Dư nợ tài trợ chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu LẠI THỊ THẢO VÂN - 1906030293 - TCNHK26A (Trang 47)

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô hoạt động tài trợ của Ngân hàng. Dư nợ dành cho hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng càng cao chứng tỏ hoạt động tài trợ của Ngân hàng càng phát triển về lượng. Việc đo lường, đánh giá dư nợ có thể thông qua tỷ lệ tăng trưởng dư nợ.

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ = (Dư nợ năm (t + 1) / Dư nợ năm t) * 100%. 1.5.2. Sự phát triển về thị phần

Chỉ tiêu về thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của Ngân hàng. Số lượng doanh nghiệp đề nghị xin tài trợ của Ngân hàng càng nhiều thì thể hiện Ngân hàng đó càng hoạt động thành công, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp. Thị phần tín dụng cá nhân của một ngân hàng được xác định như sau:

Thị phần tài trợ chuỗi cung ứng = Dư nợ tài trợ chuỗi cung ứng của một ngân hàng/ Tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng

1.5.3. Tỷ lệ nợ xấu

Phát triển của tài trợ chuỗi cung ứng phải đảm bảo đi đôi với sự gia tang về chất lượng các khoản tài trợ. Giống như chất lượng tín dụng, chất lượng các khoản tài trợ một phần được thể hiện ở mức độ an toàn thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu – đánh giá khả năng thu hồi nợ (đặc biệt đối với các phương thức cho vay, tài trợ cho các khoản phải thu hoặc tài chính trước khi giao hàng)

Tỷ lệ nợ xấu = (Nợ xấu của tài trợ chuỗi cung ứng / Dư nợ tài trợ chuỗi cung ứng) * 100%.

1.5.4. Thu nhập từ tài trợ chuỗi cung ứng

Muốn phát triển được hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng, Ngân hàng cần quan tâm nhất đến hiệu quả của hoạt động tài trợ và nó được phản ánh thông qua thu nhập từ tài trợ hoặc tỷ trọng thu lãi từ tài trợ trên tổng thu lãi từ tín dụng. Thu nhập ở đây được tính bằng chênh lệch giữa chi phí đầu vào và các chi phí khác cho hoạt động tài trợ với thu lãi đầu ra.

Thu nhập từ tài trợ chuỗi cung ứng = Thu từ tài trợ chuỗi cung ứng – Chi phí cho tài trợ chuỗi cung ứng

Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả hoạt động từ tài trợ chuỗi cung ứng trong tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó có định hướng rõ ràng trong phát triển từ tài trợ chuỗi cung ứng nhằm đặt ra các mục tiêu gần và kế hoạch lâu dài để có đường lối phát triển rõ ràng trong tương lai. 1.5.5. Tính đa dạng của việc sử dụng các phương thức tài trợ

Mức độ đa dạng hoá sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng phù hợp với nhu cầu thị trường là một chỉ tiêu thể hiện sự tập trung phát triển tài trợ chuỗi cung ứng, qua đó phản ánh năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong lĩnh vực này. Sự đa dạng hoá sản phẩm cần phải được thực hiện trong tương quan so với các nguồn lực hiện có của Ngân hàng. Nếu không, việc triển khai quá nhiều sản phẩm có thể làm cho Ngân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải nguồn lực quá mức.

Cơ cấu sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng không đồng đều phản ánh ngân hàng tập trung phát triển những sản phẩm có dư nợ cao. Cơ cấu sản phẩm tài trợ đồng đều thể hiện sự đa dạng về sản phẩm. Tùy theo mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ mà ngân hàng có chiến lược thay đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp. Sản phẩm càng đa đạng, ngân hàng càng khai thác được những nhu cầu tiềm năng của khách hàng, từ đó mở rộng thị phần.

1.6. Kinh nghiệm thế giới trong tài trợ chuỗi cung ứng đối với ngành Dệt may

Khối lượng thương mại thế giới đã chứng kiến sự gia tăng đáng kinh ngạc trong giao dịch tài khoản mở trong những năm gần đây. Tính tới thời điểm hiện tại hơn 80% tổng kim ngạch thương mại thế giới (xuất khẩu) được giải quyết bằng thanh toán tài trợ. Tỷ lệ ấn tượng này được kỳ vọng sẽ tang thậm chí xa hơn nữa trong tương lai. Do đó, các ngân hàng buộc phải cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp các sản phẩm hỗ trợ đầy đủ, xử lý tự động cũng như tiết kiệm chi phí kết hợp với các tùy chọn tài chính và đảm bảo thanh toán.

