Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với việc thu hút vốn FD

Một phần của tài liệu Thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (Trang 104 - 107)

Kiên định mục tiêu ổn định vĩ mô trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung làm giảm đà tăng trưởng toàn cầu và có khả năng ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế nước ta. Nhà nước để chủ động các biện pháp đối phó với nguy cơ biến động tỷ giá giữa NDT và USD tác động tới thương mại Việt Nam; chủ động đưa ra các biện pháp để bảo vệ hàng hóa trong nước cũng như ngăn chặn hàng hóa nhập lậu từ nước ngoài. Giới chuyên gia khuyến nghị, Chính phủ cần theo dõi sát sao diễn biến của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -Trung và động thái của Ngân hàng Trung ương các nước. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần sử dụng đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ khác, thậm chí tăng cung ngoại tệ để bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Các cơ quan chức năng cũng cần sớm áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực, cần sử dụng các biện pháp giải quyết và kiểm soát chất lượng hàng hóa, nhằm ngăn chặn ngay tại các cửa khẩu, hải quan; Sát sao phòng chống buôn, nhập lậu hàng hóa và các đội quản lý thị trường cần siết chặt việc tổ chức theo dõi, bám sát địa bàn. Cùng với đó, các cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu kỹ các hàng hoá của Trung Quốc có thể nhập vào Việt Nam để đề phòng trường hợp do xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ bị hạn chế, nước này sẽ chuyển hàng sang Việt Nam, từ đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ với nhãn mác là hàng từ Việt Nam. Bên cạnh đó, cần tiếp cận nhanh với các nhà đầu tư lớn trên thế giới, tranh thủ thời cơ thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng để xúc tiến đầu tư vào Việt Nam.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại làm giảm đà tăng trưởng toàn cầu và gây ra các rủi ro khó lường đi kèm với xu thế dòng vốn dịch chuyển trở lại Mỹ, giữ vững đà tăng trường sẽ là một thách thức lớn trong năm 2021. Cần cẩn trọng trong việc lựa chọn chính sách tiền tệ hay tài khoá mở rộng, có thể kích thích tăng trưởng trong ngắn hạn nhưng làm gia tăng rủi ro trong dài hạn, nhất là trong bối cảnh kinh

tế toàn cầu có nhiều diễn biến khó lường. Cần tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng suất lao động tổng hợp (TFP), nâng cao tính lan toả của doanh nghiệp FDI đến nền kinh tế trong nước làm động lực cho tăng trưởng trong giai đoạn tới.

Trong bối cảnh Trung Quốc và một số quốc gia áp dụng chính sách đồng nội tệ yếu nhằm hỗ trợ xuất khẩu, cần nghiên cứu, thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt, cân bằng giữa ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tính cạnh tranh của nền kinh tế.

Thực tế cho thấy, khi Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ, tỷ giá VND/NDT liên tiếp giảm và mức độ giảm mạnh hơn là kể từ cuối tháng 6/2018. Như vậy, so với NDT, VND đang đắt dần lên, khiến giá cả hàng hóa Trung Quốc tại Việt Nam rẻ hơn, sức cạnh tranh của hàng Trung Quốc đang tăng lên. Trong bối cảnh đó, nếu để VND mất giá theo tốc độ đồng tiền NDT của Trung Quốc để duy trì sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường quốc tế, thì có thể gây mất niềm tin về đồng VND, tăng nguy cơ rút vốn nước ngoài, tác động lên tăng trưởng và lạm phát. Mặt khác, nếu VND tiếp tục duy trì ở mức như hiện nay, việc xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sẽ gặp khó khăn, nhập khẩu tăng lên, hàng Trung Quốc có thể tràn sang Việt Nam, cán cân thanh toán có thể rơi vào tình trạng xấu hơn. Để ứng phó với tình huống trên, Việt Nam cần lưu ý theo dõi sát sao diến biến của tý giá đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc với đồng đô la của Mỹ (USD), tỷ giá các đồng tiền của Ấn Độ và một số nước ASEAN so với USD và xây dựng kịch bản về tỷ giá VND cho các diễn biến khác nhau có thể xảy ra của tỷ giá NDT – USD. Tỷ giá cần được điều hành linh hoạt để hỗ trợ xuất khẩu và đảm bảo tính cạnh tranh về chi phí sản xuất.

Cần xây dựng kịch bản ứng phó trong trường hợp chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang dẫn tới dòng vốn đầu tư nước ngoài và ngoại tệ dịch chuyển mạnh vào Việt Nam, gây áp lực lên lạm phát.

Theo dõi diễn biến, đánh giá và dự báo tác động của dòng ngoại tệ vào (FDI, đầu tư gián tiếp, kiều hối) và ra khỏi Việt Nam đến cán cân thanh toán, tỷ giá và lạm phát. Cần đảm bảo đủ ngân sách và công cụ để trung hoà dòng ngoại tệ vào Việt Nam nhằm duy trì lạm phát ở mức phù hợp với chỉ tiêu Quốc hội giao.

Có các chính sách khuyến khích nhằm huy động tối đa nguồn lực đầu tư của các thành phần kinh tế trong giai đoạn 2021-2022.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể làm cho nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ, hai đối tác thương mại lớn của Việt nam, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của nước ta. Để duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5 – 7%/ năm, cần đẩy mạnh khơi thông nguồn lực đàu tư từ các thành phần kinh tế.

Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật PPP… cần sớm được ban hành để thu hút nguồn lực ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển. Đối với vốn đầu tư công, cần tập trung hoàn thiện thể chế, cải thiện tiến độ và tỷ lệ giải ngân. Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình này.

Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết đã và sắp ký kết, như Hiệp định CPTPP, EVFTA, RCEP… để đa dạng hoá thị trường, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc và Mỹ.

Để giảm thiểu rủi ro phát sinh từ tranh chấp thương mại, Việt Nam phải tập trung mở rộng tiếp cận thị trường. Việt Nam đã tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), hai trong số đó sẽ có hiệu lực trong tương lai gần, đó là: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương toàn diện và tiên tiến (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Bằng cách này, Việt Nam sẽ có cơ hội tăng xuất khẩu sang các thị trường khác. Tuy nhiên, Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi chuỗi cung ứng kém phát triển, phụ thuộc nghiêm trọng vào nhập khẩu nguyên liệu và thiếu các ngành công nghiệp hỗ trợ. Để sống sót trong cuộc chiến thương mại và tận dụng tối đa Hiệp định thương mại tự do (FTA) sắp tới, Việt Nam cần nỗ lực để xóa bỏ những rào cản này, cụ thể:

Thứ nhất, đẩy nhanh việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) để hiệp định nhanh chóng có hiệu lực, mở ra nhiều cơ hội xuất nhập khẩu hàng hoá đối với thị trường EU.

Thứ hai, tích cực triển khai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm giúp các doanh nghiệp đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu, đối tác hợp tác đầu tư.

Thứ ba, đẩy mạnh đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trên cơ sở tối đã hoá lợi ích của Việt Nam, xem xét thận trọng đối với các đề xuất của Trung Quốc về việc mở cửa thị trường Việt Nam cho hàng hoá và dịch vụ của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)