Khái quát về Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Khối Khách hàng Doanh nghiệp Lớn - Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) (Trang 47 - 58)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank)

2.1. Khái quát về Khối KHDNL PVcomBank

2.1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam(PVcomBank) (PVcomBank)

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được thành lập theo Quyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/9/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2013, trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank).

PVcomBank với tổng tài sản đạt trên 180.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng trong đó cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (chiếm 52%) và cổ đông chiến lược Morgan Stanley (7%), quy mô hoạt động với 120 điểm giao dịch tại các tỉnh thành trọng điểm của cả nước, PVcomBank cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cùng với việc ứng dụng và triển khai công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng. Với nguồn nhân lực chất lượng cao và bề dày kinh nghiệm trong cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực Dầu khí, năng lượng, hạ tầng, thương mại... trong đó, thu xếp vốn, Bảo Lãnh và tín dụng doanh nghiệp là một thế mạnh của PVcomBank, thể hiện qua việc thu xếp vốn và tài trợ thành công cho nhiều dự án lớn của các ngành nghề kinh tế trọng điểm của đất nước như : tài trợ Dự án nhiệt điện Vũng Áng 1.350 tỷ đồng, tài trợ vốn mua 16 máy bay A321 và cấp hạn mức tín dụng năm 2014 cho Vietnam Airlines trị giá 75 triệu USD; Dự án hoán cải tàu FPSO phục vụ dự án Chim Sáo – PVKEEZ Singapore trị giá 227 triệu USD; Dự án Mỏ Sông Đốc của PVEP trị giá 60 triệu USD; Dự án Thủy điện Huội Quảng 450 tỷ VND; Thu xếp vốn cho Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 trị giá 904 triệu USD; Thu xếp vốn cho Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 trị giá 937 triệu USD...

PVcomBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, PVcomBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2016 - 2020 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới BCG. Với chiến lược này, PVcomBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường.

PVcomBank đã xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức theo quy chuẩn của ngân hàng hiện đại từ Hội sở đến các Chi nhánh. Bên cạnh việc kiện toàn bộ máy các tổ chức chính trị (Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên), PVcomBank cũng chính thức chuyển đổi hoạt động theo mô hình mới gồm 13 Khối và 01 Trung tâm từ ngày 01/07/2014. Cùng với đó là việc phân loại các đơn vị mạng lưới theo 03 mô hình: Siêu Chi nhánh, Chi nhánh đa năng, Chi nhánh chuẩn. Trên cơ sở đó, Ngân hàng đã phân công lại chức năng, nhiệm vụ, phân bổ lại nguồn lực, tuyển dụng cán bộ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch hoạt động của từng đơn vị.

Trong giai đoạn 2016 - 2018, PVcomBank đã tăng cường hợp tác, ký kết nhiều hợp đồng tín dụng, thu xếp vốn và thỏa thuận hợp tác toàn diện với các đơn vị trong ngành Dầu khí (PVI, PVFCCo, DMC, PVPower, PVCFC, BSR…). Điều này không chỉ đánh dấu bước phát triển mới của mối quan hệ lâu dài, vì lợi ích chung của các đơn vị, mà còn khẳng định chính sách kinh doanh nhất quán của PVcomBank “lấy khách hàng làm trọng tâm”, luôn đồng hành với khách hàng trong mọi dự án kinh doanh, đặc biệt là các dự án lớn, trọng điểm của ngành Dầu khí.

PVcomBank đã khai trương một loạt các Chi nhánh tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, Miền Nam, nâng số điểm giao dịch của PVcomBank lên 120 điểm tại 28 tỉnh thành trọng điểm của cả nước. Bên cạnh đó, Ngân hàng thực hiện việc di dời, tối ưu hóa mạng lưới hoạt động và hoàn tất việc nâng cấp cơ sở vật chất cho nhiều Ngân hàng trên toàn hệ thống. Đây là một điểm sáng trong năm, góp phần tạo nên thế mạnh vượt trội của PVcomBank trong việc nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn tăng tốc phát triển.

Hiện nay, PVcomBank có tổng số 120 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và 06 công ty con.

Tại Hà Nội có 31 điểm giao dịch bao gồm 1 trụ sở chính, 30 chi nhánh và Phòng giao dịch trực thuộc.

