8. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Quy mô tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn huy động
2.2.1.1. Về quy mô tăng trưởng
Tổng số dư huy động vốn của Khối KHDNL tăng trưởng qua các năm. Theo đó số dư năm 2017, 2018 lần lượt là 30.155 tỷ đồng và 38,302 tỷ đồng. Năm 2018 ghi nhận mức tăng trưởng lớn nhất với mức tăng đạt 8,147 tỷ đồng. Số dư huy động duy trì mức tăng trưởng ổn định trong các năm 2019 và 2020 lần lượt đạt 41,051 tỷ đồng và 43,720 tỷ đồng,
Tính đến năm 2020 số dư huy động vốn đã tăng 13,565 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng 45%.
Có được những kết quả này là nỗ lực của Khối KHDNL nói riêng và ngân hàng PVcomBank nói chung trong việc triển khai một loạt các biện pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả huy động vốn một cách đồng bộ trên toàn hệ thống như: áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, triển khai các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, ký kết các hợp tác chiến lược với các đơn vị lớn như Vietjet Air, Tổng công ty trực thăng Việt Nam, Vinhomes…
53
Bảng 2.4 – Quy mô, cơ cấu huy động vốn Khối KHDNL PVcomBank giai đoạn 2017 – 2020
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2018/ 2017 2019/ 2018 2020/ 2019 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng Huy động vốn 30,155 100% 38,302 100% 41,051 100% 43,720 100% 8,147 27.0% 2,749 7.2% 2,669 6.5%
Theo đối tượng 30,155 100% 38,302 100% 41,051 100% 43,720 100% 8,147 27.0% 2,749 7.2% 2,669 6.5%
- Trong ngành DK 18,545 61.5% 19,840 51.8% 21,839 53.2% 24,177 55.3% 1,295 7.0% 1,999 10.1% 2,338 10.7% - Ngoài ngành DK 11,610 38.5% 18,462 48.2% 19,212 46.8% 19,543 44.7% 6,852 59.0% 750 4.1% 331 1.7% Theo kỳ hạn 30,155 100% 38,302 100% 41,051 100% 43,720 100% 8,147 27.0% 2,749 7.2% 2,669 6.5% - KKH 1,550 5.1% 2,459 6.4% 2,919 7.1% 3,629 8.3% 909 58.7% 460 18.7% 710 24.3% - CKH 28,605 94.9% 35,843 93.6% 38,132 92.9% 40,091 91.7% 7,238 25.3% 2,289 6.4% 1,959 5.1% + Dưới 12 tháng 26,138 86.7% 33,162 86.6% 35,177 85.7% 36,987 84.6% 7,024 26.9% 2,015 6.1% 1,810 5.1% + Trên 12 tháng 2,467 8.2% 2,681 7.0% 2,956 7.2% 3,104 7.1% 214 8.7% 275 10.2% 148 5.0%
Theo loại tiền tệ 30,155 100% 38,302 100% 41,051 100% 43,720 100% 8,147 27.0% 2,749 7.2% 2,669 6.5%
- Nội tệ 26,473 87.8% 33,721 88.0% 36,297 88.4% 39,068 89.4% 7,248 27.4% 2,576 7.6% 2,771 7.6% - Ngoại tệ (quy đổi) 3,682 12.2% 4,581 12.0% 4,754 11.6% 4,652 10.6% 899 24.4% 173 3.8% (102) -2.1%
54
2.2.1.2. Về cơ cấu nguồn vốn
Trong những năm qua, hoạt động của ngành Ngân hàng đã có những chuyển biến theo hướng tích cực hơn. Chính sách tiền tệ được điều hành chủ động linh hoạt hơn phối hợp chặt chẽ với tài khóa, các mức miễn, giảm lãi vay Doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng được đảm bảo, chất lượng đầu tư có tính hiệu quả. Nhận thức của khách hàng cũng đã thay đổi theo hướng tích cực và hiện đại hơn là cơ sở để cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng đã có nhiều sự biến đổi.
