Các doanh nghiệp Việt Nam cần ý thức được những tác động tiêu cực của cuộc chiến tranh thương mại tới thị trường cũng như bản thân doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đồng hành cùng Nhà nước trong quá trình đối phó với những biến động xấu đến từ cuộc chiến. Trước tiên, doanh nghiệp cần tăng cường chất lượng hàng hóa, đa dạng về hình thức, mẫu mã, với giá cả phù hợp để tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước và đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Tiếp đó, cần định hướng nâng cao chiến lược xuất nhập khẩu của mình theo hướng bền vững, trong đó tăng trưởng xuất khẩu cả về chiều rộng và chiều sâu. Đồng thời, cần tăng cường cập nhật danh mục hàng hóa bị áp thuế của cả Mỹ và Trung Quốc, cũng như động thái tỷ giá của đồng USD và NDT, để kịp thời có những phản ứng phù hợp.Thêm vào đó, cần tìm hiểu sâu hơn những quy định mới của Mỹ, nhất là với các loại hàng hoá trong danh mục bị áp thuế, để đa dạng hóa xuất khẩu vào Mỹ.
Có thể thấy rằng, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đến nay vẫn đang ngày càng gay gắt và chưa có dấu hiệu dừng lại. Điều này đã, đang gây tác động không
nhỏ tới nền kinh tế của cả hai nước, cũng như các nền kinh tế mở khác trên thế giới. Việt Nam là một nền kinh tế mở, cho nên khó tránh khỏi những ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh này đưa lại, tuy nhiên, trên góc nhìn lạc quan, giới phân tích cho rằng, Việt Nam có thể được hưởng lợi nếu biết tận dụng các cơ hội. Chính phủ Việt Nam cần nâng cao vai trò quản lý, hướng dẫn kết hợp. Cùng với đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần biết tận dụng, cập nhật, nâng cao chất lượng để biến những khó khăn thành cơ hội cho chính mình.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận của chương 1 và thực tiễn của chương 2, chương 3 đã đưa ra các định hướng và đề xuất giải pháp để tăng cường thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Thứ nhất, chương 3 đã chỉ ra một số vấn đề Việt Nam cần lưu ý để thu hút vốn FDI trong thời gian tới. Để giảm thiểu rủi ro phát sinh từ tranh chấp thương mại, Việt Nam phải tập trung mở rộng tiếp cận thị trường. Để đối phó với nguy cơ biến động tỷ giá do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam cần tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đồng thời chủ động đưa ra các biện pháp để bảo vệ hàng hóa trong nước cũng như ngăn chặn hàng hóa nhập lậu từ nước ngoài. Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ môi trường và cải thiện kỹ năng cũng vô cùng thiết yếu để thu hút FDI. Trong đó, Việt Nam nên đẩy mạnh chuỗi giá trị để thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, các công ty thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, thiết bị y tế tiên tiến và ngành chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, vai trò của các doanh nghiệp cũng cần được quan tâm và tăng cường.
Thứ hai, chương 3 đã tập trung chỉ ra các quan điểm thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Có 4 quan điểm chính, bao gồm: Chủ động và nhanh chóng nắm bắt cơ hội tăng cường thu hút FDI đồng thời nâng cao chất lượng dòng vốn trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ Trung; Kiểm soát chặt dòng vốn FDI vào Việt Nam tránh những dự án với mục đích lắp ráp và xuất khẩu sang Mỹ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung; Cải thiện vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc nâng cao giá trị gia tăng nội địa, tăng tính liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, phát triển công nghiệp hỗ trợ và Đa dạng hoá đối tác và thị trường để giảm thiểu tác động của chiến tranh thương mại, đẩy mạnh thực hiện các FTA đã ký kết, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư – thương mại tại các thị trường trọng điểm.
Thứ ba, trên cơ sở những lý luận và phân tích đã tiến hành bên trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp giúp Việt Nam thu hút FDI trong thới gian tới trước diễn biến của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Để giải quyết những vấn đề đặt ra, tận dụng cơ hội và đối mặt với thách thức, Việt Nam nên: Tăng cường vai trò quản lý
của Nhà nước; Chủ động, kịp thời trong công tác xúc tiến đầu tư; Thu hút đầu tư có chọn lọc trong bối cạnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, kiểm soát hoạt động đầu tư “núp bóng” của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài;Xây dựng các cơ chế đặc thù tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhằm thu hút các dự án FDI công nghệ cao trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; và Tăng cường vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam.
