Các nhân tố tác động đến việc định giá thấp IPO

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng tới việc định giá thấp IPO (Trang 25 - 29)

2.2.3.1. Tỷ lệ nguồn vốn được nội bộ nắm giữ

Nhiều tác giả trên thế giới đã nhấn mạnh về mối quan hệ giữa mức độ vốn được nắm giữ bởi nội bộ với giá trị của công ty. Theo lý thuyết bất cân xứng thông tin, chủ công ty là những người biết rõ nhất giá trị của công ty, nhiều chủ sở hữu hay nhà điều hành tin tưởng vào triển vọng tương lai của công ty sau khi IPO, vì thế họ sẽ nắm giữ một tỷ lệ vốn cao, sự nắm giữ này tạo ra một dấu hiệu cho các nhà đầu tư tiềm năng về giá trị thực sự cho công ty. Điều này sẽ làm mức định giá thấp thấp hơn, vì công ty có thể thiết lập một mức giá chào bán cao hơn (Mroczkowski Tanewski, 2004). Ngược lại, mức nắm giữ vốn cao cũng có thể đồng nghĩa với một mức độ rủi ro cao về việc sử dụng hợp lý dòng tiền (Bozzolan & Ipino, 2007). Trong trường hợp này, các nhà đầu tư tiềm năng sẽ chỉ mua cổ phiếu khi nó được định giá thấp.

2.2.3.2. Tỷ lệ mua vượt mức

Theo lý thuyết, nhu cầu mua cổ phiếu trong một đợt IPO được đại diện bởi tỷ lệ mua vượt mức có mối quan hệ cùng chiều với việc định giá thấp. (Michaely &

Shaw, 1994) tranh luận rằng, mức độ định giá thấp phụ thuộc vào sự bất cân xứng thông tin giữa các nhà đầu tư. Dựa trên mô hình “cái giá phải trả của người chiến thắng” (Rock, 1986) chỉ ra rằng, việc định giá thấp là cần thiết để giảm sự bất cân xứng thông tin. Họ giả định là mức độ bất cân xứng gia tăng cùng với nhu cầu cổ phiếu công ty, bởi vì cả người nắm thông tin và người không nắm thông tin đều sẽ đặt thầu trong một IPO “tốt”, nhưng trái lại các đợt phát hành “không tốt” chỉ thu hút các nhà đầu tư không nắm đủ thông tin.

Bằng thực nghiệm, một số tác giả đã sử dụng tỷ số vượt mức để giải thích độ lớn của tỷ suất sinh lời bất thường trong ngày niêm yết đầu tiên (Allen & Faulhaber, 1989); (Chowdhry & Sherman, 1996) và (Booth & Chua, 1996). (Hanley, 1993) chỉ ra rằng, có một sự tương quan dương giữa tỷ số vượt mức phát hành và độ lớn của thành quả ban đầu trong một mẫu các IPO ở Mỹ. (Kandel, et al., 1999) cũng cho ra kết quả tương tự trên sàn giao dịch TASE. (Agarwal, et al., 2008) xem xét các đợt IPO ở sàn giao dịch Hồng Kông tìm thấy một mối tương quan dương trong ngắn hạn nhưng tương quan âm trong khoảng thời gian dài hơn. Họ giải thích kết quả này là do sự phản ứng quá mạnh mẽ của nhà đầu tư trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy có một mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ lệ vượt mức và mức độ định giá thấp IPO. Theo (Biais & Faugeron - Crouzet, 2002), mức độ định giá thấp sẽ giảm khi số lượng cổ phiếu được đặt mua tăng, hàm ý tính cạnh tranh giữa các nhà đầu tư cao khiến cho việc định giá IPO chính xác hơn, và do đó làm giảm mức độ định giá thấp.

2.2.3.3. Độ trễ niêm yết

Theo (Chowdhry & Sherman, 1996), sự chậm trễ trong việc niêm yết ảnh hưởng đến việc định giá thấp. Một mặt, thời gian niêm yết càng dài đi kèm với mức độ không chắc chắn trong phát hành. Mặt khác, nhà đầu tư phải bù đắp cho mức độ thiếu thanh khoản cao bằng một mức chiết khấu trong giá cổ phiếu. Khi một công ty cần quá nhiều thời gian để được niêm yết, thị trường có thể xem xét lại kỳ vọng của nó về giá trị tương lai của công ty và vì vậy kéo theo việc định giá thấp. (Mok & Hui, 1998) chỉ ra một mối tương quan dương giữa tỷ suất sinh lời ban đầu của IPO

và độ trễ niêm yết đối với cổ phiếu trên sàn Shangai. (Tian & Megginson, 2006) cho thấy số ngày chậm trễ so với ngày phát hành làm gia tăng tỷ suất sinh lời ban đầu lên 0,4% ở Trung Quốc. Họ cho rằng điều này là do sự chậm trễ kéo dài bất thường của việc niêm yết ở Trung Quốc (trên 10 tháng).