(i) Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng
Tiền thân là Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam – một trong các Tổng công ty trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chuyên thực hiện công tác thu xếp vốn, tài trợ dự án và quản lý tài khoản chuyên thu – chuyên chi của Tập đoàn đã tạo cho PVcomBank có vai trò quan trọng trong hoạt động tài chính của Tập đoàn và các đơn vị thành viên.
Kế thừa truyền thống, Khối KHDNL được giao nhiệm vụ quản lý, phát huy tối đa nội lực để phát triển các khách hàng truyền thống này.
Bên cạnh đó, Khối KHDNL cũng nỗ lực tìm kiếm và phát triển ra các khách hàng khác là các Tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân lớn.
Với số lượng và cơ cấu khách hàng đặc thù như vậy, Khối KHDNL thực hiện phân nhóm khách hàng đang quản lý thành 2 nhóm khách hàng: Nhóm khách hàng Trong ngành Dầu khí và nhóm khách hàng Ngoài ngành Dầu khí.
2017201820192020 Trong ngành DKNgoài ngành DK 21839 19840 18545 24177 11610 19212 18462 19543 45000 40000 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0
CƠ CẤU NGUỒN VỐN THEO NHÓM KHÁCH HÀNG
Biểu đồ 2.1 - Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng
Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ nhóm khách hàng Trong ngành DK trên tổng nguồn vốn tại Khối KHDNL đang có xu hướng giảm dần, từ mức 61% vào năm 2017, giảm dần xuống mức 51,8% năm 2018, 53,2% năm 2019 và 55,3% năm 2020. Đây là kết quả của một quá trình chuyển đổi đồng bộ không chỉ riêng tại Khối KHDNL mà còn ở toàn ngân hàng. Chuyển hướng từ nhóm khách hàng truyền thống, cố hữu sang các khách hàng mới, nhằm hạn chế rủi ro khi phụ thuộc quá lớn vào một nhóm khách hàng cụ thể.
Nguyên nhân của sự chuyển hướng này đến từ chính thế mạnh của PVcomBank – là đơn vị trực thuộc tập đoàn dầu khí Việt Nam. Giai đoạn 2017 – 2018 chứng kiến một loạt những đại án lớn liên quan tới Tập đoàn dầu khí Việt Nam và liên quan tới ngân hàng Oceanbank (PVN sở hữu 20% vốn). Các đơn vị thành viên tập đoàn là các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, nhạy cảm trước những thông tin truyền thông. Có những thời điểm số dư tại Khối cũng bị ảnh hưởng tiêu cực theo thông tin truyền thông này.
Do vậy để ổn định nguồn vốn giúp hoạt động lành mạnh, ngay từ cuối năm 2017, đầu năm 2018, Ngân hàng và Khối KHDNL đã thực hiện quyết liệt các biện
pháp nhằm thay đổi định hướng và cơ cấu nguồn vốn theo hướng đa dạng hóa, gia tăng tỷ trọng huy động từ nhóm khách hàng ngoài ngành dầu khí.
Tuy nhiên việc điều chỉnh tỷ trọng cũng cần thực hiện theo từng bước thận trọng, nguyên nhân:
- Nhóm khách hàng trong ngành dầu khí: hầu hết các khoản huy động của nhóm khách hàng này đều được áp dụng mức lãi suất huy động thấp, tối ưu hóa được lợi nhuận cao cho Khối KHDNL. Tuy nhiên quy mô nguồn vốn dễ bị biến động trước ảnh hưởng của giá dầu, tác động của nền kinh tế và đặc biệt là những tác động từ thông tin tiêu cực trong nội bộ ngành dầu khí;
- Nhóm khách hàng ngoài ngành dầu khí: quy mô huy động vốn tương đối ổn định, dễ dàng tăng trưởng tuy nhiên mức độ cạnh tranh giữa các TCTD là rất cao. Để tăng trưởng quy mô nguồn vốn, Khối KHDNL phải chấp nhận áp dụng mức lãi suất huy động cao dẫn tới chi phí huy động tăng lên đáng kể.
