Tình hình các khách hàng pháp nhân vỡ nợ giai đoạn 2018-2020

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ của khách hàng pháp nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Ba Đình (Trang 63)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Tình hình các khách hàng pháp nhân vỡ nợ giai đoạn 2018-2020

Hơn ai hết, chủ nợ sẽ là người lo lắng nhất khi con nợ của mình không còn khả năng chi trả và ngân hàng với vai trò “chủ nợ” lớn của nhiều khách hàng pháp nhân đóng vai trò “con nợ” lỗ khủng lại càng nao núng hơn khi mức lỗ của con nợ vẫn chưa hề thuyên giảm mà ngày một chồng chất thêm. Nguy cơ vỡ nợ buộc các ngân hàng thận trọng hơn trong các quyết định cho vay, tăng cường quản trị rủi ro và giám sát tín dụng đối với khách hàng pháp nhân. Trong giai đoạn 2018-2020, Vietcombank Ba Đình đã nỗ lực trong việc đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư vốn ở nhiều ngành SXKD, giảm thiểu rủi ro, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Hiện nay, chất lượng tín dụng của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào khả năng trả nợ của khách hàng pháp nhân, đối tượng khách hàng có quy mô khoản vay rất lớn, dễ dàng làm tổn thương và gia tăng rủi ro hoạt động của ngân hàng. Tuy vậy, tín hiệu đáng mừng là Vietcombank đã và đang xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng cho cả khách hàng pháp nhân, nhằm quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế. Hoạt động tín dụng luôn tăng trưởng trong phạm vi kiểm soát, chủ động linh hoạt và kịp thời theo những chỉ đạo của hội sở chính về công tác tín dụng. Quy mô và tốc độ tăng trưởng phù hợp với tăng trưởng kinh tế và năng lực quản lý, kiểm soát của Chi nhánh. Mặc dù có nhiều kết quả đáng khích lệ đối với hoạt động tín dụng khách hàng pháp nhân, song thực tế vẫn còn xảy ra tình trạng vỡ nợ của khách hàng pháp nhân, hầu hết là các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân.

Theo Quyết định số 493/2005/QĐNHNN, các TCTD phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng. Đến nay, Vietcombank đã có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và sử dụng dịch vụ tư vấn xây dựng hoặc hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Công ty TNHH Ernst & Young VN (E&Y). Việc vấn dụng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh

nghiệp là cơ sở để chi nhánh thường xuyên duy trì việc đánh giá tín dụng nói chung và khả năng trả nợ các khoản vay của tổ chức doanh nghiệp nói riêng. Trong những năm gần đây, việc vận dụng xếp hàng tín dụng và đánh giá rủi ro doanh nghiệp đã giúp chi nhánh nâng cao chất lượng tín dụng giảm thiểu nợ có vấn đề, nợ xấu, tỷ lệ doanh nghiệp vỡ nợ/doanh nghiệp vay vốn duy trì ở mức rất thấp đáp ứng chỉ tiêu được giao từ hội sở Vietcombank. Dữ liệu thống kê của Vietcombank Ba Đình cho thấy, tính đến ngày 31/12/2020, có 09 doanh nghiệp vỡ nợ, không có khả năng thanh toán các khoản vay. Cụ thể, trong năm 2018 có 03 khách hàng pháp nhân vỡ nợ (01 thuộc ngành kinh doanh thương mại, 02 thuộc ngành xây dựng), năm 2019 có 02 KHPN không còn khả năng thanh toán nợ vay (01 thuộc ngành kinh doanh thương mại, 01 thuộc ngành xây dựng) và năm 2020 có 03 khách hàng pháp nhân vỡ nợ (02 thuộc ngành kinh doanh thương mại, 01 thuộc ngành xây dựng). Các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ liên tiếp, vỡ nợ dẫn đến tình trạng không còn khả năng trả nợ, thậm chí còn có tên trong danh sách nợ thuế của Chi cục thuế Ba Đình. Giá trị của các khoản nợ của KHPN vỡ nợ tăng mạnh trong năm 2020 với giá trị 110 tỷ đồng trong khi năm 2018 chỉ có 52 tỷ đồng, thậm chí năm 2019 chỉ có 34 tỷ đồng. Giải pháp của Vietcombank Ba Đình trong việc thu hồi nợ là dựa trên tài sản bảo đảm, ngân hàng tiến hành kê biên tài sản, hàng hoá thực hiện đấu giá hoặc thanh lý tài sản thế chấp.

