Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Một phần của tài liệu HOÀNG QUÝ PHƯỚC-1906020268-QTKD26 (SỬA SAU BV LVTN 240821) (Trang 36 - 43)

6. Bố cục đề tài, nội dung nghiên cứu:

1.3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

 Hiệu suất sử dụng TSDH

Hiệu suất sử dụng TSDH = Doanh thu thuần TSDH bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh cứ trung bình một đồng TSDH thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Nó thể hiện trình độ sử dụng tài sản cố định, khả năng sinh lời của tài sản kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH của công ty càng tốt và ngược lại.

- Số TSDH bình quân trong kỳ

TSDH bq trong kỳ = TSDH đầu kỳ + TSDH cuối kỳ 2

- Tỷ suất lợi nhuận TSDH

Tỷ suất lợi nhuận TSDH = Lợi nhuận sau thuế  100% TSDH bq trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSDH trong kỳ có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ Công ty sử dụng TSDH càng có hiệu quả.

- Hiệu quả sử dụng TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại mấy đồng lợi nhuận.

Hiệu quả sử dụng TSCĐ = Lợi nhuận TSCĐ bq - Tài sản cố định bình quân:

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của TSCĐ càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng tăng và ngược lại.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Doanh thu thuần TSCĐ bq

- Sức sinh lời của TSCĐ: Chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ cho biết một đồng nguyên giá tài sản cố định đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Sức sinh lời càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao và ngược lại.

Sức sinh lời của TSCĐ = Lợi nhuận sau thuế Nguyên giá TSCĐ bq - Tỷ suất hao phí TSCĐ: Qua chỉ tiêu ta thấy để có được một đồng doanh thu

thuần cần bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân.

Tỷ suất hao phí TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ Doanh thu thuần 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Vốn điều lệ là vốn bằng tiền, các khoản phải thu, tạm ứng... Đây là hình thái biểu hiện của TSNH tại doanh nghiệp.

Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng TSNH được đo bằng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển TSNH. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển TSNH còn gọi là hiệu suất luân chuyển TSNH.

TSCĐ bq

=

Đầu kỳ + Cuối kỳ 2

Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp ta dùng các chỉ tiêu:

 Hiệu suất sử dụng TSNH

Hiệu suất sử dụng TSNH = Doanh thu thuần TSNH bq

Chỉ tiêu này cho biết TSNH quay được mấy vòng trong kỳ, nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển.

 Thời gian của một vòng luân chuyển

Kỳ luân chuyển TSNH bq = 360 ngày

Tốc độ luân chuyển TSNH Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho TSNH quay được một vòng. Thời gian của 1 vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả hơn.

 Hệ số đảm nhiệm TSNH:

Hệ số đảm nhiệm TSNH = TSNH bq

Doanh thu thuần Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Qua chỉ tiêu trên ta biết được để có một đồng doanh thu thì cần mấy đồng TSNH.

 Sức sinh lợi của TSNH

Sức sinh lợi TSNH = Lợi nhuận TSNH bq

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSNH đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận thuần.

 Sức sinh lợi của một lao động

Sức sinh lời của một lao động = Lợi nhuận sau thuế Số lượng lao động bình quân Chỉ tiêu này cho biết một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ nhất định.

 Doanh thu bình quân của một lao động

Doanh thu bình quân của một lao động = Doanh thu thuần Số lượng lao động bình quân Chỉ tiêu này cho biết một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.

1.3.5. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí

Chi phí là một chỉ tiêu bằng tiền của tất cả các chi phí trong doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu giảm chi phí sẽ làm tốc độ TSNH quay nhanh hơn và biện pháp quan trọng để hạ giá thành sản phẩm.

 Hệ số chi phí

Hệ số chi phí = Tổng doanh thu thuần Tổng chi phí

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt vì nó thể hiện mỗi đồng chi phí doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất kinh doanh đã mang lại hiệu quả tốt.

 Tỷ suất lợi nhuận chi phí

Tỷ suất lợi nhuận chi phí = Lợi nhuận Tổng chi phí

Là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận và tổng chi phí kinh doanh trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ với một mức chi phí thấp cũng cho phép mang lại lợi nhuận cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.6. Một số chỉ tiêu tài chính

 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán (H)

Khả năng thanh toán chính là tỷ số giữa các khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng được các nhà quản trị quan tâm liệu doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán với các khoản nợ tới hạn hay không.

