Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Một phần của tài liệu LÊ HỒNG ANH-1906020204-QTKD26 (Trang 61 - 64)

6. Ý nghĩa nghiên cứu:

2.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha giúp kiểm tra xem mức độ đáng tin cậy của các biến quan sát với nhân tố chính. Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố. Nó cho biết biến quan sát nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố. Kết quả Cronbach Alpha của nhân tố tốt thể hiện rằng các biến quan sát được liệt kê là rất tốt, thể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ. Theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần bằng 1 là thang đo lường rất tốt, mức giá trị từ 0,7 đến gần 0,8 là thang đo lường tốt, mức giá trị từ 0,6 đến gần 0,7 là thang đo lường đủ điều kiện. Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên, nếu hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (khoảng từ 0,95 trở lên) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau, hiện tượng này gọi là trùng lắp trong thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

2.3.2.1. Kiểm định độ tin cậy nhân tố đội ngũ giảng viên

Hệ số Cronbach’s Alpha của của thang đo đội ngũ giảng viên là 0.826 (>0,8). Các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0,3) nên toàn bộ thang đo đội ngũ giảng viên được giữ lại để phân tích EFA.

51

Bảng 2.3: Cronbach’s Alpha của thang đo đội ngũ giảng viên

Biến quan sát

Chỉ số Cronbach Alpha của nhân

tố Tương quan biến – tổng Chỉ số Cronbach

Alpha nếu loại bỏ biến

GV1 0,826 0,593 0,802 GV2 0,654 0,785 GV3 0,650 0,786 GV4 0,543 0,809 GV5 0,691 0,777 GV6 0,470 0,827 (Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS)

2.3.2.2. Kiểm định độ tin cậy nhân tố chương trình đào tạo

Hệ số Cronbach’s Alpha của của thang đo chương trình đào tạo là 0,848 (>0,8). Các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0,3) nên toàn bộ thang đo chương trình đào tạo được giữ lại để phân tích EFA.

Bảng 2.4: Cronbach’s Alpha của thang đo chương trình đào tạo

Biến quan sát

Chỉ số Cronbach Alpha của nhân

tố Tương quan biến - tổng Chỉ số Cronbach

Alpha nếu loại bỏ biến

CTDT1 0,848 0,729 0,799 CTDT2 0,519 0,853 CTDT 3 0,600 0,833 CTDT 4 0,719 0,801 CTDT 5 0,735 0,795 (Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS)

2.3.2.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo cơ sở vật chất

Hệ số Cronbach’s Alpha của của thang đo cơ sở vật chất là 0.816 (>0,8). Các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0,3) nên toàn bộ thang đo đội ngũ giảng viên được giữ lại để phân tích EFA.

Bảng 2.5: Cronbach’s Alpha của thang đo cơ sở vật chất

Biến quan

sát Chỉ số Cronbach Alpha của nhân tố Tương quan biến - tổng Chỉ số Cronbach

Alpha nếu loại bỏ biến

CSVC1 0,816 0,529 0,797 CSVC2 0,582 0,786 CSVC3 0,576 0,788 CSVC4 0,561 0,791 CSVC5 0,625 0,777 CSVC6 0,607 0,781 (Nguồn: Phần mềm SPSS)

52

2.3.2.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo công tác hành chính

Hệ số Cronbach’s Alpha của của thang đo công tác hành chính là 0.816 (>0,8). Các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0,3) nên toàn bộ thang đo đội ngũ giảng viên được giữ lại để phân tích EFA.

Bảng 2.6: Cronbach’s Alpha của thang đo công tác hành chính

Biến quan sát

Chỉ số Cronbach Alpha của nhân

tố Tương quan biến - tổng Chỉ số Cronbach

Alpha nếu loại bỏ biến

HC1 0,867 0,649 0,849 HC2 0,741 0,826 HC3 0,763 0,819 HC4 0,717 0,832 HC5 0,581 0,865 (Nguồn: Phần mềm SPSS)

2.3.2.5. Kiểm định độ tin cậy thang đo hoạt động hỗ trợ

Hệ số Cronbach’s Alpha của của thang đo hoạt động hỗ trợ là 0,859 (>0,8). Các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0,3) nên toàn bộ thang đo đội ngũ giảng viên được giữ lại để phân tích EFA.

Bảng 2.7: Cronbach’s Alpha của thang đo hoạt động hỗ trợ

Biến quan sát

Chỉ số Cronbach Alpha của nhân

tố Tương quan biến - tổng Chỉ số Cronbach

Alpha nếu loại bỏ biến

HT1 0,859 0,714 0,819 HT2 0,744 0,812 HT3 0,617 0,846 HT4 0,627 0,842 HT5 0,685 0,828 (Nguồn: Phần mềm SPSS)

2.3.2.6. Kiểm định độ tin cậy thang đo hài lòng

Hệ số Cronbach’s Alpha của của thang đo sự hài lòng là 0,883 (>0,8). Các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0,3) nên toàn bộ thang đo đội ngũ giảng viên được giữ lại để phân tích EFA.

53

Bảng 2.8: Cronbach’s Alpha của thang đo sự hài lòng

Biến quan sát

Chỉ số Cronbach Alpha của nhân

tố Tương quan biến - tổng Chỉ số Cronbach

Alpha nếu loại bỏ biến

HL1 0,883 0,670 0,652 HL2 0,550 0,780 HL3 0,656 0,668 (Nguồn: Phần mềm SPSS)

Như vậy, sau khi phân tích hệ số Cronbach’s Alpha theo từng nhóm nhân tố, 27 biến quan sát đều của 5 nhân tố và 3 biến quan sát của nhân tố hài lòng đều có độ tin cậy cao, và được đưa vào phân tích nhân tố EFA để tìm mối liên hệ cũng như loại bỏ tiếp các biến không phù hợp.

Một phần của tài liệu LÊ HỒNG ANH-1906020204-QTKD26 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)