KẾT LUẬN
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là cuộc chiến của hai đối thủ kinh tế lớn nhất của nhau trên thế giới xuất phát từ mục tiê không chỉ về kinh tế. Vì thế, cuộc chiến này có nhiều điểm đặc biệt so với các cuộc chiến tranh thương mại trước đó, cả về hình thức, mức độ và phạm vi tác động. Mỹ chủ động trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và có nhiều phương án để lựa chọn đối phó với Trung Quốc trong khi Trung Quốc chủ yếu thực hiện các hành vi đáp trả trước các quyết định của Mỹ song thường ở thế bị động hơn. Chiến tranh thương mại không chỉ ảnh hưởng với hai bên mà còn tác động nặng nề tới các nhóm nước khác, trong đó có vấn đề thu hút FDI tại Việt Nam.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với thu hút dòng dịch chuyển FDI từ Trung Quốc vào. Cơ hội thu hút dòng FDI này đến từ cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ khá giống so với hàng Trung Quốc cùng với các lợi thế về vị trí địa lý, bối cảnh nền tảng kinh tế vĩ mô và các yếu tố địa chính trị khác của Việt Nam tạo ra sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư FDI. Bên cạnh cơ hội, chiển tranh thương mại cũng đặt ra các thách thức nổi bật như làm sụt giảm giá nhiều mặt hàng xuất khẩu cỉa Việt Nam, sự cạnh tranh với hàng hoá Trung Quốc dư thừa và sự cạnh tranh từ các nước trong khu vực ASEAN. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể dẫn tới bối cảnh vĩ mô toàn cầu nhiều biến động và bất ổn trong thời gian tới. Trong bối cảnh này, Việt Nam cần phải khéo léo trong việc lựa chọn các phương án ứng phó để tận dụng các cơ hội đồng thời giảm thiểu các thách thức phải đối mặt. Tuy nhiên, khả năng nắm bắt các cơ hội đến đâu phụ thuộc vào những điều chỉnh chính sách đúng đắn và có sự chủ động trong việc thu hút, tiếp cận dòng vốn FDI. Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, các giải pháp cần đặc biệt chú trọng là: thực hiện hài hoà mục tiêu ổn định vĩ mô với chính sách tỷ giá, xây dựng kịch bản đối phó với dòng vốn FDI vào tăng đột ngột, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng ngoại tệ, nhanh chóng và chủ động trong việc tiếp cận các doanh nghiệp đang có mong muốn mở rộng sản xuất ra ngoài Trung Quốc, tiếp tục các giải pháp dài hạn về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Luận văn “Thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung” đã tiến hành hệ thống hoá cơ sở lý thuyết và mối quan hệ giữa thu hút FDI và chiến tranh thương mại; đưa ra cơ sở thực tiễn thu hút vốn FDI trong bối cảnh cuộc chiến thươnng mại Mỹ - Trung trên kinh nghiệm của một số nước Châu Á; trình bày và so sánh tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2005 – 2016 và 2017 – nay. Đề từ đó, đưa ra các cơ hội và thách thức đặt ra cho Việt Nam để thu hút dòng vốn FDI và đề xuất các biện pháp phù hợp trong bối cảnh đó.
Tuy nhiên, ngoài những đóng góp kể trên, luận văn còn có những hạn chế như sau:
Một là, việc tiếp cận với các nguồn tin về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót trong việc thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin;
Hai là, thời gian diễn ra cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung trùng với thời điểm đại dịch Covid-19 bùng nổ. Trong khi đó, cả hai vấn đề này đều có tác động đáng kể đến dòng FDI toàn cầu nói chung và thu hút FDI tại Việt Nam nói riêng nên việc phân tách ra mức độ và cách thức ảnh hưởng chưa được triệt để;
Ba là, do trình độ còn hạn chế nên trong quá trình xây dựng các giải pháp còn chưa được hoàn thiện và tổng thể. Luận văn chưa tìm được các giải pháp mang tính đột phá để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và cũng chưa có điều kiện để kiểm chứng thực tế.
