Tiêu chí về thu hút vốn FDI

Một phần của tài liệu Thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (Trang 34 - 35)

Hệ thống chỉ tiêu này cho phép đánh giá trực tiếp kết quả thu hút vốn FDI tại nước nhận đầu tư. Đây là nhóm chỉ tiêu truyền thống với các tiêu chí như sau:

(1) Quy mô vốn đăng ký: tổng số vốn góp bằng tiền hoặc tài sản hợp pháp, lợi nhuận để lại và các hình thức vốn khác do nhà đầu tư nước ngoài cam kết đưa vào nước chủ nhà để tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp. Vốn đăng ký bao gồm vốn cam kết của nhà đầu tư nước ngoài theo giấy phép cấp mới (đối với các dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án độc lập với các dự án đang hoạt động mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong kỳ); và cấp bổ sung (đối với các dự án đầu tư nhằm mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường của dự án đầu tư hiện có đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong các năm trước). Quy mô vốn đăng ký cho thấy sức hấp dẫn của môi trường đầu tư cũng như mức độ tin cậy của nhà đầu tư nước ngoài với môi trường đầu tư trong nước.

(2) Quy mô vốn thực hiện: là số vốn đầu tư thực tế do các nhà đầu tư nước ngoài đã chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước sở tại, bao gồm chi phí xây dựng công trình, nhà xưởng, mua sắm thiết bị máy móc… Quy mô vốn thực hiện thể hiện hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư, cơ chế quản lý nhà nước cũng như hiệu lực thực thi của các văn bản pháp luật. Về mặt lý thuyết, vốn FDI thực hiện thường nhỏ hơn vốn FDI đăng ký của dự án.

Quy mô vốn đăng ký và thực hiện càng lớn càng thể hiện quốc gia đó thành công trong công cuộc thu hút vốn FDI. Bên cạnh đó, khi xem xét khoảng cách giữa quy mô vốn đăng ký và vốn thực hiện có thể đánh giá được mức độ thực hiện của hoạt động đầu tư trong năm đó. Khoảng cách giữa được thể hiện thông qua tỷ lệ giải ngân – tỷ lệ phần trăm của vốn FDI thực hiện trên tổng vốn FDI đăng ký theo thời gian, được tính bằng công thức:

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑔𝑖ả𝑖 𝑛𝑔â𝑛 = 𝑄𝑢𝑦 𝑚ô 𝑣ố𝑛 𝑡ℎự𝑐 ℎ𝑖ệ𝑛

Tỷ lệ giải ngân lớn thể hiện sự thống nhất giữa cam kết và thực hiện của hoạt động đầu tư. Ngược lại, tỷ lệ nhỏ hàm ý những vấn đề nảy sinh trong quá trình giải ngân vốn như thủ tục hành chính, sự lưỡng lự của nhà đầu tư khi bắt tay vào hoạt động đầu tư, hay điều kiện cầu toàn và khu vực có biến động…

Ngoài ra còn có chỉ tiêu quy mô vốn trên một dự án được sử dụng để đánh giá độ lớn của các dự án FDI tại nước tiếp nhận vốn. Quy mô vốn dự án FDI đăng ký và thực hiện được tính theo công thức:

𝑄𝑢𝑦 𝑚ô 𝑣ố𝑛 𝑑ự á𝑛 𝐹𝐷𝐼 đă𝑛𝑔 𝑘ý = 𝑄𝑢𝑦 𝑚ô 𝑣ố𝑛 đă𝑛𝑔 𝑘ý

𝑆ố 𝑑ự á𝑛 𝑥 100%

𝑄𝑢𝑦 𝑚ô 𝑣ố𝑛 𝑑ự á𝑛 𝐹𝐷𝐼 𝑡ℎự𝑐 ℎ𝑖ệ𝑛 = 𝑄𝑢𝑦 𝑚ô 𝑣ố𝑛 𝑡ℎự𝑐 ℎ𝑖ệ𝑛

𝑆ố 𝑑ự á𝑛 𝑥 100%

Quy mô vốn dự án FDI cho biết phản ứng của nhà đầu tư nước ngoài (tăng cường đầu tư, bổ sung vốn hoặc thoái vốn) trước những thay đổi về chính sách, môi trường đầu tư của nước sở tại.

(3) Cơ cấu FDI: là chỉ tiêu thể hiện sự cân bằng hay mất cân bằng trong xu thế phát triển của dòng vốn FDI. Cơ cấu FDI có thể được phân chia theo các tiêu chí khác nhau: hình thức đầu tư, ngành kinh tế, vùng kinh tế. Nhóm chỉ tiêu này cho phép đánh giá sự thay đổi về mẫu hình của dòng vốn FDI tại quốc gia nhận đầu tư. Nhìn chung trên thế giới, xét theo hình thức đầu tư, FDI thông qua các thương vụ M&A xuyên quốc gia chiếm ưu thế và có xu hướng tăng lên, trong khi các dự án đầu tư mới giảm xuống. Xét theo ngành, dòng vốn FDI toàn cầu có xu hướng tập trung và các lĩnh vực dịch vụ

1.2 Quan niệm về chiến tranh thương mại và cơ chế tác động của chiến tranh thương mại đến dòng vốn FDI

Một phần của tài liệu Thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)