và các cá nhân, tổ chức đóng vai trò là người tiêu dùng cuối cùng của hàng hóa hay dịch vụ. Ngoài ra, còn có sự tham gia của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp này.
1.1.2.2. Các thành viên trong chuỗi cung ứng Nhà sản xuất Nhà sản xuất
Nhà sản xuất hay nhà chế tạo là những đơn vị trực tiếp tạo ra sản phẩm (Michel Hugos, 2018). Nhà sản xuất bao gồm các công ty sản xuất nguyên liệu thô, bán thành phẩm và thành phẩm hoàn chỉnh. Các nguyên liệu thô có thể kể đến như nông sản, dầu thô, quặng kim loại. Từ các nguyên liệu này, các nhà sản xuất thành phẩm có thể sản xuất ra thành phẩm như nông sản sấy khô, xăng dầu, khí đốt hay gang thép,…
Nhà phân phối
Nhà phân phối là những công ty nhận một số lượng lớn hàng hóa từ nhà sản xuất rồi giao sản phẩm đến tay với khách hàng. Nhà phân phối còn được gọi là nhà bán sỉ với hoạt động bán sản phẩm cho các công ty khác với số lượng lớn hơn lượng thông thường mà một cá nhân mua (Michael Hugos, 2018). Để thúc đẩy công tác bán hàng và tăng doanh thu, nhà phân phối còn đảm nhận chức năng quản lý hệ thống
Nhà cung cấp Nhà cung cấp Công ty Khách hàng Khách hàng
hàng hóa lưu kho, điều hành kho hàng và vận chuyển hàng hóa cũng như công tác hỗ trợ khách hàng và hậu mãi. Hàng lưu kho càng cao thì sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ lợi nhuận (Min và Pheng, 2005). Nhà phân phối cũng có thể chỉ đảm nhận một chức năng duy nhất là môi giới khách hàng với sản phẩm mà không thực sự mua đi bán lại hàng hóa.
Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ tồn kho sản phẩm và bán khối lượng nhỏ tới khách hàng (Nguyễn Phúc Nguyên và Lê Thị Minh Hằng, 2016). Nhà bán lẻ cũng nắm bắt đầy đủ những sở thích và nhu cầu của khách hàng mà mình phục vụ (Michael Hugos, 2018). Nhà bán lẻ cũng có thể kiêm luôn chức năng bảo hành, hậu mãi Tại Việt Nam, chuỗi cửa hàng Thế giới di động là điển hình cho một nhà bán lẻ chuyên nghiệp. Khách hàng có thể đến các cửa hàng trong hệ thống để mua hầu hết các loại điện thoại đang có mặt trên thị trường và được bảo hành chính hãng thông qua các cửa hàng này.
Khách hàng
Khách hàng hay người tiêu dùng có thể là cá nhân hay tổ chức. Khách hàng tổ chức có thể mua sản phẩm về kết hợp với sản phẩm của họ để bán (Nguyễn Phúc Nguyên và Lê Thị Minh Hằng, 2016). Hoặc người tiêu dùng có thể là người sử dụng cuối cùng của một sản phẩm (Michael Hugos, 2018).
Các nhà cung cấp dịch vụ
Đây là những đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng (Michael Hugos, 2018). Nhà cung cấp dịch vụ cung cấp những dịch vụ đặc thù và chuyên biệt mà các đối tượng kể trên không thể thực hiện hoặc thực hiện với chi phí cao hơn đáng kể. Do đó, họ có thể thực hiện những dịch vụ của mình một cách hiệu quả hơn so với nhà sản xuất, nhà phân phối hay người tiêu dùng.
Một ví dụ điển hình cho nhà cung cấp dịch vụ tài chính với các sản phẩm như cho vay, quản lý tài khoản, bảo lãnh thanh toán,…Hay các agency cung cấp dịch cụ tiếp thị quảng cáo cho các công ty khác một cách chuyên nghiệp, từ đó giúp công ty tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Như vậy, có thể thấy, các thành viên tham gia chuỗi cung ứng đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nhu cầu của một chuỗi cung ứng thường ổn định theo thời gian, chỉ có mối quan hệ của các thành viên có thể thay đổi. Một số chuỗi cung ứng phụ thuộc rất ít vào các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ do một số thành viên trong chuỗi có thể tự đảm nhiệm luôn chức năng đó. Trong khi đó, có nhiều nhà cung cấp dịch vụ xuất sắc và được các thành viên trong chuỗi cung ứng thuê lại.