Bảng 2.7. Số lượng khách hàng pháp nhân vỡ nợ tại Vietcombank Ba Đình giai đoạn 2018 – 2020

ĐVT: KHPN, tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lượng KHPN vỡ nợ 3 2 3

Phân bổ theo ngành (KHPN)

-Kinh doanh thương mại 1 1 2

-Xây dựng 2 1 1

Giá trị khoản vay KHPN vỡ nợ (tỷ đồng) 52 34 110

-Kinh doanh thương mại 20 10 50

-Xây dựng 32 24 60

Bảng 2.8. Tỷ lệ nợ xấu do khách hàng pháp nhân vỡ nợ trên dư nợ xấu tại Vietcombank Ba Đình giai đoạn 2018 – 2020

ĐVT: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Dư nợ của chi nhánh 8.854 10.213 9.984

Nợ xấu của chi nhánh 85 95 246

Nợ xấu do KHPN vỡ nợ 52 69 155

Tỷ lệ nợ xấu do KHPN vỡ nợ/nợ xấu của chi nhánh

61% 72,6% 83,3%

Tỷ lệ nợ xấu do KHPN vỡ nợ/dư nợ của chi nhánh

0,58% 0,67% 1,55%

Nguồn: Báo cáo kế toán của Vietcombank Ba Đình

2.2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ của khách hàng pháp nhân tại Vietcombank chi nhánh Ba Đình

Để có góc nhìn về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ của khách hàng pháp nhân tại VCB Ba Đình, nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu của có 09 doanh nghiệp vỡ nợ, không có khả năng thanh toán các khoản vay trong giai đoạn 2018-2020. Việc phân tích các chỉ số tài chính của các doanh nghiệp vỡ nợ cho thấy trực quan hơn nguyên nhân xảy ra thực trạng vỡ nợ của các doanh nghiệp vay vốn, từ đó có định hướng các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro vỡ nợ tại Chi nhánh

Tổng tài sản

Theo dữ liệu của 09 doanh nghiệp vỡ nợ tại thời điểm vay vốn cho thấy giá trị tài sản của doanh nghiệp đều dưới 100 tỷ đồng. Điều này phản ánh đúng thực trạng chiến lược cung các dịch vụ tín dụng của VCB Ba Đình đã tiếp cận được với các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng. Các ngân hàng đang nỗ lực kích cầu thị trường thông qua các chương trình ưu đãi lãi suất, tiện ích miễn phí hoặc miễn giảm dịch vụ… hướng tới doanh nghiệp, nhất là DNNV nhằm sẽ tiếp thêm nhiều

nguồn vốn giá rẻ trong bối cảnh sản xuất - kinh doanh đang hết sức khó khăn. Thực tế, tỷ lệ khách hàng DNNVV chiếm trên 80% khách hàng doanh nghiệp tại VCB Ba Đình, dư nợ đối với DNNVV chiếm 73,5 % dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp. Các DNNVV với đại đa số là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cùng với đặc thù quy mô nhỏ, ít tài sản bảo đảm, phân tán và kéo theo đó là hàng loạt các đặc điểm về quản lý doanh nghiệp cũng đã tạo nên các đặc trưng trong việc tra nợ vốn tín dụng ngân hàng.

Bảng 2.9. Quy mô các doanh nghiệp vỡ nợ tại Vietcombank Ba Đình

ĐVT: Tỷ đồng

STT Tên doanh nghiệp Tổng tài sản 2 năm gần nhất trước thời

diểm vỡ nợ Năm n-1 Năm n 1. Cty A 21,9 13,4 2. Cty B 10,7 5,9 3. Cty C 18,4 10,5 4. Cty D 22,8 9,7 5. Cty E 41,5 18,3 6. Cty F 11,9 7,1 7. Cty G 27,2 12,9 8. Cty H 34,5 17,6 9. Cty I 28,9 14,2

Nguồn: BCTC của 09 doanh nghiệp vỡ nợ tại VCB Ba Đình.

Tổng nợ/ tổng tài sản

Tỷ lệ nợ/tài sản của 09 doanh nghiệp vỡ nợ trung bình xấp xỉ 80%, trong đó các khoản vay ngân hàng chiếm 40-45% các khoản nợ của doanh nghiệp. Có thể thấy tỷ lệ này khá cao so với mặt bằng chung các doanh nghiệp vay vốn tại VCB Ba Đình cho thấy các doanh nghiệp này thiếu tính độc lập về tài chính. Tuy nhiên, chỉ số này cũng phản ánh các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các khoản vay nợ trong đó có các khoản vay ngân hàng. Khi Chi nhánh điều chỉnh chính sách tài chính, các doanh nghiệp có thể sẽ rơi vào trạng thái bị động, rất khó khăn để ứng phó.