H = Tổng tài sản Tổng nợ phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh năng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Nó cho biết một đồng cho vay thì có mấy đồng đảm bảo.

Nếu H > 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt. Song nếu H > 1 quá nhiều thì lại được xem là không tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận dụng hết cơ hội chiếm dụng vốn.

Nếu H < 1 quá nhiều báo hiệu doanh nghiệp đang trên đà phá sản do vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện có không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải trả.

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Hn)

Chỉ tiêu này phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hóa. Tùy theo mức độ của việc thanh toán nợ, hệ số thanh toán nhanh có thể được xác định bằng cách sau:

Hn= TSNH và đầu tư ngắn hạn – HTK Tổng nợ ngắn hạn

Nếu Hn = 1: tỷ lệ này là hợp lý nhất vì như vậy nghĩa là doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán vừa có nhiều cơ hội do khả năng thanh toán mang lại.

Nếu Hn < 1: tình hình thanh toán nợ của công ty gặp nhiều khó khăn. Nếu Hn > 1: tình hình thanh toán nợ của công ty không tốt do tài sản tương đương tiền nhiều, vòng quay vốn chậm sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định. Nguồn để trả nợ là lợi nhuận sau khi đã trừ đi chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng, so sánh giữa nguồn để trả lãi vay phải trả sẽ cho ta thấy doanh nghiệp đã sẵn sàng để trả lãi vay đến mức độ nào.

Hlv = LNTT và lãi vay

Lãi vay

Chỉ tiêu này cho ta thấy khả năng đảm bảo vốn kinh doanh của doanh nghiệp, thấy được hiệu quả của việc sử dụng vốn.

 Các chỉ tiêu về hoạt động

- Vòng quay khoản phải thu: Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh.

Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu bán chịu thuần Khoản phải thu bình quân

- Số ngày một vòng quay khoản phải thu: Cũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, chỉ số này cho chúng ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng. Thời gian thu tiền càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng và ngược lại.

1.3.7. Các giải pháp thường áp dụng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh 1.3.7.1. Tập trung đẩy mạnh tăng ROS, ROE

1.3.7.2. Giảm hệ số chi phí (tỷ lệ chi phí trên doanh thu giảm)

1.3.7.3. Tăng hiệu suất sử dụng lao động- chi phí cho 1 nhân sự tốt nhất (so với đóng góp vô hình và hữu hình- doanh số)

1.3.7.4. Giải pháp về nhân sự, mô hình 3-5-4 tức 3 người làm việc bằng 5 người và hưởng chế độ của 4 người. Từ đó đưa ra chính sách thu hút con người, nhất là cấp quản lý để vận hành hệ thống theo đúng định hướng mục tiêu đã định nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

1.3.7.5. Xây dựng các KPI theo từng thời điểm- tháng, quý để có chính sách xuyên suốt, tạo sự ổn định cho hệ thống nhân viên kinh doanh cũng như đảm bảo quyền lợi cho khách hàng với chính sách gắn kết

1.3.7.6. Ứng dụng các công cụ phần mềm như ERP để nắm được nguồn doanh thu hàng tuần, tháng phục vụ cho các hoạt động phải chi. DMS để quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh (định tuyến làm việc, công cụ đặt đơn hàng, báo cáo tỷ trọng sản phẩm theo KPI đã định). APP bán hàng- 1 công cụ nối dài hỗ trợ cho Sale gia tăng tương tác với khách hàng là nhà thuốc trong việc tiếp thị, lấy đơn với những dòng sản phẩm dẫn, bán chạy. Trong đại dịch CoV này thì công cụ này là cần thiết khi việc gặp gỡ khách hàng ngày một khó khăn.

Kỳ thu tiền bình quân = 360 ngày

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KÊNH OTC NGÀNH DƯỢC PHẨM VÀ CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á

TRONG GIAI ĐOẠN 2018- 2020

Một phần của tài liệu HOÀNG QUÝ PHƯỚC-1906020268-QTKD26 (SỬA SAU BV LVTN 240821) (Trang 36 - 43)