Biểu đồ 1. 1. Giao dịch quốc tế từ năm 1978 đến 2013

Source: Unicredit Group – 2015

Hình trên phản ánh sự tăng trưởng tương đối chậm của tài trợ thương mại truyền thống so với tăng trưởng theo cấp số nhân trong hoạt động ghi sổ, đặc biệt là trong thập kỷ qua. Sự tham gia của các ngân hàng vào SCF và các luồng giao dịch ghi sổ đã tăng lên như một phần trong giao dịch của họ. Tác động tích cực tiềm tàng của SCF đối với các nền kinh tế trên toàn cầu đang bắt đầu được đánh giá cao.

Trên thế giới, nhiều công ty đã và đang lựa chọn sử dụng các giải pháp giúp tận dụng xếp hạng tín dụng của người mua để mở rộng tài chính cho các nhà cung cấp ở mức lãi suất có lợi hơn. Tuy đem lại nhiều lợi ích, tài trợ chuỗi cung ứng vẫn chưa thể được áp dụng ở cùng một mức tại các quốc gia cũng như quy mô doanh nghiệp khác nhau. Trong khi SCF đóng vai trò thiết yếu tại châu Âu và Hoa Kỳ, đặc biệt là ở các công ty lớn, thì nó lại chưa thực sự được nhắc tới bởi những công ty hay các nhà cung cấp vừa và nhỏ. Báo cáo của Demica chỉ ra rằng, tiềm năng chưa được khai thác của SCF tại thị trường các doanh nghiệp tầm trung có thể lên đến hơn 3 nghìn tỷ USD.

Biểu đồ 1. 2 Lĩnh vực sử dụng tài trợ chuỗi cung ứng 2018/2019

Nguồn: PWC 2018/2019

Dệt may đóng góp không nhỏ vào GDP của thế giới nhưng phần trăm tham gia vào tài trợ chuỗi cung ứng của ngành Dệt may khá khiêm tốn ở mức 5%, thấp hơn nhiều so với các ngành như vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa ở giai đoạn cuối hay công nghệ. Thực tế cho thấy Dệt may là ngành có chuỗi cung ứng đa dạng, nhiều khâu và nhiều các bên tham gia, hoàn toàn có thể tạo ra nguồn lực dồi dào cũng như dòng chảy tiền tệ lớn nếu các ngân hàng tham gia tích cực vào việc tài trợ tài chính cho chuỗi Dệt may.

Biểu đồ 1. 3. Tài trợ chuỗi cung ứng ngành Dệt may theo vùng lãnh thổ

Trong báo cáo của PwC về tình hình tài trợ chuỗi cung ứng thế giới năm 2018/2019, các đối tượng tham gia tài trợ và được tài trợ trong chuỗi cung ứng Dệt may đến khu vực địa lý khác nhau. Nhưng tập trung chủ yếu tại Bắc Âu, nơi sở hữu nhiều công ty bán lẻ về thời trang nhiều nhất thế giới cũng như sở hữu sức tiêu thụ hàng hóa liên quan đến Dệt may nhiều nhất thế giới. Tiếp đó phải kể tới Đông Nam Á, nới đặt các nhà máy chuyên gia công, thiết kế cho các hang lớn, nhu cầu về nguồn tài chính cần cho sản xuất nhiều và cần thời gian quay vòng vốn nhanh nên tài trợ chuỗi cung ứng dường như là một trong những giải pháp đang rất phát triển ở hu vực này.

Biểu đồ 1. 4. Số lượng ngân hàng sử dụng tài trợ chuỗi cung ứng tính riêng cho ngành Dệt may

Nguồn: 2020 ICC GLOBAL SURVEY ON TRADE FINANCE

Đáng chú ý hơn trong cuộc khảo sát của PWC, chỉ có 65% ngân hàng cho biết họ đã xây dựng một nền tảng tài trợ chuỗi cung ứng độc quyền, hơn một phần ba số ngân hàng còn lại đã sử dụng nền tảng kết hợp, từ một nhà cung cấp khác.

Theo cáo báo chiến lược từ các ngân hàng toàn cầu, các ngân hàng đang gia tăng sử dụng tài trợ chuỗi cung ứng trong 5 năm tới. Nhưng thực tế cho thấy phần lớn của các ngân hàng chỉ tăng trưởng từ 0–15% trong cùng một khoảng thời gian. Điều này đặt ra chiến lược mới đối với các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. Nếu sự tăng trưởng của họ không đến từ tài trợ chuỗi cung ứng và các giao dịch thương

mại quốc tế, nó sẽ đến từ đâu trong một thị trường nơi thương mại truyền thống đang có xu hướng đi xuống.

