Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh trái phiếu

Một phần của tài liệu NGUYỄN KIM THÚY_1806030061_TCNH25A (Trang 36 - 38)

-Rủi ro lãi suất (Interest rate risk): Những thay đổi trong lãi suất ảnh hưởng đến thu nhập của trái phiếu. Thu nhập trái phiếu có thể biến động một cách đáng kể khi lãi suất tăng, giảm. Hay nói cách khác, sự biến động của lãi suất có thể mang lại lãi hoặc lỗ cho trái chủ kinh doanh trái phiếu.

-Rủi ro tín dụng (Credit risk): Rủi ro tín dụng xảy ra khi chủ thể phát hành trái phiếu không thể hoặc mất khả năng thanh toán đúng hạn các khoản lãi và gốc của đợt phát hành. Ngoài trái phiếu Chính phủ được xem là hầu như không có rủi ro tín dụng, thì các trái chủ phải luôn luôn phân tích, đánh giá, xếp hạng chất lượng tín dụng đối với trái phiếu do chính quyền địa phương hoặc do doanh nghiệp phát hành để làm căn cứ ra quyết định kinh doanh, bởi vì đây là các loại trái phiếu tiềm ẩn rủi ro tín dụng.

-Rủi ro thanh khoản (Liquid risk): Tính thanh khoản của NHTM được xem như khả năng tức thời (the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng và các nghĩa vụ thanh toán đã cam kết. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi NHTM không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp NHTM thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt (trong đó bao gồm cả việc bán các

trái phiếu trước khi đến hạn) hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro thanh khoản bao gồm:

+ NHTM vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và định chế tài chính khác; sau đó chuyển hóa chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn và gây ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

+ Sự thay đổi của lãi suất có thể tác động đến cả người gửi tiền và người vay vốn. Khi lãi suất giảm, một số người gửi tiền rút vốn khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lời cao hơn, còn những người đi vay tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì lãi suất đã thấp hơn trước. Như vậy, việc lãi suất thay đổi sẽ có ảnh hưởng trạng thái thanh khoản của ngân hàng.

+ Do ngân hàng có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp và kém hiệu quả như: các trái phiếu đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ của ngân hàng không đủ cho nhu cầu chi trả v.v. Để xử lý vấn đề thanh khoản, các ngân hàng có thể tiếp cận theo một số hướng sau đây:

Tạo ra nguồn cung cấp thanh khoản từ bên trong (dựa vào tài sản Có).

Vay mượn từ bên ngoài (dựa vào tài sản Nợ) để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng.

Phối hợp cân bằng ở cả hai hướng nêu trên. Trên cơ sở đó, trong lĩnh vực kinh doanh trái phiếu, vấn đề chủ yếu mà một NHTM thực hiện hoạt động kinh doanh trái phiếu cần phải xem xét trước khi lựa chọn trái phiếu kinh doanh là tính thanh khoản của trái phiếu để có thể tạo ra nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng khi cần thiết.

-Rủi ro hoạt động (Operation risk): là rủi ro liên quan đến lỗi hệ thống hoặc lỗi con người trong các quy trình hoạt động kinh doanh trái phiếu của NHTM, dẫn đến các khoản thua lỗ hoặc thiệt hại uy tín cho ngân hàng. Cùng với sự phát triển và càng ngày càng phức tạp của các loại hình, sản phẩm kinh doanh trong lĩnh vực trái phiếu dẫn đến việc các cán bộ thực hiện đôi khi không thể hiểu hết được công việc của họ cũng như bản chất của các sản phẩm, loại hình này. Ngoài ra, do quy mô của từng

giao dịch kinh doanh trái phiếu của NHTM là có giá trị lớn nên một lỗi sai nhỏ trong xử lý hoặc thanh toán có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

-Rủi ro tái đầu tư: Phép tính lợi suất của một trái phiếu giả định rằng các dòng tiền nhận được được tái đầu tư. Khoản thu nhập bổ sung từ việc tái đầu tư đó, còn được gọi là lãi của lãi, phụ thuộc vào mức lãi suất hiện hành tại thời điểm tái đầu tư, cũng như vào chiến lược tái đầu tư. Khả năng thay đổi của lãi suất tái đầu tư của một chiến lược xác định do sự thay đổi của lãi suất thị trường, từ đó dẫn tới tính không chắc chắn của lợi tức dự kiến nhận được từ trái phiếu, được gọi là rủi ro tái đầu tư. Đó là rủi ro khi lãi suất để tái đầu tư các dòng tiền giữa kỳ bị giảm xuống. Rủi ro này sẽ lớn hơn đối với những thời kỳ nắm giữ dài hơn, và đối với trái phiếu có các dòng tiền lớn.

- Rủi ro lạm phát: Rủi ro lạm phát, còn gọi là rủi ro sức mua, phát sinh do sự biến động trong giá trị của các dòng tiền mà một trái phiếu đem lại. Ví dụ nếu các trái chủ mua một trái phiếu có lãi suất là 7% nhưng tỷ lệ lạm phát là 8%, thì sức mua của dòng tiền này thực sự đã giảm sút.

Một phần của tài liệu NGUYỄN KIM THÚY_1806030061_TCNH25A (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w