Hiện nay, tổng số cán bộ nhân viên của PVcomBank là gần 4.500 người, trong đó số lượng cán bộ nhân viên đạt trình độ đại học và trên đại học là 93%

2.1.1.2. Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh PVcomBank giai đoạn 2017 – 2020

Là một ngân hàng mới thành lập đi vào hoạt động do vậy kết quả hoạt động kinh doanh của PVcomBank mặc dù khiêm tốn, nhưng tăng trưởng khả quan và cần duy trì phát triển. Trong những năm gần đây, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn biến động, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn, chính sách kinh tế- chính trị có nhiều đổi mới có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc duy trì được hoạt động và kinh doanh có lãi là điều đáng ghi nhận đối với PVcomBank trong giai đoạn này.

Huy động vốn: Số dư huy động vốn của PVcomBank tăng trưởng ổn định qua

các năm. Năm 2017, Tổng nguồn vốn của Ngân hàng ở mức 88,690 tỷ đồng, duy trì mức tăng trưởng ổn định trong các năm tiếp theo đạt 103,519 tỷ đồng năm 2018 và 114,031 tỷ đồng năm 2019.

Năm 2020, ghi nhận mức tăng trưởng huy động vốn ấn tượng với mức tăng 31,217 tỷ đồng so với năm 2019, đạt 145,248 tỷ đồng. Mặc dù đây là năm dịch Covid mới tác động tới nền kinh tế dẫn tới các kênh đầu tư như BĐS, chứng khoán bị tác động theo chiều hướng tiêu cực, các nhà đầu tư tổ chức, cá nhân chuyển hướng sang gửi tiền tại các TCTD như một kênh trú ẩn an toàn.

Trong giai đoạn từ 2017 – 2020, tổng số dư huy động vốn của PVcomBank tăng trưởng 56,558 tỷ đồng, ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của PVcomBank trong việc tăng cường nguồn vốn huy động làm tiền đề đẩy mạnh hoạt động cho vay, đầu tư…

Tỷ trọng số dư huy động vốn từ Khối KHDNL chiếm bình quân 35% trong tổng nguồn vốn huy động của toàn hàng. Qua đó cho thấy vị trí vai trò quan trọng của Khối KHDNL – đơn vị chủ lực của PVcomBank trong việc mang lại nguồn vốn hoạt động ổn định cho ngân hàng.

Tín dụng: Song song với mức tăng huy động vốn, số dư tín dụng của

PVcomBank cũng tăng dần qua các năm. Theo đó mức tăng trưởng lớn nhất vào năm 2018, với mức tăng trưởng 10.742 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng 18,3%.

Đến năm 2019, số dư tín dụng vẫn duy trì đà tăng trưởng, tuy nhiên mức độ tăng trưởng có sự chậm lại, với mức tăng 8.859 tỷ đồng, tương ứng 12,8% so với năm 2018.

Năm 2020, số dư tín dụng đạt 84,297 tỷ đồng, với mức tăng 6,008 tỷ so với năm 2019. Do trong năm 2020, việc giải ngân mới cho các khách hàng là không nhiều do ảnh hưởng bởi dịch Covid.

Tỷ trọng số dư tín dụng của Khối KHDNL chỉ chiếm ~15% trong tổng số dư tín dụng của toàn hàng do đặc thù Khối ưu tiên phát triển HĐV.

Kết quả kinh doanh:

Tổng thu của ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm. Trong năm 2017, tổng thu đạt 7,849 tỷ đồng và tiếp tục đà tăng ở năm 2018 đạt 9,844 tỷ đồng. Trong các năm tiếp theo vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định đạt mức 11,223 tỷ đồng vào năm 2019 và 12,512 tỷ đồng vào năm 2020. Tổng thu của ngân hàng tập trung chủ yếu là thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự, đây là thu nhập từ hoạt động kinh doanh trực tiếp của ngân hàng, luôn chiếm đến hơn 70% tổng thu của ngân hàng. Thu từ lãi lần lượt qua các năm là 6.333 tỷ đồng, 8.038 tỷ đồng, 9.818 tỷ đồng và 10,835 tỷ đồng. Theo biến động của tổng thu thì tổng chi của ngân hàng cũng có chiều hướng tăng tương tự, tập trung chủ yếu vào chi phí từ lãi và các chi phí khác tương tự. Tổng chi các năm từ 2017 đến 2020 của ngân hàng có sự biến động tương ứng với tổng thu. Năm 2017 với tổng chi đạt 7.065 tỷ đồng. Năm 2018, tổng chi tăng đạt 8,897 tỷ đồng và tiếp tục tăng hơn 16% vào năm 2019 đạt 10,330 tỷ đồng. Năm 2020, tổng chi đạt

11,479 tỷ đồng. Trong đó, chi phí trả lãi chiếm phần lớn lần lượt là: 5.186 tỷ đồng, 7.75 tỷ đồng, 8.109 tỷ đồng và 8,913 tỷ đồng, chiếm từ 65%-80% tổng chi của ngân hàng.