Dưới đây là một số các ví dụ về các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính đã thành công trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng Dệt may với vai trò là nhà cung cấp vốn:

Tài trợ chuỗi cung ứng ngành Dệt may của Tradewind

Tradewind cung cấp tài chính thương mại quốc tế cho thị trường vừa và nhỏ trên thế giới. Được thành lập vào năm 2000, với hơn 20 văn phòng trên toàn thế giới, chúng tôi giao dịch trên khắp các châu lục. Với hiểu biết sâu sắc về ngành Dệt may, Tradewind cung cấp cho từng khách hàng một giải pháp phù hợp dựa trên vị trí, sản phẩm và thời hạn thanh toán. Tradewind đã tài trợ bán hàng cho nhiều thương hiệu bao gồm Gap, Ralph Lauren, H&M, Dockers, Target, Levi’s, Inditex, C&A, New Yorker, Pepe Jeans, Debenhams, Arcadia Group, Urban Outfitters, Express, v.v. Phần lớn khách hàng của Tradewind trong lĩnh vực Dệt may đang xuất khẩu hàng may sẵn và hàng dệt trong nước. Họ được đặt tại Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Trung Quốc, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ, và thường bán cho các nhà bán lẻ và nhà bán buôn lớn ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Trung Đông.

Tradewind cung cấp tài trợ trước khi xuất khẩu cho các giao dịch bán hàng được thực hiện theo các hình thức tài trợ đặt hàng, cho vay hàng tồn kho, thư tín dụng và bảo lãnh có cấu trúc. Nổi bật nhất là dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu tạm ứng lên đến 95% và tài trợ trong vòng 24-48 giờ kể từ khi yêu cầu cấp vốn, tối đa $5.000.000 với nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may sẵn sang Mỹ và Châu Âu, $3.500.000 nếu có trụ sở tại Ấn Độ, €3.000.000 đối với Nhà sản xuất hàng may mặc xuất khẩu sang Tây Ban Nha và Hà Lan.

Ngoài ra, tập đoàn tài chính Tradewind cung cấp cơ sở bao thanh toán xuất khẩu trị giá 4 triệu đô la cho Công ty Dệt may gia dụng và vải có trụ sở tại Pakistan. Tradewind đã công bố một cơ sở tài trợ sau khi giao hàng trị giá 4 triệu đô la cho một nhà sản xuất và xuất khẩu vải, hàng dệt gia dụng và hàng may mặc có trụ sở tại Pakistan. Công ty chủ yếu bán cho người mua ở Hoa Kỳ và Châu Âu và đang sử dụng

nguồn vốn của Tradewind để hỗ trợ doanh số bán hàng ngày càng tăng theo điều kiện tài khoản mở.

Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) đầu tư vào may mặc

IFC đã đầu tư 22 triệu USD vào Esquire Knit Composite Ltd để hỗ trợ thành lập nhà máy sản xuất hàng may sẵn tại Bhaluka ở Mymensingh. Với sự tài trợ của IFC, Esquire Knit Composite Ltd sẽ mở rộng hoạt động cắt và may quần áo của mình. Dự án bao gồm việc thành lập một nhà máy cắt và may mới ở Bhaluka. Cơ sở mới, nằm trong một tòa nhà xanh, sẽ bao gồm 102 dây chuyền may, dệt kim may liền, công nghệ cúp ngực đúc và cắt và may tự động để sản xuất quần áo và nội y hoạt động, theo đề xuất của dự án. Dự án được đề xuất sẽ tăng công suất cắt và may của Esquire lên 31,8 triệu chiếc mỗi năm để xuất khẩu cho các nhà bán lẻ lớn trên toàn cầu.

Chương trình tài chính chuỗi cung ứng của PUMA kết hợp với BNP Paribas và IFC

PUMA, BNP Paribas và IFC đã khởi động chương trình SCF của họ vào năm 2016, cung cấp mức giá theo từng cấp tài trợ ngắn hạn dựa trên vị thế tín dụng riêng của PUMA — cung cấp chi phí tài chính thấp hơn dành cho các nhà cung cấp đạt được điểm bền vững cao theo xếp hạng nội bộ của công ty hệ thống. Trong năm đầu tiên, PUMA đã cung cấp hơn 100 triệu đô la Mỹ tài trợ, bao gồm 15% cơ sở nhà cung cấp của nó.

