Tổng quan về tác động của dịch Covid19 đến chuỗi cung ứng dệt may

Một phần của tài liệu NGUYỄN KIM CHI-1906020212-QTKD26 (Trang 36 - 43)

1.3.1. Các mô hình lý thuyết về tác động của dịch Covid 19 đến chuỗi cung ứng

1.3.1.1. Mô hình của Harun Demirci (2021)

Hình 1.7. Mô hình nghiên cứu của Harun Demirci

Nguồn: Harun Demirci (2021)

Đại dịch là sự gián đoạn duy nhất vì chúng tác động đến nội bộ chuỗi cung ứng (ví dụ: công nhân, bệnh tật) và bên ngoài (ví dụ: nguồn cung thiếu hụt, nhu cầu tăng lên). Các đại dịch trước đây đã ảnh hưởng đến một số liên kết của chuỗi cung ứng như các nhà cung cấp, vận chuyển, phân phối và khách hàng. Theo Harun Demirci, Covid-19 có khả năng tác động đến cả phía cầu và phía cung của chuỗi cung ứng. Tác động phụ khiến người tiêu dùng hoang mang, tác động của một thảm họa đối với hành vi của khách hàng trong thời kỳ đại dịch dẫn đến sức mua giảm. Sự gián đoạn bên cung bao gồm tình trạng thiếu lao động do công nhân ốm đau, hạn chế di chuyển hoặc bị cô lập. Cuộc khủng hoảng Covid-19 rõ ràng cho thấy sự thiếu khả năng phục hồi trong chuỗi cung ứng”. Tổng kết, hiện tại Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã dẫn đến nhu cầu tăng đột biến và thiếu hụt nguồn cung. Mô hình

nghiên cứu phân tích các phản ứng và ảnh hưởng của các phản ứng đó của các chuỗi cung ứng trước đây, trong và sau tác động của cuộc khủng hoảng Covid-19.

1.3.1.2. Mô hình của Märta Stammarnäs (2021)

Hình 1.8. Mô hình nghiên cứu của Märta Stammarnäs

Nguồn: Märta Stammarnäs (2021)

Mô hình của Märta Stammarnäs cho thấy các khía cạnh Covid-19 và các vấn đề trong mối quan hệ người mua – nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng do đại dịch, tiết lộ ảnh hưởng đến các nguồn lực xã hội, và ảnh hưởng như thế nào tới các khoản dự phòng, khả năng bổ sung và giá trị cuối cùng.

Cấu trúc xã hội bắt nguồn từ quan hệ thị trường, quan hệ thứ bậc và quan hệ xã hội, Ba loại mối quan hệ này cần được xem xét kỹ trong mối quan hệ người mua – nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng. Quan hệ thị trường liên quan đến thị trường nơi các đơn đặt hàng do nhà cung cấp đưa ra được trao đổi với người mua. Mối quan hệ thứ bậc quan tâm trong bối cảnh này phải tuân theo các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ và các quy định phải tuân thủ. Mối quan hệ người mua - nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng hàng dệt may do đại dịch đã khiến các tác nhân trước hết nhìn vào lợi ích của họ để tồn tại trên thị trường. Các vấn đề lớn phát sinh do đại dịch liên quan đến việc nhà cung cấp xử lý các tình huống phát sinh chẳng hạn như đơn đặt hàng bị trì hoãn. Nhà cung cấp đang gặp bất lợi khi họ đang ở phụ thuộc vào người mua. Điều này ảnh hưởng lớn đến cơ hội, động lực và khả năng với

tư cách là nhà cung cấp ví dụ: mất khả năng thương lượng, vì họ phải chấp nhận bất kỳ giá nào trên một đơn đặt hàng để tồn tại, hoặc lòng tin giữa các bên giảm do đại dịch và mọi người đặt lợi ích của họ lên hàng đầu. Có thể thấy trong đại dịch, tác động đến mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng trở nên rõ ràng hơn, nơi người mua có quyền lực, và nhà cung cấp ở vị trí phụ thuộc.

1.3.1.3. Mô hình của Halil Garcevic & Erik Lidberg (2021)

Hình 1.9. Mô hình nghiên cứu của Halil Garcevic & Erik Lidberg

Nguồn: Halil Garcevic & Erik Lidberg (2021)

Câu hỏi nghiên cứu 1 (RQ1): Cấu trúc và quy trình quản lý chuỗi cung ứng như thế nào?

Câu hỏi nghiên cứu 2 (RQ2): Đại dịch Covid-19 đã phá vỡ chuỗi cung ứng của các công ty sản xuất trong ngành như thế nào?

Câu hỏi nghiên cứu 3 (RQ3): Covid-19 đã ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi cung ứng của các công ty sản xuất trong ngành?

Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu công thức đòi hỏi sự kết hợp giữa lý thuyết và dữ liệu thực trạng. Thiết kế nghiên cứu được xây dựng theo một quy trình và liên tiếp, bắt đầu bằng kiến thức lý thuyết thông qua nền tảng tài liệu. Do đó, nền tảng tài liệu sẽ cung cấp cơ sở lý thuyết để xây dựng khung lý thuyết giúp các tác giả trả lời RQ1. Điều này được thực hiện để cung cấp bối cảnh và sự hiểu biết về chủ đề Quản trị chuỗi cung ứng và tóm tắt các chiến lược và quy trình. Cơ sở lý luận sau đó được sử dụng để hướng dẫn thu thập dữ liệu thực nghiệm tại các công ty khác nhau trong ngành. Nền tảng tài liệu bao gồm một số chủ đề, chẳng hạn như Quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý chuỗi cung ứng và Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng, để có thể có được sự hiểu biết rộng rãi về chủ đề này. Dữ liệu thực trạng được thu thập trong nghiên cứu sẽ được sử dụng để trả lời RQ2, RQ3, là những câu hỏi nghiên

cứu liên quan đến ngành và Covid-19. Sau khi hoàn thành các bước trước, nghiên cứu sẽ phân tích và thảo luận các kết quả thực nghiệm trước khi đưa ra kết luận.

1.3.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu

Dựa trên sự tham khảo của các bài nghiên cứu có trước đó trên thế giới cũng như tại Việt Nam, bài nghiên cứu này quyết định lựa chọn mô hình nghiên cứu trong bài nghiên cứu của Halil Garcevic & Erik Lidberg (2021). Tuy nhiên, với nội dung bài nghiên cứu chú trọng vào hàng dệt may, và phạm vi nghiên cứu tại Việt Nam, nên tác giả đã điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với bài nghiên cứu.

Hình 1.10. Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất

Nguồn: Tác giả đề xuất Trong mô hình nghiên cứu, tác giả đề cập đến 3 câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi nghiên cứu 1 (RQ1): Định nghĩa, cấu trúc chuỗi cung ứng, tổng quan tác động của dịch Covid-19 đến chuỗi cung ứng dệt may? Câu hỏi nghiên cứu 2 (RQ2): Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng ngành dệt may dưới tác động của dịch như thế nào? Câu hỏi nghiên cứu 3 (RQ3): Tác động của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi cung ứng ngành dệt may?

Tác động là việc gây ra sự biến đổi nào đó cho sự vật được hành động hướng tới. Đại dịch Covid-19 là đại dịch toàn cầu, được biết đến như đại dịch về bệnh truyền nhiễm, với tác nhân là virus SARS-CoV-2. Đại dịch Covid-19 đã tàn phá nghiêm trọng tổng thể nền kinh tế và thị trường lao động toàn cầu, là cú sốc kinh tế lớn nhất trong vòng 35 năm qua: kinh tế suy giảm, thất nghiệp tràn lan, nghèo đói và thất nghiệp gia tăng. Tác động của nó gây ra rất rộng, ảnh hướng đến xã hội nói chung, kinh tế, văn hóa, sinh thái, chính trị và nhiều lĩnh vực khác.

Đại dịch Covid-19 tác động gần như đồng thời tới toàn bộ các nền kinh tế trên thế giới nhưng theo các cơ chế khác nhau cả về phía cung và phía cầu. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc của mỗi nền kinh tế cũng như sự liên kết

của nền kinh tế đó với phần còn lại của thế giới. Biện pháp chống dịch được các quốc gia sử dụng phổ biến là cách ly và tạo khoảng cách xã hội khiến nguồn cung lao động giảm mạnh, đặc biệt trong những khu vực đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của lao động vào quá trình sản xuất. Với việc hoạt động sản xuất được thiết kế dựa trên chuỗi cung ứng toàn cầu, sự đứt gãy trong sản xuất đầu vào tại một quốc gia sẽ dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình sản xuất tiếp theo tại quốc gia khác.

Đại dịch Covid 19 đang làm thay đổi cả chuỗi sản xuất của ngành dệt may toàn cầu. Những nền công nghiệp gia công và xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Bangladesh hay Việt Nam đang phải chịu những tổn thất liên tiếp khi nguồn cung nguyên liệu lớn nhất thế giới là Trung Quốc và nguồn cầu lớn nhất thế giới là châu Âu và Mỹ đang nằm trong tình trạng đóng cửa. Trong bối cảnh hiện nay, dù Trung Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh, dần khôi phục hoạt động sản xuất trong nước, nhưng EU và Mỹ đang là tâm dịch, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu là điều không thể tránh khỏi, do vai trò của Mỹ và Châu Âu trong chuỗi là vô cùng quan trọng.