Về lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, lợi nhuận chủ yếu mang lại từ hoạt động tín dụng trực tiếp và có dấu hiệu tăng trưởng qua các năm. Năm 2017 lợi nhuận thuần đạt 784 tỷ đồng (tăng 19,1% so với năm 2016). Tiếp tục tăng mạnh vào năm 2018 ở mức tăng hơn 20,7% đạt 947 tỷ đồng. Năm 2019 lợi nhuận thuần giảm nhẹ so với năm 2018 đạt mức 893 tỷ đồng. Sang năm 2020, lợi nhuận tăng 140 tỷ so với năm 2019, đạt 1,033 tỷ đồng.

43

Bảng 2.1 - Kết quả hoạt động kinh doanh PVcomBank giai đoạn 2017 – 2020

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

2018/ 2017 2019/ 2018 2020/ 2019

Tuyệt

đối % Tuyệtđối % Tuyệtđối %

I. Tổng Huy động vốn 88,690 103,519 114,031 145,248 14,829 16.7% 10,512 10.2% 31,217 27.4% KHDNL 30,155 38,302 41,051 43,720 8,147 27.0% 2,749 7.2% 2,669 6.1% KHDN SME 18,802 27,838 26,387 33,610 9,036 48.1% (1,451) -5.2% 7,224 21.5% KHCN 41,684 47,619 54,735 69,426 5,935 14.2% 7,116 14.9% 14,691 21.2% II. Tổng dư nợ 58,688 69,430 78,289 84,297 10,742 18.3% 8,859 12.8% 6,008 7.7% KHDNL 8,444 10,558 11,382 10,911 2,114 25.0% 824 7.8% (471) -4.3% KHDN SME 23,311 25,789 26,910 42,014 2,478 10.6% 1,121 4.3% 15,104 35.9% KHCN 26,933 33,083 39,997 31,372 6,150 22.8% 6,914 20.9% (8,625) -27.5%

III. Kết quả kinh doanh

1. Tổng thu 7,849 9,844 11,223 12,512 1,995 25.4% 1,379 14.0% 1,289 10.3% Thu nhập lãi 6,333 8,038 9,818 10,835 1,705 26.9% 1,780 22.1% 1,017 9.4% Thu nhập khác 1,516 1,806 1,405 1,677 290 19.1% (401) -22.2% 272 16.2% 2. Tổng chi 7,065 8,897 10,330 11,479 1,832 25.9% 1,433 16.1% 1,149 10.0% Chi phí lãi 5,186 7,075 8,109 8,913 1,889 36.4% 1,034 14.6% 804 9.0% Chi phí hoạt động khác 1,879 1,822 2,221 2,566 (57) -3.0% 399 21.9% 345 13.4%

4. Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 784 947 893 1,033 163 20.8% (54) -5.7% 140 13.6%

44

2.1.2. Khái quát về Khối KHDNL PVcomBank

2.1.2.1. Vai trò của Khối KHDNL trong hoạt động của PVcomBank

PVcomBank thực hiện phân loại khách hàng theo doanh thu tài chính năm liền kề. Theo đó, doanh nghiệp Lớn là các doanh nghiệp có doanh thu tài chính năm liền kề từ 1.000 tỷ/năm trở lên, giao cho Khối KHDNL quản lý khai thác. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là các doanh nghiệp có doanh thu từ 20 – dưới 1.000 tỷ đồng, giao Khối KHDN quản lý khai thác. (PVcomBank, QĐ 12738/NQ-PVB quy định về phân khúc khách

hàng và phạm vi quản lý của Khối kinh doanh, Hà Nội 2015).

Khối KHDNL được thành lập năm 2014 theo yêu cầu đổi mới mô hình tổ chức theo hướng hiện đại, lấy trọng tâm là quản lý khai thác các khách hàng doanh nghiệp lớn có tiềm lực mạnh, có tiềm năng sử dụng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, trong đó ưu tiên tập trung vào các đối tượng khách hàng truyền thống của ngân hàng như: Tập đoàn dầu khí và các công ty thành viên, và phát triển mở rộng ra các khách hàng mới là các tập đoàn nhà nước, các công ty tư nhân có doanh thu từ trên 1.000 tỷ đồng/năm.