Hai ngân hàng tham gia đều cung cấp tài chính, nhưng cho các nhóm đối tượng khác nhau. Ngân hàng BNP Paribas tài trợ cho các nhà cung cấp ở các thị trường phát triển, chủ yếu là Châu Âu, và IFC cung cấp tài chính cho các đối tác kinh doanh của PUMA ở các nước đang phát triển, tức là các trung tâm cung ứng hàng may mặc bao gồm Bangladesh, Việt Nam và Pakistan.

Chương trình SCF sử dụng nền tảng quản lý chuỗi cung ứng GT Nexus, một hệ thống để sắp xếp các giao dịch và cung cấp cho các nhà cung cấp khả năng tiếp cận tài chính dễ dàng từ BNP Paribas và IFC. Với việc cả hai ngân hàng sử dụng cùng một nền tảng, các nhà cung cấp trở nên dễ dàng nhận được tài chính: tài trợ của họ chỉ bằng một cú nhấp chuột, bất kể họ đang nhận tiền từ ngân hàng nào tài trợ.

Điểm nổi bật của sự hợp tác 3 bên giữa US Apparel - LS & Co. - IFC

Vào tháng 11 năm 2014, IFC, US Apparel và LS & Co. đã chính thức hợp tác và xây dựng lên chương trình khung cho tài chợ chuỗi cung ứng. Theo đó, US Apparel nhận được khoản thanh toán cho việc bán hàng của mình cho LS & Co. trung bình sớm hơn 55 ngày với sự tài trợ của IFC. US Apparel trả phí chiết khấu thanh toán sớm, phí này gắn liền với uy tín vững chắc của LS & Co. Sau khi thực hiện các biện pháp khác nhau được mô tả dưới đây, US Apparel đã giảm phí tài chính khoảng

40.000 đô la mỗi năm.

Một trong những đặc điểm chung của các ví dụ kể trên đó là các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính ở nước ngoài đã chú trọng vào việc xấy dựng nền tảng công nghệ tiên tiến, phục vụ cho nghiệp vụ tài trợ chuỗi cung ứng của mình. Các ngân hàng thường bắt đầu với các khoản tài trợ nhỏ, dành thời gian tìm hiểu điểm mạnh đổi đối tượng nhận tài trợ và thúc đẩy việc cải tiến công nghệ của các đối tượng đó. Đây cũng là bài học dành cho các ngân hàng thương mại của Việt Nam trước khi triển khai tài trợ tài chính cho bất kì chuỗi cung ứng của bất kì doanh nghiệp Dệt may nào. Ngoài ra việc một doanh nghiệp liên kết với nhiều hơn một ngân hàng cũng tăng sự đa dạng trong quá trình xin cấp vốn tài trợ của mình, từ đó vừa khiến dòng vốn lưu động không bị ngắt quãng, vừa tăng mức tín nhiệm với các doanh nghiệp khác trong chuỗi cung ứng của mình.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày các nội dung cơ bản và cốt lõi của lý thuyết chuỗi cung ứng như định nghĩa chuỗi cung ứng và định nghĩa chuỗi giá trị; mối liên hệ giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị; cấu trúc chuỗi cung ứng; các mối quan hệ và các dòng chảy trong chuỗi; các chức năng hoạt động của chuỗi cung ứng;... Bên cạnh đó đề cập đến nội dung về tài trợ chuỗi cung ứng, các phương pháp tài trợ chuỗi cung ứng như tài trợ các khoản phải thu, tài trợ cho vay và phương thức mới là nghĩa vụ thanh toán qua ngân hàng và đồng thời dựa vào cách thức hoạt động của các hình thức tài trợ đó rút ra được lợi ích dành cho các bên tham gia, đưa ra được tiêu chí đánh giá sự phát triển và chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng. Chương 1 cũng đã đề cập đến thực trạng hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng trên thế giới một cách tổng quát và đưa dẫn chứng một số các ví dụ cụ thể. Toàn bộ những nội dung trong chương 1 chính là nền tảng về cơ sở lý luận để tiến hành vận dụng vào nghiên cứu chuỗi cung ứng và tài trợ chuỗi cung ứng, đặc biệt đối với ngành Dệt may trong các chương sau.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI

Một phần của tài liệu LẠI THỊ THẢO VÂN - 1906030293 - TCNHK26A (Trang 47)