(ii) Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn Nguồn vốn không kỳ hạn:
Nguồn vốn không kỳ hạn (chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn) tăng dần qua các năm. Năm 2017, nguồn vốn không kỳ hạn đạt 1.550 tỷ đồng, đến năm 2018 tăng mạnh đạt 2.459 tỷ đồng, và tiếp tục đà tăng trưởng 18.7% vào năm 2019, đạt 2.919 tỷ đồng. Đến năm 2020, số dư đạt 3,629 tỷ đồng.
Nguồn vốn không kỳ hạn tuy có tăng nhưng tỷ trọng tương đối nhỏ, chiếm 5- 10% so với tổng nguồn vốn huy động do tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng tiền trên tài khoản của các khách hàng.
Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu nguồn vốn, nhưng bù lại mức lãi suất phải chi trả cho khách hàng cũng rất thấp. Điều này mang lại cho Khối một nguồn lợi không nhỏ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Số dư KKH chiếm tỷ trọng càng lớn càng chứng tỏ ngân hàng có uy tín, có hệ thống thanh toán tốt, ưu việt, được các khách hàng tin tưởng sử dụng thường xuyên. Do vậy, hầu hết các NHTM hiện nay đều ưu tiên tập trung phát triển nguồn vốn KKH bằng việc ưu tiên phát triển mạng lưới, uy tín thương hiệu, đưa ra các chương trình
miễn giảm phí dịch vụ để khách hàng và hệ thống đối tác của khách hàng ưu tiên sử dụng.
Nguồn vốn có kỳ hạn:
Trong khi nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ thì gần như 90% nguồn vốn huy động Khối KHDNL đến từ huy động có kỳ hạn. Cụ thể như sau:
Về tỷ trọng: tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn duy trì ở mức 91 - 95% trong tổng nguồn vốn của Khối KHDNL.
Về quy mô: Quy mô nguồn vốn có kỳ hạn năm 2017 là 28.605 tỷ đồng, tăng mạnh năm 2018 đạt 35.843 tỷ đồng năm 2018 (tăng 25,3% so với năm trước) và duy trì mức tăng ổn định bình quân 2.000 tỷ đồng trong các năm 2019 và 2020.
Nguồn vốn có kỳ hạn tập trung phần lớn ở kỳ hạn dưới 12 tháng, đây là những kỳ hạn ngắn, phù hợp với thực tế hoạt động và khả năng quay vòng vốn của hầu hết các doanh nghiệp.
Nguồn vốn kỳ hạn dưới 12 tháng: Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm trên 80% so với tổng nguồn vốn huy động và duy trì ổn định qua các năm. Điều này xuất phát từ chính sách lãi suất hợp lý cũng sự đa dạng về loại hình sản phẩm của Khối KHDNL đưa ra. Cụ thể:
Năm 2017, nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng là 26.138 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên là 33.162 tỷ đồng vào năm 2018 và duy trì ổn định ở năm 2019, 2020 lần lượt là 35.177 tỷ đồng và 36,987 tỷ đồng. Nguồn vốn này có xu hướng tăng lên là nhờ chính sách lãi suất hợp lý cũng như kỳ hạn đa dạng giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng cân đối nguồn vốn sử dụng cũng như đầu tư sinh lãi cho khoản tiền đầu tư chưa có nhu cầu dùng đến. Đây cũng là hướng phát triển giữ vai trò chủ đạo trong thời gian tiếp đó khi mà tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, việc giải ngân đầu tư còn chưa thể thực hiện ngay.
Nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng: Mặc dù đây là nguồn vốn tạo ra hoạt động đầu tư, cho vay trung, dài hạn, đồng thời tăng lợi nhuận cho Khối nhưng phần lớn các doanh nghiệp không muốn gửi có kỳ hạn trong thời gian quá dài, do chính sách tiền tệ có thể nới lỏng hoặc thắt chặt với diễn biến khó lường trước. Khối KHDNL nỗ lực duy trì ở mức tối đa nguồn vốn này qua các năm
CƠ CẤU NGUỒN VỐN THEO KỲ HẠN 45000 3104 40000 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 2956 2681 2467 36987 33162 35177 26138 1550 2459 2919 3629 2017201820192020 KKHCKH dưới 12TCKH trên 12T
Theo đó nguồn vốn này có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn 2017 - 2020. Cụ thể: năm 2017 đạt 2.467 tỷ đồng, năm 2018 số dư tiếp tục tăng nhẹ đạt 2.681 tỷ đồng, tuy nhiên tỷ trọng giảm chỉ còn 7,0% và đến năm 2019, con số này đạt 2.956 tỷ đồng chiếm 7,2%. Năm 2020, số dư đạt 3,104 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.2 - Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn
(iii) Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ Nguồn vốn huy động nội tệ
Nhìn chung, nguồn vốn nội tệ vẫn là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất (từ 80% đến 90%) trong tổng NVHĐ của Khối KHDNL. Nguồn vốn này biến động theo xu hướng tăng tương đối tốt từ các năm 2017 đến 2020.
Năm 2017, quy mô nguồn vốn nội tệ mà Khối KHDNL huy động được là 26.473 tỷ đồng, chiếm 87,79% tổng NVHĐ. Đến năm 2018 thì số vốn này đã tăng lên là 33.721 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 88,04%, tăng nhẹ vào năm 2019 chiếm 88,42%, tương ứng với 36.297 tỷ đồng. Năm 2020, nguồn vốn nội tệ đạt 39,068 tỷ đồng, chiếm 89,4%.
Có thể nói tốc độ tăng trưởng này là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, chiến lược kinh doanh của Khối KHDNL để phát triển hoạt động kinh doanh và hơn thế nữa là khẳng định độ uy tín đối với khách hàng.
2017201820192020 Nội tệNgoại tệ 26473 36297 33721 39068 3682 4581 4754 40000 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 4652 45000
CƠ CẤU NGUỒN VỐN THEO LOẠI TIỀN TỆ
Biểu đồ 2.3 - Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ - Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ quy ra VNĐ:
Bên cạnh nguồn vốn nội tệ thì Khối KHDNL còn huy động vốn bằng ngoại tệ (USD và EUR). Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nhưng lại giúp Khối KHDNL trong việc đa dạng hoá hình thức huy động, mở rộng diện tiếp xúc khách hàng, đáp ứng nhu cầu đầu tư, cho vay bằng ngoại tệ và nhất là giúp Khối tăng thu nhập.
Nguồn vốn ngoại tệ tại Khối KHDNL trong giai đoạn từ 2017 đến cuối 2020 duy trì ở mức ổn định, đạt bình quân 4.500 tỷ đồng, và đang có xu hướng giảm dần do chính sách đưa lãi suất huy động ngoài tệ về 0% của Ngân hàng nhà nước.
Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn huy động của Khối KHDNL đang có sự thay đổi theo hướng: tăng tỷ trọng huy động vốn đối với nhóm khách hàng ngoài ngành dầu khí, tăng dần tỷ trọng nguồn vốn dưới 12 tháng, ưu tiên tăng trưởng nguồn vốn KKH, tích cực trong việc huy động nguồn huy động ngoại tệ. Việc này giúp Khối KHDNL tăng thêm đáng kể cơ sở để phát triển kinh doanh, gia tăng lợi nhuận để nâng cao hiệu quả kinh doanh tuy nhiên cũng cần hết sức thận trọng và tính toán chu đáo nhằm chủ động hơn vì tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng tức là tăng nguồn vốn có tính ổn định không cao rất có thể gây sức ép về rủi ro thanh
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG 50000 45000 40000 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 2017 2018 2019 2020
NV dùng để cho vay NV điều chuyển về Ngân hàng
khoản đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng trước sự thay đổi liên tục của lãi suất huy động, tăng tỷ trọng huy động từ nhóm khách hàng ngoài ngành dầu khí đồng nghĩa với việc chịu sự cạnh tranh gắt gao hơn về mặt lãi suất.