3.1.1.1. Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức
BIDV Cầu Giấy được thành lập vào ngày 31/10/1963 với tên gọi Chi nhánh 2 trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết Hà Nội.
Kể từ ngày 01/10/2004, BIDV Cầu Giấy được nâng cấp thành chi nhánh cấp một. Định hướng phát triển trở thành một chi nhánh NHTM hiện đại, năng động có sức cạnh tranh trên địa bàn cửa ngõ phía Tây của thành phố, BIDV Cầu Giấy cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, chất lượng cao, ứng dụng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, phục vụ đa đạng các đối tượng khách hàng.
Theo mô hình được triển khai tại chi nhánh từ năm 2008, bộ máy quản lý của BIDV Cầu Giấy được tổ chức thành năm khối: khối quan hệ khách hàng, khối quản lý rủi ro, khối hoạt động, khối quản lý nội bộ và khối trực thuộc. Các phòng ban của chi nhánh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý của Giám đốc và Phó Giám đốc.
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức tại BIDV Cầu Giấy
3.1.1.2. Kết quả một số hoạt động kinh doanh chính
Về phía BIDV, năm 2020 đánh dấu 25 năm BIDV chuyển đổi theo mô hình NHTM, BIDV đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra: hoạt động kinh doanh ổn định, an toàn, các chỉ tiêu quy mô tăng trưởng tốt, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động, thu nhập của người lao động và quyền lợi của cổ đông được đảm bảo. Chi nhánh Cầu Giấy cũng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ KHKD năm 2020.
•Kết quả huy động vốn
Bảng 3.1: Bảng kết quả huy động vốn của BIDV Cầu Giấy 2018-quý 1/2021
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2010 Quý 1/2021
HĐV cuối kỳ theo TPKT 7500 9889 11450 10987.4 HĐV cá nhân 5200 6500 6823 6547.4 HĐV từ TCKT 1200 2474 2422 2324.5 HĐV các ĐCTC 1100 915 2205 2115.5 HĐV cuối kỳ theo kỳ hạn 7500 9889 11450 HĐV ngắn hạn 4963 6545 7577 7271.1 HĐV trung dài hạn 2537 3345 3873 3716.3
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy 2018 - quý I/2021)
Với nền khách hàng lớn, huy động vốn cuối kỳ của chi nhánh đều tăng qua các năm, năm 2019 huy động vốn cuối kỳ tăng 31,9% so với 2018, sang đến 2020 đây là giai đoạn bùng dịch Covid-19, nền kinh tế thay đổi do đó việc giữ nền khách hàng là khó khăn hơn, do đó huy động vốn chỉ tăng 15,7%. Năm 2020, ghi nhận sự tăng trưởng khá tốt HĐV từ đối tượng KH ĐCTC (chiếm 83% tăng trưởng HĐV toàn chi nhánh), tuy nhiên tăng trưởng HĐV từ KH cá nhân còn hạn chế, HĐV từ KHDN giảm so với năm trước. Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn có thể thấy chủ yếu là nguồn vốn huy động từ cá nhân chiếm hơn 60%, và chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế chiếm hơn 20%, do các công ty thường dùng hợp đồng
tiền gửi để thực hiện ký quỹ, do đó với nghiệp vụ này chi nhánh vừa tăng nguồn vốn và vừa tăng dịch vụ bảo lãnh, cho vay. Nguồn vốn trung dài hạn có xu hướng tăng lên, điều này tạo thuận lợi cho chi nhánh cân đối nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
•Kết quả hoạt động tín dụng
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng vốn tại BIDV Cầu Giấy 2018- quý 1/2021
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Quý
1/2021 Dư nợ cuối kỳ 4704 5452 6702 6673.8 Dư nợ cuối kỳ KHDN 4022.6 4,662 5,774 5707 Dư nợ KHCN 681.4 790 929 966.8 Dự nợ bán lẻ(trừ thấu chi cầm cố, cho vay cầm cố) 377 437 710 736.6 Dự nợ cuối kỳ theo kỳ hạn 4704 5452 6702 6673.8 Dư nợ ngắn hạn 2340 2712 2747 2735.4 Dự nợ dài hạn 2364 2740 3955 3938.4
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy )
Đối với tình hình sử dụng vốn ta có thể thấy dư nợ của BIDV Cầu Giấy có xu hướng tăng qua các năm, cho thấy dòng vốn được sử dụng hiệu quả không bị lãng phí, năm 2019 dư nợ tăng trưởng đạt 16% so với 2018, đến năm 2020 tăng trưởng 23% so với 2019 tăng hơn 1000 tỷ đồng. Về cơ cấu cho thấy chủ yếu là cho vay đối với KHDN chiếm trên 80% qua các năm và cũng có xu hướng tăng lên, điều này cũng dễ hiểu khi dịch Covid-19 bùng lên, nhu cầu vay vốn của các Doanh nghiệp theo đó tăng lên, đồng thời NHNN cũng điều chỉnh lãi suất cho vay xuống thấp do đó hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay.