Bảng 2.10. Tỷ lệ nợ/tổng tài sản các doanh nghiệp vỡ nợ tại Vietcombank Ba Đình

ĐVT: %

STT Tên doanh nghiệp Tỷ lệ nợ/tổng tài sản 2 năm gần nhất

trước thời diểm vỡ nợ

Năm n-1 Năm n 1. Cty A 72,69% 72,38% 2. Cty B 81,16% 76,55% 3. Cty C 77,54% 82,38% 4. Cty D 69,76% 72,01% 5. Cty E 83,67% 79,55% 6. Cty F 78,54% 75,88% 7. Cty G 84,71% 88,56% 8. Cty H 79,41% 75,69% 9. Cty I 88,73% 82,51%

Nguồn: BCTC của 09 doanh nghiệp vỡ nợ tại VCB Ba Đình.

Vốn luân chuyển/ tổng tài sản

Tỷ lệ vốn lưu động của 09 doanh nghiệp vỡ nợ tại VCB Ba Đình chiếm xấp xỉ 70% trên tổng tài sản. Vốn luân chuyển là giá trị của toàn bộ tài sản ngắn hạn, những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp được chuyển hóa qua tất cả các dạng - tồn tại từ tiền mặt đến hàng tồn kho, khoản phải thu và trở về trạng thái ban đầu là tiền mặt, do đó tỷ lệ vốn luân chuyển cao điều này cho thấy doanh nghiệp có hàng tồn kho lớn, khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ ngắn hạn. Vốn lưu động rất quan trọng vì nó cho thấy tính thanh khoản ngắn hạn của công ty cũng như khả năng sử dụng, quản lí tài sản của công ty một cách hiệu quả. Rõ ràng hàng tồn kho thấp phản ánh trên kết quả của doanh nghiệp yếu kém, giá trị các khoản nợ ngắn hạn thấp dẫn khó khăn dẫn đến tình trạng doanh nghiệp khan hiếm tài chính để thanh toán ngắn hạn, thiếu dòng tiền để đầu tư SXKD dẫn đến kiệt quệ tài chính và có nguy cơ phá sản hoặc vỡ nợ.

Bảng 2.11. Vốn luân chuyển/ tổng tài sản của các doanh nghiệp vỡ nợ tại Vietcombank Ba Đình

ĐVT: %

STT Tên doanh nghiệp Tỷ lệ nợ/tổng tài sản 2 năm gần nhất

trước thời diểm vỡ nợ

Năm n-1 Năm n 1. Cty A 27,71% 32,47% 2. Cty B 31,92% 33,92% 3. Cty C 38,11% 37,02% 4. Cty D 36,03% 35,56% 5. Cty E 36,94% 38,61% 6. Cty F 42,66% 41,38% 7. Cty G 39,03% 40,95% 8. Cty H 36,37% 38,06% 9. Cty I 41,26% 36,08%

Nguồn: BCTC của 09 doanh nghiệp vỡ nợ tại VCB Ba Đình.

Nợ ngắn hạn/ Tổng tài sản

Tỷ lệ vốn lưu động của 09 doanh nghiệp vỡ nợ chiếm 36,7% trên tổng tài sản, trong khi các khoản nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp này chiếm 51,6%. Điều này cho thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn/nợ ngắn hạn lớn <1 cho thấy sức khỏe tài chính của doanh nghiệp bất ổn, doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ không có có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Rủi ro thanh khoản của các doanh nghiệp đang ở mức đáng báo động. Mặc dù, các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh nhất định, tuy nhiên việc dòng tiền kinh doanh không khỏe mạnh và rất ít nợ vay dẫn thanh khoản thấp. Các khoản nợ vay chủ yếu của doanh nghiệp vỡ nợ này chủ yếu từ nguồn vay vốn ngân hàng, do đó áp lực thanh toán là không hề nhỏ, rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến kiệt quệ tài chính.

Bảng 2.12. Tỷ lệ nợ ngắn hạn/tài sản các doanh nghiệp vỡ nợ tại Vietcombank Ba Đình

ĐVT: %

STT Tên doanh nghiệp Tỷ lệ nợ ngắn hạn/tài sản 2 năm gần nhất

trước thời diểm vỡ nợ

Năm n-1 Năm n 1. Cty A 49,38% 51,26% 2. Cty B 38,19% 42,67% 3. Cty C 50,48% 55,07% 4. Cty D 57,42% 61,36% 5. Cty E 55,48% 52,61% 6. Cty F 45,67% 53,88% 7. Cty G 51,67% 59,72% 8. Cty H 61,35% 57,76% 9. Cty I 54,89% 58,13%

Nguồn: BCTC của 09 doanh nghiệp vỡ nợ tại VCB Ba Đình.

Lãi ròng/ Tổng tài sản

Có thể thấy các doanh nghiệp vỡ nợ liên tiếp chìm trong khoản lỗ lớn, vốn đã xuất hiện ở cùng kỳ các năm trước. Thua lỗ dai dẳng nhất phải kể đến các doanh nghiệp xây dựng, mặc dù ban lãnh đạo của các công ty này đã cố gắng xoay xở song doanh nghiệp này vẫn chưa thoát lỗ, thậm chí liên tiếp bù lỗ, thua lