Trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào đầu những năm 70, ngành dầu khí ở Philippine hoạt động tương đối tự do và cạnh tranh diễn ra khá lành mạnh giữa 6 doanh nghiệp lọc hóa dầu là Shell, Caltex, Esso, Mobil, Filoil và Getty. Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ, Chính phủ đã quyết định kiểm soát giá thông qua việc thành lập Ủy ban Công nghiệp dầu (Oil Industry Commission – OIC) theo Đạo luật Cộng hòa 6173. Năm 1973, Sắc lệnh 334 của Tổng thống thành lập Công ty dầu mỏ quốc gia Philippine (Philippine National Oil Company – PNOC) nhằm đảm bảo sự ổn định cho nguồn cung cấp xăng dầu quốc gia. Sự can thiệp của chính phủ vào ngành dầu khí càng được tăng lên sau khi PNOC mua lại Esso, Filoil và thành lập liên doanh với Mobil. Năm 1977, Cục Năng lượng được thành lập (Department of Energy – DOE) để tham mưu cho Chính phủ về các chương trình và chính sách về năng lượng. Đồng thời, sắc lệnh Tổng thống 1206 đã giải thể OIC và thành lập Hội đồng Năng lượng (Board of Energy – BOE) với chức năng chính là thiết lập giá cho các nguồn năng lượng bao gồm các sản phẩm xăng dầu và điện. Quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng được thành lập nhằm giữ cho giá xăng dầu ở mức ổn định. Theo đó, các công ty trong ngành đóng góp vào trong quỹ khi giá dầu thô ở mức thấp và rút ra từ quỹ khi giá ở mức cao.
Năm 1983, Mobil bán lại mảng kinh doanh ở Philippine cho Caltex trong khi Shell mua lại Getty, qua đó ngành xăng dầu chỉ còn lại 3 doanh nghiệp chiếm 90% thị phần. Năm 1987, BOE được tái cấu trúc thành Hội đồng điều tiết năng lượng (Energy Regulation Board - ERB) có nhiệm vụ điều tiết toàn bộ ngành xăng dầu. Thẩm quyền của ERB bao gồm ấn định và điều tiết các sản phẩm xăng dầu, khí đốt và điện. ERB đảm bảo rằng giá xăng dầu chỉ dao động trong một biên độ nhất định thông qua Quỹ bình ổn giá. Trong khi đó, DOE vẫn giữ vai trò bảo đảm ổn định nguồn cung thông qua điều tiết lượng nhập khẩu dầu thô, số lượng nhà máy lọc dầu,
hệ thống kho bể và phân phối; đảm bảo chất lượng và số lượng các sản phẩm xăng dầu. Việc ấn định giá xăng dầu được diễn ra 2 tháng 1 lần thông qua các cuộc điều trần công khai. Cơ chế điều chỉnh về cơ bản là dựa trên giá dầu thô trong vòng 2 tháng trước đó và đảm bảo một mức lợi nhuận tối thiểu cho các công ty. Sự tồn tại của quỹ bình ổn xăng dầu không những gây ra những méo mó trên thị trường, phân bổ nguồn lực kinh tế không hiệu quả mà còn mang đến gánh nặng cho ngân sách Chính phủ. Năm 1990, Chính phủ đã chi 5 tỷ peso cho Quỹ bình ổn và toàn bộ số tiền này đã tiêu tan trong năm 1992, gây thiệt hại nặng nề cho ngân sách quốc gia.