Chính vì đối tượng khách hàng được giao quản lý là các khách hàng doanh nghiệp lớn với hệ sinh thái xung quanh của doanh nghiệp như các đối tác đầu vào đầu ra trong chuỗi sản xuất kinh doanh (thường thuộc phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ), số lượng cán bộ nhân viên lớn (thuộc phân khúc khách hàng cá nhân)…Đây chính là một database khách hàng, giúp hỗ trợ cho Khối KHDN, Khối KHCN có thể triển khai tiếp cận. Do đó, ngoài nhiệm vụ của chính mình, Khối KHDNL được giao nhiệm vụ hỗ trợ cho các Khối kinh doanh khác mở rộng đối tác, khách hàng.

Từ khi thành lập tới nay, Khối KHDNL luôn chiếm vị trí quan trọng và là đơn vị chủ lực của PVcomBank trong công tác huy động vốn cũng như mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng với:

- Quy mô huy động vốn luôn chiếm trên 35% tổng số dư huy động, đứng thứ hai trong năm Khối kinh doanh của PVcomBank

- Lợi nhuận của Khối mang lại luôn chiếm 35- 40% tổng lợi nhuận của toàn ngân hàng, luôn đứng thứ nhất trong số các Khối kinh doanh của PVcomBank.

Với vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh chung toàn hàng, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả huy động vốn luôn là nhiệm vụ trọng tâm của Khối KHDNL được PVcomBank giao thực hiện và giám sát trong suốt thời gian qua.

2.1.2.2. Mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ Khối KHDNL PVcomBank

Mô hình tổ chức: bao gồm 5 Team kinh doanh và 3 Phòng;

Tổng số lượng cán bộ nhân viên của Khối KHDNL tính đến năm 2020 là 80 người. Trong đó các Team kinh doanh có 60 người, hai phòng chuyên môn là 20 người;

Chức năng, nhiệm vụ chung:

Team kinh doanh: là đơn vị trực tiếp phát triển khách hàng, tiếp thị, cung cấp sản phẩm dịch vụ tới khách hàng. Thường xuyên chăm sóc khách hàng nhằm phát triển quan hệ hợp tác bền vững lâu dài, tìm kiếm phát hiện các cơ hội kinh doanh, xem xét trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh các sản phẩm dịch vụ cho phù hợp với hoạt động của khách hàng và thị trường.

Phòng Khách hàng Chiến lược: là một Team kinh doanh chuyên biệt, thực hiện chức năng quản lý khách hàng PVN và các chi nhánh trực thuộc;

Phòng Hỗ trợ kinh doanh và Phòng Thu xếp vốn: là hai Phòng chuyên môn với chức năng xây dựng các chính sách và sản phẩm nhằm hỗ trợ Team kinh doanh trong việc cung cấp các sản phẩm đặc thù, đáp ứng nhu cầu của khách hàng lớn và hỗ trợ tìm kiếm các nguồn vốn đồng tài trợ từ NH nước ngoài, các Quỹ đầu tư.

46

47

2.1.2.3. Kết quả kinh doanh Khối KHDNL PVcomBank giai đoạn 2017 - 2020

Trên cơ sở thế mạnh vốn có là mối quan hệ sâu rộng với các đơn vị trong ngành dầu khí và các Tổng công ty nhà nước, thời gian qua Khối KHDNL đã xác định mục tiêu trọng tâm trong công tác phát triển kinh doanh là tăng cường huy động vốn để mang lại nguồn vốn ổn định, giá rẻ cho ngân hàng.

Điều này được phản ánh qua kết quả hoạt động kinh doanh của Khối, theo đó:

- Số dư huy động vốn: tăng trưởng đều qua các năm, duy trì mức tăng bình quân trên 2.000 tỷ/năm, đặc biệt năm 2018 mức tăng trưởng đạt trên 8.000 tỷ đồng, tương ứng với 27% so với năm liền kề trước đó.

- Dư nợ tín dụng của Khối KHDNL có xu hướng giảm dần, với các mức tăng giảm so với các năm liền kề trước đó là 2.114 tỷ đồng, 824 tỷ đồng và (471) tỷ đồng.

- Kết quả kinh doanh của Khối KHDNL hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập lớn và ổn định cho ngân hàng. Theo đó, tổng thu nhập của Khối KHDNL tăng trưởng đều từ 430 tỷ năm 2017 lên tới 635 tỷ đồng năm 2020, trong đó lợi nhuận từ huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất, bình quân 85% trong tổng thu nhập của Khối. Có được điều này là do Khối KHDNL luôn chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn bằng việc thay đổi tỷ trọng cơ cấu kỳ hạn huy động theo hướng gia tăng KKH, đồng thời áp dụng cho khách hàng những mức lãi suất đảm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Khối Khách hàng Doanh nghiệp Lớn - Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w