn trong phê duyệt tín dụng với từng hợp đồng vay.

Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: theo mô hình xác suất vỡ nợ

(mô hình PD) và ứng dụng kết quả xếp hạng PD vào xác định thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng và tỷ lệ đảm bảo tối thiểu.

1.5.4. Bài học kinh nghiệm về áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV và Vietcombank.

 Xây dựng hệ thống chính sách, chiến lược, văn bản, công cụ quản lý rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN, yêu cầu quản trị nội bộ cũng như hướng tới thông lệ quốc tế, bao gồm:

- Khẩu vị rủi ro do HĐQT ban hành cho từng giai đoạn, bao gồm các chỉ tiêu phản ánh mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro như tỷ lệ an toàn vốn, RAROC, ROE,… - Chiến lược QLRR tín dụng do Hội đồng quản trị ban hành bao gồm những điểm cốt

lõi về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng trong từng giai đoạn như tỷ lệ nợ xấu mục tiêu, nguyên tắc áp dụng biện pháp giảm thiểu rủi ro,...

- Các hạn mức rủi ro tín dụng theo ngành, sản phẩm, đối tượng khách hàng,...

- Hệ thống văn bản chế độ trong hoạt động cấp tín dụng là cơ sở cho hoạt động tín dụng nói chung đồng thời cũng nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng, bao gồm: chính sách cấp tín dụng, chính sách giao dịch bảo đảm, phân cấp thẩm quyền trong hoạt động tín dụng,...

 Các khách hàng/khoản vay đều được đánh giá rủi ro tín dụng trước và trong quá trình cấp tín dụng, thông qua sử dụng hệ thống XHTD nội bộ kết hợp với phân tích, đánh giá, thẩm định tín dụng. Hệ thống XHTD nội bộ được xây dựng dựa trên phương pháp thống kê kết hợp phương pháp chuyên gia và thường xuyên được rà soát, điều chỉnh định kỳ để đảm bảo tính hiệu quả cũng như phù hợp với thực tế và các quy định pháp luật hiện hành. Thông tin xếp hạng cũng được lưu trữ làm giàu cơ

sở dữ liệu quản lý rủi ro tín dụng, phục vụ cho công tác xây dựng, kiểm định các mô hình, hệ thống của ngân hàng.

 Tình hình tuân thủ các hạn mức rủi ro, giới hạn cấp tín dụng cũng được kiểm soát và theo dõi định kỳ thông qua hệ thống thông tin báo cáo về rủi ro tín dụng. Hệ thống báo cáo này còn bao gồm các nội dung về chất lượng tín dụng, danh mục tín dụng theo đối tượng khách hàng, ngành, lĩnh vực, vị trí địa lý; phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro; danh mục TSBĐ ...

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÊ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRIRỦI RO TÍN DỤNG VỚI ĐỐI TƯỢNGKHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎTẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa

Sơ lược quá trình hình thành Sacombank-Chi nhánh Đống Đa Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) hiện là một trong số các ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu của Việt Nam, luôn luôn đóng góp tích cực và hiệu quả cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Sacombank được thành lập ngày 21/12/1991, trụ sở chính tại số 266 –268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa –Phường 8 –Quận 3 –Tp. Hồ Chí Minh.

Ngày 2 tháng 3 năm 1993, là ngân hàng TMCP đầu tiên có trụ sở chính từ Tp. Hồ Chí Minh khai trương chi nhánh tại Tp. Hà Nội, mở rộng hoạt động đến Thủ Đô, tạo nền tảng cho việc mở rộng mạng lưới hoạt động để đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp và dân cư tại Tp. Hà Nội nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung.

Sacombank –Chi nhánh Đống Đa là 1 trong những chi nhánh có thành tích xuất sắc nhất trong khu vực Hà Nội những năm gần đây. Được thành lập ngày 18/07/2006, Sacombank –Chi nhánh Đống Đa chỉ có 35 cán bộ nhân viên. Năm 2013, số lượng nhân viên là 108 người. Cho đến nay, Sacombank –Chi nhánh Đống Đa có 154 cán bộ nhân viên. Có 5 PGD trực thuộc là: PGD Hà Tây (thành lập ngày 01/06/2007), PGD Kim Liên (thành lập ngày 11/07/2009), PGD Khương Mai (thành lập ngày 21/10/2009), PGD Hào Nam (thành lập ngày 01/06/2010) và PGD Văn Quán (thành lập ngày 07/06/2010)

Đến nay Sacombank -Chi nhánh Đống Đa là một trong những Ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, có chức năng huy động vốn ngắn, trung và dài hạn; kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng dịch vụ Ngân hàng; phục vụ cho đầu tư phát triển từ các nguồn của chính phủ, các tổ chức kinh tế tài chính tiền tệ, các đoàn thể cá nhân trong và ngoài nước;

cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho vay, bảo lãnh, chuyển tiền trong nước và nước ngoài, ...