•Kết quả kinh doanh dịch vụ khác
Bảng 3.3 Kết quả kinh doanh thẻ và số lượng khách hàng của BIDV Cầu Giấy 2018 - quý 1/2021
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Quý
1/2021 Thu nhập ròng KD thẻ (tỷ đồng) 7.24 12.41 14.59 3.3 Số lượng thẻ GNNĐ (đv: thẻ) 78,765 89,329 106,471 107,267 Số lượng thẻ GNQT (đv: thẻ) 10,542 11,649 18,218 19,450 Số lượng thẻ tín dụng (đv: thẻ) 4,112 4,327 4,867 4,921 Số KHCN lũy kế (đv: khách hàng) 148,760 167,563 152,590 155,480 Số KHDN lũy kế (đv: khách hàng) 2,287 2,650 2,826 2,830
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy)
Với lợi thế là chi nhánh lâu đời, có nền khách hàng tốt đồng thời quản lý học phí một số trường đại học trên địa bàn như ĐH Điện lực, ĐH thương mại, ĐH tài nguyên và môi trường, việc làm thẻ cho sinh viên mỗi năm làm cho số lượng khách hàng cá nhân tại chi nhánh lũy kế rất cao, số thẻ phát hành tăng cao tăng trưởng 20%. Đồng thời liên kết đổ lương cho nhiều đơn vị cũng góp phần làm số lượng thẻ tăng cao, trong đó có cả thẻ tín dụng, số lượng thẻ tín dụng mỗi năm tăng thêm khoảng 200 đến 300 thẻ, do đó thu nhập ròng dịch vụ thẻ tăng trưởng tốt qua các năm tuy nhiên mức tăng có xu hướng giảm nhẹ, chỉ tiêu này bao gồm năm 2019 tăng 71,4% so với năm 2018, năm 2020 chỉ tiêu này tăng 17,56% so với năm 2019.
Bảng 3.4: Tỷ trọng thu nhập dịch vụ ròng 2018-2020
Chỉ tiêu thu nhập dịch vụ ròng
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng % Số tiền ( tỷ đồng) Tỷ trọng % Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng % Dịch vụ thanh toán 8.31 19.51 8.62 16.79 11.09 18.2 Dịch vụ WU 0.345 1 0.12 0.23% 0.09 0.15% Dịch vụ bảo lãnh 15.58 36.57 18.46 35.96 19.7 32.32
Tài trợ thương mại 7.28 17.09 9.84 19.17 10.28 16.87
Dịch vụ thẻ 7.24 17 9.47 18.45 11.69 19.18
Dịch vụ ngân hàng
điện tử 1.93 4.53 2.5 4.87 3.89 6.38
Dịch vụ khác (dịch vụ
ngân quỹ, bảo hiểm...) 2.26 5.31 2.45 4.77 4.3 7.05
Thu dịch vụ ròng 42.6 100 51.34 100 60.96 100 Chênh lệch thu chi 203.5 187.38 200.58
Trích nợ DPRR 27.9 57.41 130.32
LNTT 176.1 129.97 70.26
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy 2018 -2020)
Hoạt động dịch vụ có tăng trưởng tốt đặc biệt các dịch vụ bán lẻ, dịch vụ Ngân hàng điện tử và đóng góp lớn vào thu nhập của chi nhánh, cơ cấu dịch vụ chuyển dịch tích cực. Từ năm 2019 thu nhập ròng đã tăng 8.74 tỷ đồng tăng 20,5% so với năm 2018, theo đó các dịch vụ cung tăng theo, chiếm tỷ trọng cao vẫn là thu phí bảo lãnh, thu phí từ thẻ, từ thanh toán.
Sang đến năm 2020 thu dịch vụ ròng đạt 60,96 tỷ, tăng 18% (9.13 tỷ) so với năm 2019, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2018-2020, đạt 97% kế hoạch năm. Một số dòng dịch vụ có sự tăng trưởng và đạt kết quả tốt như: dịch vụ thanh toán tăng 2,47 tỷ (28,7%), dịch vụ thẻ tăng 1,22 tỷ (23,4%), dịch vụ Ngân hàng điện tử tăng 1,39 tỷ (55,7%), dịch vụ khác tăng 1,85 tỷ (75,6%) chủ yếu tăng do thu phí QLTK; phí bảo lãnh tăng 1,24 tỷ (6,7%).
Mặc dù thu dịch vụ tăng, chênh lệch tổng thu chi có tăng trưởng so với năm trước tuy nhiên từ năm 2019 - 2020 do áp lực tài chính trích DPRR cao, do đó khiến lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, cụ thể:
- Chênh lệch thu chi năm 2019 chỉ còn 187.38 tỷ, giảm 16.12 tỷ so với năm 2018, năm 2020 đạt 200,6 tỷ, tăng 13 tỷ so với năm 2019, tăng 7%
- LNTT năm 2019 đạt 129.97 tỷ đồng, năm 2020 đạt 70,2 tỷ, giảm 59,5 tỷ so với năm 2019, bằng 54% so với 2019.
Nói chung mặc dù về thu dịch vụ , thu nhập từ huy động vốn và các quy mô về dịch vụ bán lẻ của chi nhánh vẫn có xu hướng ổn định và phát triển, tuy nhiên xét đến hiệu quả hoạt động của chi nhánh dường như bước vào giai đoạn khó khăn, khi một số khách hàng lớn có nợ cơ cấu không còn khả năng phục hồi dẫn đến áp lực tài chính lớn cho chi nhánh, lợi nhuận giảm mạnh, vị thế của chi nhánh trong hệ thống và địa bàn suy giảm. Mặc dù tăng trưởng quy mô ở mức khá tuy nhiên chất lượng tăng trưởng HĐV, tín dụng chưa thực sự bền vững chủ yếu tập trung ở một số khách hàng lớn, dự án lớn, hiệu quả kinh doanh suy giảm mạnh. Việc cơ cấu lại hoạt động đảm bảo cơ cấu tăng trưởng bền vững dẫn đến việc thực hiện một số chỉ tiêu bán lẻ có mức tăng trưởng thấp và chưa đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, vị thế bán lẻ giảm sút, nguy cơ thu hẹp khoảng cách là rất lớn. Do đó trong thời gian tới chi nhánh cần có giải pháp để xử lý các khoản nợ xấu và phát triển hơn dịch vụ bán lẻ.