Tổng hợp các nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào

Một phần của tài liệu LÊ HỒNG ANH-1906020204-QTKD26 (Trang 34 - 36)

6. Ý nghĩa nghiên cứu:

1.2.5. Tổng hợp các nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào

1.2.5.1. Các nghiên cứu ngoài nước:

Al-Rafai và các cộng sự (2016) thực hiện đề tài nghiên cứu “Đo lường sự hài lòng của sinh viên với các hoạt động nâng cao năng lực: Bằng chứng tại Khoa Quản trị kinh doanh” với sự tham gia khảo sát của 550 sinh viên. Công trình nghiên cứu với 42 biến quan sát, với giả thuyết 11 yếu tố tác động đã kết luận có 5 yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo, bao gồm: Chương trình giảng dạy, Hỗ trợ giảng dạy của giảng viên; Phòng Labs và trang thiết bị; Câu lạc bộ; Quy trình đăng ký học và Các chương trình trao đổi, bổ trợ.

Vasiliki và các cộng sự (2015) có đề tài nghiên cứu “Nhận thức của sinh viên về chất lượng đào tại một viện giáo dục đại học Hy Lạp” với sự tham gia của 469 sinh viên. Dựa trên thang đo HEdPERF, nghiên cứu đã sửa đổi để phù hợp với điều kiện tại Hy Lạp và cho ra kết quả 5 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo là: Góc độ học thuật, Cơ sở vật chất, Chương trình đào tạo, Nhân viên và Dịch vụ hỗ trợ.

24

Sherry và cộng sự (2004) với đề tài nghiên cứu “Sinh viên với vị trí là khách hàng: Kỳ vọng và nhận thức của sinh viên trong nước và quốc tế”, sử dụng thang đo SERVQUAL để đo lường sự hài lòng của sinh viên Học viện Công nghệ UNITEC. Kết quả thang đo đạt tin cậy với 5 thành phần dự kiến ban đầu.

1.2.5.2. Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Liên (2016) với đề tài nghiên cứu “Chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của người học, trường hợp Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc gia Hà Nội” đã kết luận có 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên, bao gồm: Chương trình đào tạo, Cơ sở vật chất, Giảng viên và Khả năng phục vụ.

Trần Hữu Ái (2016) với đề tài nghiên cứu “Kiểm định quan hệ giữa chất lượng đào tạo, và sự cảm nhận hài lòng của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Văn Hiến” đưa ra kết luận 4 nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên là: Giảng viên, Chương trình đào tạo, Cơ sở vật chất và Môi trường giáo dục.

Nguyễn Thành Long (2006) với đề tài nghiên cứu “Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo đại học” đã cải biến 5 thành phần của thang đo SERVPERF để phù hợp với điều kiện tại Trường Đại học An Giang, bao gồm: Giảng viên, Nhân viên, Cơ sở vật chất, Tin cậy (Nhà trường) và Cảm thông. Kết quả kiểm định cho thấy 4 thành phần tác động đến chất lượng đào tạo là Giảng viên, Cơ sở vật chất, Tin cậy và Cảm thông.

Lê Đức Tâm và Trần Danh Giang (2013) với đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của sinh viên Trường Đại học Xây dựng miền Trung” kết luận 5 thành phần tác động đến chất lượng đào tạo và sự hài lòng của sinh viên là: Chương trình đào tạo, Đội ngũ giảng viên, Cơ sở vật chất, Hỗ trợ hành chính và Sự quan tâm của nhà trường đến sinh viên.

Tác giả chỉ tổng hợp những kết quả dựa trên sự hiểu biết của bản thân. Rất nhiều nghiên cứu khác đã được thực hiện để đánh giá chất lượng đào tạo và sự hài lòng của sinh viên, để thấy tầm quan trọng của sự hài lòng của sinh viên đối với một trường đại học, vì sinh viên chính là khách hàng chính của một trường đại hoc.

25

Một phần của tài liệu LÊ HỒNG ANH-1906020204-QTKD26 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)