Những cải cách trong ngành công nghiệp dầu mỏ tại Philippine đã được bắt đầu vào năm 1996 với việc thông qua Đạo luật bãi bỏ quy định ngành công nghiệp dầu hạ nguồn theo Đạo luật 8180, theo đó Chính phủ từ bỏ kiểm soát giá thông qua Ủy ban điều tiết năng lượng (ERB), bãi bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu (OPSF) và tự do hóa sự gia nhập của các doanh nghiệp mới. Tuy nhiên, Đạo luật 8180 đã bị Tòa án tối cao Philippine cho là vi hiến vào tháng 10 năm 1996. Tòa án tối cao cho rằng luật chưa đủ triệt để trong việc tự do hóa ngành dầu khí Philippine và lưu ý ba vấn đề chính: (i) định nghĩa về bán phá giá (dựa trên chi phí bình quân ngành); (ii) Chênh lệch thuế quan nhập khẩu 4% giữa dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế; và (iii) yêu cầu các doanh nghiệp mới tham gia phải đảm bảo đủ hàng tồn kho trong 40 ngày. Đạo luật 8479 được ban hành vào tháng 2 năm 1998 và giải quyết các vấn đề do Tòa án tối cao đưa ra bởi thay đổi định nghĩa của bán phá giá là việc đặt giá dưới chi phí biến đổi trung bình nhằm mục đích gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh, xóa bỏ chênh lệch thuế quan bằng cách áp dụng mức thuế 3% trên tất cả các sản phẩm xăng dầu và loại bỏ yêu cầu tồn kho trong 40 ngày.
Sau khi bãi bỏ hạn chế đối với ngành dầu khí, vào năm 1999, Philippine đã có thêm 52 công ty mới gia nhập ngành. Năm 2000, tổng giá trị đầu tư đạt mức 12 tỷ peso, tập trung vào vận chuyển dầu thô và khí hóa lỏng do những lĩnh vực này có rào cản gia nhập ngành thấp. Trong khi đó, lĩnh vực phân phối và bán lẻ xăng dầu yêu cầu mạng lưới phân phối rộng khắp rất khó để xây dựng do chi phí xây dựng một cửa hàng rất cao. Nếu như trước đây lĩnh vực bán lẻ vẫn được thống trị bởi 3 công ty là Caltex, Petron và Shell thì hiện nay theo ước tính có khoảng hơn 80 doanh nghiệp
hoạt động. Các quy định đã được nới lỏng đến mức kể cả một người dân bình thường cũng có thể mở CHXD. Sự gia tăng số lượng CHXD được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 1. 4: Số lượng cửa hàng xăng dầu Philippine phân theo khu vực giai đoạn 1996-2016
(Đơn vị tính: cửa hàng)
(Nguồn: JX Nippon Oil & Energy Vietnam Consulting And Holdings Limted, 2019)
Số lượng CHXD tại Philippine gia tăng gấp đôi kể từ sau thời kỳ nới lỏng, từ 3.060 vào năm 1996 cửa hàng lên đến 6.834 cửa hàng vào năm 2016. Khu vực Luzon là khu vực có tốc độ gia tăng CHXD nhanh nhất do đây là đảo có diện tích lớn nhất và đông dân nhất ở Philippine. Kể từ năm 2011, số lượng CHXD tăng mạnh do sự bùng nổ của các CHXD không thương hiệu. Tương tự như ở Thái Lan, các cửa hàng này có diện tích nhỏ cùng với thiết bị đơn giản, chỉ gồm từ 1-2 cột bơm. Những cửa hàng này cạnh tranh trực tiếp, giành thị phần từ các doanh nghiệp lớn nhờ vào hàng nhập lậu giá rẻ.
Cũng trong giai đoạn 1996-2016, sản lượng trung bình của 1 cửa hàng giảm từ 256Kl/tháng xuống còn 185Kl/tháng (JX Nippon Oil & Energy Vietnam Consulting And Holdings Limted, 2019). Điều này cho thấy tốc độ gia tăng của số lượng cửa
1,870 2,144 2,521 2,321 2,449 2,645 3,804 4,514 576 577 608 619 652 800 1,243 1,253 614 576 617 532 636 669 1,041 1,067 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 1996 1999 2002 2005 2008 2011 2013 2016
hàng cao hơn so với tốc độ gia tăng của nhu cầu, phần nào thể hiện mức độ cạnh tranh cao hơn sau khi nới lỏng.