Định hướng & mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng hàng Dệt may Việt

Một phần của tài liệu NGUYỄN KIM CHI-1906020212-QTKD26 (Trang 96 - 99)

trong giai đoạn tới

Sau hơn 20 năm liên tục phát triển, dệt may Việt Nam đã vươn lên trở thành ngành kinh tế quan trọng của cả nước. Năm 1990, toàn ngành có 200 doanh nghiệp,

200.0 lao động, doanh thu đạt 1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu chiếm 10%. Năm 2019, số doanh nghiệp đã đạt 6.000 đơn vị với 2,5 triệu lao động, xuất khẩu hàng dệt may đạt 33 tỷ USD, tăng trưởng kép bình quân hàng năm 9,55%. Trong đó, xuất khẩu hàng dệt may tăng 8,95%, xuất khẩu vải tăng 20,8%, xuất khẩu xơ sợi tăng 13,2%, xuất khẩu phụ liệu tăng 1,2%. Kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam từ chỗ năm 2016 đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, năm 2019 đã vượt lên trên Ấn Độ, đứng thứ 3 thế giới. (Nguyễn Thanh, 2021).

Định hướng phát triển dệt may năm 2015 – 2025 và tầm nhìn 2035: • Mục tiêu:

- Với Chính phủ, ổn định có nghĩa là có một hướng đi rõ ràng cho ngành với các mục tiêu cụ thể, mang tính khả thi và các chiến lược vững chắc để thực hiện được các mục tiêu đó mà không cần phải có những điều chỉnh quá lớn.

Bền vững mang tính lâu dài và có thể chịu đựng được những biến cố, tác động lớn của môi trường xung quanh. Ổn định và bền vững cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp dệt may Việt Nam có vị thế, có tiếng nói quyết định tới sự phát triển của ngành dệt may trong nước.

- Với doanh nghiệp, sự ổn định và bền vững sẽ giúp họ yên tâm đầu tư chuyên sâu, xây dựng giá trị cốt lõi và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ổn định và bền vững cũng giúp tạo ra môi trường tốt để các doanh nghiệp gia tăng hợp tác, cạnh tranh lành mạnh, cùng nhau phát triển.

- Với người lao động, sự ổn định và bền vững của ngành giúp họ yên tâm công tác, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm để có đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của doanh nghiệp, của ngành vì lợi ích của các bên.

- Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, mục tiêu đến năm 2025 xuất khẩu của ngành dệt may sẽ đạt 55 tỷ USD; trong đó, các sản phẩm chính bao gồm: xơ, sợi các loại đạt 4.000 tấn, vải đạt 3.500 triệu m2, sản phẩm may hơn 8.500 sản phẩm. Giá trị thặng dư thương mại đến năm 2025 phấn đấu đạt 33 tỷ USD, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 11,6%. (Trang tin điện tử Đảng bộ TP HCM, 2021).

• Định hướng:

- Về nguyên liệu: (i) với bông, Việt Nam không có điều kiện thuận lợi để phát triển trồng bông và đưa ngành này hội nhập với ngành bông toàn cầu vốn đã được chuẩn hóa và chỉ do một vài quốc gia nắm vai trò chi phối. Bên cạnh đó, các hiệp định cũng không quy định “từ bông trở đi” cho nên nên thay vì phát triển cây bông, nguồn lực sẽ dành để phát triển các nguyên liệu khác có ý nghĩa hơn; (ii) với xơ PE, Việt Nam hiện đã đáp ứng được 50% nhu cầu trong nước, có nhà máy lọc dầu, là cơ sở tốt để phát triển sản xuất xơ. Do đó, giải pháp cho vấn đề xơ PE là tăng cường kêu gọi đầu tư sản xuất xơ để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành kéo sợi.

- Về kéo sợi: ngành đang có tốc độ tăng trưởng tốt và sản lượng làm ra dư đáp ứng cho nhu cầu của ngành dệt. Để tham gia với ngành dệt tạo liên kết vào chuỗi cung ứng, ngành sợi phải tăng cường nghiên cứu và sản xuất các loại

sợi phù hợp với nhu cầu của ngành dệt về tiêu chuẩn chất lượng, thành phần…

- Về dệt, nhuộm, hoàn tất: nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật dệt để đưa ra sản phẩm đạt chất lượng yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, nghiên cứu và phát triển để nắm bắt nhu cầu về chất liệu từ đó có định hướng sản xuất phù hợp với đòi hỏi của thị trường là cách giúp ngành sản xuất vải phát triển.

- Về may: khai thác tối đa các lợi ích từ FTAs mang lại để gia tăng lợi nhuận từ gia công (CMT). Song song đó, tăng cường phát triển nguồn nhân lực, phát triển kỹ thuật để làm cơ sở chuyển lên các hình thức sản xuất khác trong chuỗi giá trị may mặc (ODM), từng bước khai thác thị trường trong nước theo hướng phát triển thương hiệu (OBM) và tham gia/xây dựng hệ thống phân phối.

• Định hướng hoạt động của VITAS:

- Tập trung tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách còn bất cập với Chính phủ, các bộ, ngành, đặc biệt các vấn đề về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, cải cách thủ tục hành chính về thuế, hải quan, kiểm tra chuyên ngành…

- Làm tốt vai trò cầu nỗi giữa các doanh nghiệp hội viên nhằm hình thành chuỗi cung ứng dệt may đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do; kết nối các trường, viện trong nước với doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành tham gia sâu vào chuỗi cung ứng nói chung và tham gia tích cực vào việc sản xuất vải trong nước nhằm từng bước gỡ “nút thắt cổ chai” của ngành, giảm dần sự lệ thuộc vào nguồn vải ngoại nhập, gia tăng giá trị của mình và của ngành thông qua việc thỏa mãn các yêu cầu của FTA và TPP, giúp ngành may có điểu kiện tiếp cận các phương thức sản xuất cao hơn (OEM, ODM, OBM) và mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động.

- Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp tham gia quá trình sản xuất vải (bao gồm kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất) và doanh nghiệp

may; thúc đẩy liên kết chuỗi cung ứng giữa doanh nghiệp tham gia quá trình sản xuất vải với may nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Một phần của tài liệu NGUYỄN KIM CHI-1906020212-QTKD26 (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w