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Đống Đa

Sacombank -Chi nhánh Đống Đa được tổ chức theo cơ cấu tổ chức của Ngân hàng cổ phần tự chủ trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệm. Bộ máy của chi nhánh bao gồm:

2.1.2.1. Phòng kinh doanh, gồm:

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp - Phòng Khách hàng cá nhân

2.1.3.2. Phòng Kiểm soát rủi ro, gồm:

- Bộ phận Quản trị tín dụng - Bộ phận Kiểm soát rủi ro

2.1.3.3. Phòng Kế toán và Quỹ, gồm:

- Bộ phận Kế toán và quỹ - Bộ phận hành chính

2.1.3.4. Phòng giao dịch trực thuộc, gồm:

- Phòng Giao dịch Hà Tây - Phòng Giao dịch Khương Mai

- Phòng Giao dịch Kim Liên - Phòng Giao dịch Hào Nam

- Phòng Giao dịch Văn Quán

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương TínChi nhánh Đống Đa trong thời gian qua Chi nhánh Đống Đa trong thời gian qua

Sau 15 năm thành lập, Sacombank Đống Đa đã vươn lên trở thành một trong những chi nhánh có quy mô lớn trong hệ thống Ngân hàng Sacombank, đồng thời tạo được sự tin cậy, tín nhiệm từ phía khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện rõ nét qua số liệu về hoạt động kinh doanh tại Sacombank Đống Đa

giai đoạn 2016 – 2020. Đây thực sự là một giai đoạn khó khăn đối với hệ thống ngân hàng nói chung cũng như Sacombank nói riêng, khi mà sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, đòi hỏi ngân hàng ngày càng phải nâng cao chất lượng phục vụ.

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: tỷ VNĐ

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

1 Tổng tài sản 6.113 7.873 8.851 10.451 12.364

2 Chênh lệch thu chi 236,3 248,8 203,5 183,1 200,6

3 Lợi nhuận trước thuế 219,0 190,6 176,1 129,8 70,3

4 HĐV cuối kỳ 5.869,0 6.845,3 7.875,2 9.889,3 11.450,0

5 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 3.755,0 4.212,1 4.703,6 5.451,9 6.702,0

(Báo cáo KQHĐKD của Sacombank Đống Đa giai đoạn 2016 – 2020)

Từ kết quả hoạt động kinh doanh có thể thấy, tổng tài sản của Sacombank Đống Đa tăng qua các năm, phản ánh quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng. Tổng tài sản tăng từ 6.113 tỷ đồng tại 31/12/2016 lên 12.364 tỷ đồng tại 31/12/2020, mức tăng trưởng đạt 6.251 tỷ đồng trong 5 năm, mức tăng bình quân khoảng 20%/năm. Tài sản chủ yếu của chi nhánh đó là nguồn huy động từ dân cư, tổ chức kinh tế, và các định chế tài chính. Ngoài ra bao gồm các công cụ, dụng cụ, máy móc phục vụ hoạt động kinh doanh của Sacomabank Đống Đa.

Trong khi tổng tài sản có xu hướng tăng, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng lại có xu hướng giảm dần trong giai đoạn từ 2016 - 2020. Cụ thể năm 2016 lợi nhuận trước thuế ở mức 219 tỷ đồng, đến năm 2017 giảm 12,99% xuống còn 190,6 tỷ, lợi nhuận trước thuế tiếp tục giảm xuống 176,1 tỷ đồng vào năm 2018. Đặc biệt năm 2019 và 2020, lợi nhuận trước thuế giảm với tốc độ cao, năm 2019 giảm 26,3% so với năm 2018 chỉ đạt 129,8 tỷ và kết thúc năm tài chính 2020, lợi nhuận trước thuế của Sacombank Đống Đa chỉ đạt mức 70,3 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất của Sacombank Đống Đa kể từ năm 2010, đánh dấu giai đoạn vô cùng khó khăn trong hoạt động kinh doanh tại Sacombank Đống Đa. Thực tế hoạt động kinh doanh ngân

hàng ngày càng khó khăn hơn khi các ngân hàng hiện nay đang cạnh tranh gay gắt, mặt khác, chất lượng tín dụng tại Sacombank Đống Đa không cao khiến ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đống Đa (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w