Việt Nam cần tập trung vào bảo vệ môi trường và cải thiện kỹ năng bằng cách đẩy mạnh chuỗi giá trị để thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, các công ty thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, thiết bị y tế tiên tiến và ngành chăm sóc sức khỏe. Việt Nam đang mô phỏng mô hình tăng trưởng kinh tế theo định hướng xuất khẩu của các nước công nghiệp mới nổi (NIC) như Thái Lan và Hàn Quốc.
Mô hình này bị chi phối bởi công nghiệp nặng, hóa chất và các ngành sử dụng nhiều tài nguyên khác, dựa vào dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh và tăng trưởng năng suất. Mô hình phát triển này sẽ mang lại áp lực lớn cho môi trường và xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các ngành thâm dụng lao động và dẫn đến sự đàn áp hoặc bóp méo sự phát triển của lao động kỹ thuật, cuối cùng sẽ cản trở sự phát triển lâu dài của xã hội.
Một số chuyên gia tin rằng, Việt Nam cần tiến hành nhiều cải cách pháp lý hơn để kiểm soát tác động tiêu cực của các doanh nghiệp và sản xuất chi phí thấp đối với môi trường. Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện sẽ cho phép Việt Nam tận hưởng lợi ích của sự phát triển một cách cân bằng hơn. Ví dụ, đường sắt và cảng nước sâu có thể tăng cơ hội đầu tư, công nghệ xanh và năng lượng tái tạo là những lĩnh vực tiềm năng có thể thúc đẩy sự phát triển lâu dài.
Các giải pháp cụ thể như sau:
Đề ra những mục tiêu lớn, chuyển từ “chạy theo sau” sang cung cấp môi trường
đầu tư và kinh doanh ưu việt hơn các điểm đến cạnh tranh khác trong khu vực; Thay thế các quy định và hệ thống dùng giấy tờ lỗi thời bằng các giải pháp công nghệ số / trực tuyến – nhờ đó mà giảm tham nhũng;
Thay thế nguyên tắc chọn cho (positive list) đã lỗi thời về xác định điều kiện để được cấp giấy phép / hưởng ưu đãi, bao gồm nhiều nhóm hoạt động ưu tiên/được phép, bằng nguyên tắc chọn bỏ (negative list) hạn chế hơn;
Hủy bỏ chế độ ưu đãi ngầm đối với đầu tư FDI định hướng xuất khẩu và đầu tư mới – các liên doanh và doanh nghiệp FDI trong các chuỗi cung ứng địa phương thường có tác động lớn hơn về gia tăng giá trị và chuyển giao công nghệ tại chỗ;
Tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và bảo đảm để nhà đầu tư yên tâm: loại bỏ các chênh lệch và khác biệt hiện tại giữa Luật Đầu tư Việt Nam (2014) và cam kết quốc tế theo các IIA, FTA, đặc biệt liên quan đến việc sung công, chuyển tiền, đối xử công bằng và giải quyết tranh chấp. Triển khai Cơ chế Phản hồi Nhà đầu tư có hệ thống (SIRM) để giúp nhà đầu tư yên tâm và giải quyết tranh chấp ở giai đoạn đầu trước khi leo thang thành tranh chấp pháp lý;
Cải thiện tác động và hiệu quả đối thoại công tư: Xây dựng quan hệ đối tác thực sự và sự tin tưởng giữa nhà nước và các lãnh đạo doanh nghiệp thực sự (cả doanh nghiệp sở hữu trong nước và nước ngoài) để cải thiện chấtlượng, tăng cường sự ổn định và đồng bộ trong quy định luật pháp và ưu tiên việc thực hiện các cải cách quan trọng nhất, bao gồm những cải cách khó khăn (chính sách cho ngành công nghiệp ô tô, mở cửa thị trường thu hút FDI…);
Chính phủ xây dựng hoặc có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp / tổ chức xây dựng kho dữ liệu lớn;
Đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin (5G), giao thông kết nối đi – đến các khu công nghệ cao;
Thu hút đầu tư vào hạ tầng, dịch vụ để các khu – thành phố công nghệ cao trở thành các khu vực có chất lượng cuộc sống cao, đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao;
Có cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Cách mạng công nghiệp 4.0 (như cấp phép visa lao động thông thoáng), chủ động tiếp cận đội ngũ lao động chất xám là người Việt Nam ở nước ngoài;
Thu hút và có chính sách hỗ trợ các trường Đại học đào tạo các ngành công nghệ cao, phát triển các chương trình đào tạo liên ngành (như công nghệ thông tin và tài chính, công nghệ thông tin và nông nghiệp…);
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng để Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia sớm đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả của nó;
Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cải cách thủ tục hành chính, khắc phục sự trì trệ trong
các cơ quan quản lý nhà nước, đơn giản hoá các thủ tục hành chính theo nguyên tắc “một
cửa”, “một dấu”. Các cơ quan phụ trách hợp tác và đầu tư tạo điều kiện thận lợi cho họ đăng kí. Về hồ sơ đăng kí cấp giấy phép đầu tư, các cơ quan chức năng phải thông báo công khai các loại giấy phép cần có, riêng các loại dự án có tỉ lệ xuất khẩu từ 80% trở lên và một số lĩnh vực khác do bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, nhà đầu tư phải đăng kí theo mẫu của bộ Kế hoạch và Đầu tư. ộ Khoa học- Công nghệ và Môi trường cần sửa đổi, điêù chỉnh một số nội dung theo hướng giảm bớt các danh mục phải báo cáo đánh giá tác động đến môi trường và quy định cụ thể các dự án được miễn lập các loại báo cáo này. Với các
dự án đó, cơ quan thẩm định phải tiến hành khẩn trương và bảo đảm độ chính xác cao để vừa rút ngắn thời gian đăng kí vừa hạn chế được các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Muốn vậy các cơ quan phải thường xuyên thu thập các thông tin về công nghệ tiên tiến của thế giới. Việc cấp giấy phép kinh doanh đối với những lĩnh vựcvà ngành nghề mà theo quy định phải có giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề, doanh nghiệp chỉ cần đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai hoạt động của mình theo mục tiêu, ngành nghề quy định tại giấy phép đầu tư, không phải xin giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề;
Đơn giản hoá thủ tục hải quan. Các quy định thủ tục hải quan phải được sửa đổi ngay và công bố công khai theo hướng đơn giản, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khắc phục ngay các hiện tượng phiền hà, tiêu cực; biết tiếp thu và xử lý các ý kiến đóng góp hoặc khiếu nại của khách hàng. Muốn vậy phải có sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành có liên quan như thương mại, hải quan, công nghệ môi trường. Những vấn đề phát sinh không giải quyết được mà phải nhanh chóng có công văn hỏi ý kiến và công văn phúc đáp của cơ quan chức năng.