Dựa trên những đóng góp và hạn chế của Luận văn, tác giả xin được đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo sau đây:
- Nghiên cứu định lượng về sự ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đối với thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam;
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung lên thu hút vốn FDI tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam;
- Thực nghiệm các giải pháp được đề xuất để đánh giá tính khoa học và thực tiễn của giải pháp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu Tiếng Việt
1. Lê Hoài Anh, Thương chiến Mỹ - Trung và những cảnh báo với thu hút FDI,
Tổng Cục Hải quan, tại địa chỉ: https://haiquanonline.com.vn/thuong-chien-
my-trung-va-nhung-canh-bao-voi-thu-hut-fdi-107740-107740.html, truy cập
này 03/02/2021.
2. Nguyễn Thị Kim Anh, Đánh giá chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt
Nam, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(76)/2014, tr. 55 – tr. 60.
3. Ngô Thu Hà, Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc và
khả năng vận dụng vào Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội năm 2008.
4. Trần Thị Long, Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ và ảnh hưởng đối với Việt
Nam, Bộ Công Thương, tại địa chỉ: https://tapchicongthuong.vn/bai-
viet/chien-tranh-thuong-mai-trung-my-va-anh-huong-doi-voi-viet-nam-
69628.htm, truy cập này 03/02/2021.
5. Đặng Thu Thuỷ (2020), Nâng cao lợi thế quốc gia để thu hút FDI, Báo Thời
nay, tại địa chỉ: https://nhandan.com.vn/baothoinay-kinhte/nang-cao-loi-the-
quoc-gia-de-thu-hut-fdi-581330/, truy cập này 12/11/2020.
6. Hoàng Thị Thuý, Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và vấn đề đặt ra đối với
kinh tế Việt Nam, Tạp chí Tài chính, tại địa chỉ: http://tapchitaichinh.vn/su- kien-noi-bat/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-va-van-de-dat-ra-doi-voi-kinh-
te-viet-nam-314677.html, truy cập ngày 15/01/2021.
7. Nguyễn Xuân Thương (2020), Những cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường
hợp tác với Hoa Kỳ, Báo Công an nhân dân, tại địa chỉ:
http://cand.com.vn/Thi-truong/Nhung-co-hoi-cho-Viet-Nam-mo-rong-thi-
truong-hop-tac-voi-Hoa-Ky-611900/, truy cập ngày 11/11/2020.
8. Nguyễn Quỳnh Thơ, Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội năm 2017.
9. Trần Diệp Vũ, Làn sóng đầu tư đổ vào Đông Nam Á do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, Tạp chí điện tử VnEconomy, tại địa chỉ:
https://vneconomy.vn/lan-song-dau-tu-do-vao-dong-nam-a-do-chien-tranh-
thuong-mai-my-trung-20181022193238319.htm, truy cập này 03/04/2021.
10. Ban Quản trị (2020), Thương chiến Mỹ – Trung và ảnh hưởng tới Việt Nam,
Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại địa chỉ: https://ngkt.mofa.gov.vn/thuong-chien-
my-trung-va-anh-huong-toi-viet-nam/, truy cập này 03/01/2021.
B. Tài liệu Tiếng Anh
1. Barro Robert, Xavier Sala-i-Martin, Economic Growth, Prentice Hall India,
1995, lần tái bản thứ 2, tr. 80 – tr. 90.
2. Matthias, B. and Groizar, J. L., FDI: Regulations and Growth, World
Economy, 15/2006, tr. 13 – tr 20.
3. Bộ Công Thương Trung Quốc, China FDI Portalnăm 2015, Bắc Kinh 2015.
4. OECD, Benchmark Definition of Foreign Direct Investment, France 1998.
5. UNCTAD, World Investment Report 2015, Switzerland 2015.
6. UNCTAD, World Investment Report 2016, Switzerland 2016.
7. UNCTAD, World Investment Report 2017, Switzerland 2017.
8. UNCTAD, World Investment Report 2018, Switzerland 2018.