Về cung, trong Tháng 1 và Tháng 2/2020 khi dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán – Trung Quốc, nhiều nhà máy sợi, dệt đã bị đóng cửa, công nhân nghỉ kéo dài. Tình trạng này khiến tình hình cung ứng nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp dệt may trên toàn thế giới bị ảnh hưởng, nhất là những quốc gia chuyên sản xuất gia công như Việt Nam, Bangladesh. Do tính chất toàn cầu hóa của ngành dệt may, các công ty, nhà bán lẻ phải vận chuyển hàng hóa và nguyên liệu thô của họ đến nhiều quốc gia. Ở cấp độ toàn cầu, Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp hàng hóa thời trang quan trọng, nhưng cũng đã trở thành người tiêu dùng quan trọng của ngành công nghiệp này. Bên cạnh Trung Quốc, các quốc gia khác đóng vai trò quan trọng là trung tâm chính xung quanh việc buôn bán các sản phẩm thời trang diễn ra như Mỹ (là thị trường bán lẻ quan trọng nhất) và một số nước châu Âu (như Bỉ, Đức, Pháp và Anh) trong hoạt động thương mại này.

Về cầu, bước sang tháng 3, khi dịch bệnh lan rộng ra các nước Hàn, Nhật, Châu Âu và Mỹ, lập tức nhu cầu tiêu dùng toàn thế giới bị ảnh hưởng nặng nề. Thứ nhất, kinh tế bất ổn khiến người tiêu dùng chỉ tập trung vào các sản phẩm thiết yếu.

Thứ hai, dịch bệnh khiến dân chúng hạn chế tụ tập đám đông, không đi lại khiến người dân không đi mua sắm ở các cửa hàng truyền thống. Giai đoạn bùng phát đại dịch Covid-19, khi người tiêu dùng trên toàn thế giới vẫn phải tuân thủ các lệnh phong tỏa, họ không còn cần tới các sản phẩm mới của ngành thời trang dệt may, khiến ngành này phải chịu nhiều áp lực. Tùy thuộc vào vai trò của mỗi nước trong chuỗi cung ứng dệt may, việc xây dựng khả năng phục hồi có thể kéo theo các nhu cầu và cách tiếp cận khác nhau. Triển vọng đặc biệt ảm đạm đối với các nước đang phát triển phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng dệt may và tìm nguồn cung chi phí thấp để có doanh thu. Theo UNCTAD, trong ngắn hạn, lệnh phong tỏa trên khắp thế giới đã làm nổi bật các rủi ro liên quan đến tính liên kết chuỗi cung ứng cao và các thách thức liên quan đến tìm nguồn cung ứng toàn cầu (Tố Uyên, 2020). Hiện tại, các nhà bán lẻ châu Âu và châu Mỹ, hai thị trường chính cho lĩnh vực dệt may vẫn đang hủy đơn đặt hàng. Khi các chủ hàng đang ngày càng viện dẫn các điều khoản "bất khả kháng" trong các hợp đồng của họ để tạm dừng các khoản thanh toán. Kinh tế suy thoái và sự không chắc chắn khi nào hồi phục do dịch bệnh không có dấu hiệu ngừng lại cũng kéo theo tâm lý thắt chặt hầu bao. Do đó nhà nhập khẩu và người mua hàng đều có xu hướng giãn hoặc hủy đơn hàng đã đặt.

Về tổng cầu dệt may thế giới, bước sang quý 2/2020, tình hình thị trường dệt may thế giới nhìn chung vẫn chưa đón nhận nhiều dấu hiệu khả quan, cầu thị trường chưa chuyển biến nhiều. Cụ thể, chỉ số tiêu dùng các mặt hàng ở Mỹ, EU và Nhật Bản chưa có nhiều tín hiệu vui. Các số liệu nhập khẩu hàng may mặc và một loạt động thái giảm giá kích cầu, đẩy hàng tồn kho đi nhằm tránh tồn đọng vốn của các hãng bán lẻ, cũng như tạm ngừng nhập khẩu may mặc của các nhà nhập khẩu lớn cho thấy, thị trường cũng như cầu tiêu dùng các mặt hàng quần áo khá chững. (Đức Anh & Hồng Hạnh, 2020).

Tóm lại, chuỗi cung ứng có vai trò hết sức quan trọng trong bất kỳ một môi trường kinh doanh nào, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vài cả quá trình hoạt động của chuỗi từ công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng. Trong bối cảnh thế giới chứng kiến cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19, nền kinh tế bị tổn thất nghiêm trọng, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy. Với ngành dệt may

nói riêng, có thể khẳng định đại dịch tác động nghiêm trọng đến cả phía cung và cầu, nhu cầu tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động dự trữ, giãn cách xã hội, chuỗi cung ứng đầu vào đứt gãy, gián đoạn buộc nhiều nhà máy, doanh nghiệp đóng cửa. Năm 2020 về tổng cầu dệt may thế giới nhìn chung vẫn chưa đón nhận nhiều dấu hiệu khả quan, cầu thị trường chưa chuyển biến nhiều.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM

TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu NGUYỄN KIM CHI-1906020212-QTKD26 (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w