Tuy nhiên, do không có thông tin về thời gian niêm yết khi IPO, thời gian chậm trễ của việc niêm yết có thể do nhiều yếu tố không thể lường trước, và đây là điều mà các nhà phát hành không mong muốn. Trong trường hợp này, nhà đầu tư không được khuyến khích giao dịch ngay trên thị trường vì độ trễ của thời gian niêm yết có thể kéo dài. Quan điểm này lần đầu tiên được nêu bởi (Uddin, 2008), Uddin cho rằng việc kéo dài sự chậm trễ trong việc niêm yết thì không được các nhà phát hành biết đến, khó có thể tin rằng họ sẽ có ý định đưa ra mức giá phát hành thấp hơn.

2.2.3.4. Giá phát hành

Giá chào bán của một IPO cũng có thể cho thấy sự tồn tại của việc định giá thấp mặc dù mức độ của nó ít có ý nghĩa kinh tế (Fernando và cộng sự, 1999). Các công ty không đưa ra một mức giá chào bán một cách tùy ý. Trong thực tế, nếu mục đích của IPO là để khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư riêng lẻ, nhà phát hành thiết lập một mức giá tương đối thấp để khuyến khích các nhà đầu tư nhỏ tiềm năng. Điều này sẽ dẫn tới một nhu cầu vượt mức đối với cổ phiếu và vì vậy mức độ định giá thấp thấp hơn. Bên cạnh đó, Daily và cộng sự (2003) đã chỉ ra rằng một mức giá phát hành cao hơn đi kèm với một sự không chắc chắn về thành quả tương lai của công ty thấp hơn.

Các bằng chứng thực nghiệm cung cấp kết quả khác về mối quan hệ giữa giá phát hành và mức độ định giá thấp. Ibbotson và cộng sự (1988) đã cho thấy rằng các công ty phát hành với giá thấp thường có sự định giá thấp nhiều hơn. Họ tranh luận rằng giá phát hành thấp cho thấy rủi ro cao hơn và là vấn đề đối với các giao dịch mang tính đầu cơ.

Mức giá khởi điểm là một chỉ báo cho các mức giá mà những người đấu giá sẽ đặt. Bên cạnh đó, theo quy định đấu giá IPO tại Việt Nam, một đặt giá chỉ hợp lệ

khi nó không thấp hơn mức giá khởi điểm, nên giá khởi điểm là mốc tham chiếu quan trọng cho việc đặt giá IPO tại Việt Nam. Do đó, nhân tố này được mong đợi sẽ có tác động lên mức độ định giá thấp IPO.

2.2.3.5. Tuổi của công ty phát hành

Tuổi của công ty phát hành được giả thiết là có ảnh hưởng ngược chiều với việc định giá thấp của IPO (Carter et al. 1998; Ritter, 1984, 1991 và Megginsion và Weiss, 1991). Đầu tiên, các công ty mới thành lập thể hiện mức độ bất ổn cao hơn các công ty đã hoạt động lâu năm. Điều này là vì các công ty mới ít được sự quan tâm của các nhà phân tích tài chính cũng như được định giá đúng vì không có đủ dữ liệu tài chính lịch sử. Thứ hai, với thông tin có sẵn về hoạt động của công ty trong một vài năm góp phần làm giảm bất đối xứng thông tin xung quanh việc IPO (Ritter, 1984 và 1991; Hensler và cộng sự, 1997). Sự không chắc chắn về triển vọng tương lai của các công ty ứng viên sẽ được phản ánh trong việc định giá thấp nhiều hơn (Bilson và cộng sự, 2003).

2.2.3.6. Quy mô của công ty phát hành

Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa quy mô công ty và mức độ định giá thấp IPO (Megginson & Weiss, 1991); (Carter, et al., 1998). Những công ty lớn hơn có nhiều dòng sản phẩm đa dạng và những quy trình kiểm soát tốt, có sự tiếp cận với nguồn vốn tốt hơn - những yếu số quyết định đến lợi nhuận và sự tồn tại của công ty (Finkle, 1998). Thật vậy, quy mô của công ty thường có mối tương quan nghịch chiều với rủi ro của nó. Những nhân tố trên làm giảm sự bất ổn xung quanh việc IPO của các công ty lớn đối với các nhà đầu tư tiềm năng (Bhabra & Pettway, 2003).

2.2.3.7. Quy mô phát hành

Quy mô phát hành của IPO thường được đo lường bằng tổng thu nhập gia tăng từ thị trường được cho là có mối tương quan âm với mức độ giá thấp. Theo (Miller&Reilly, 1987); (Clarkson & Simunic, 1994) quy mô của đợt phát hành cho thấy sự không chắc chắn về các công ty IPO. Những công ty danh tiếng lâu năm và được ghi nhận tốt thường thực hiện IPO lớn hơn. Điều này làm giảm rủi ro từ nhận

thức các nhà đầu tư tiềm năng (Carter, et al., 1998). (Carter & Manaster, 1990) nhận thấy bên cạnh sự không chắc chắn xung quanh việc IPO, các nhà đầu tư thường dựa vào quy mô của nó để đánh giá thành quả của IPO.

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng tới việc định giá thấp IPO (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w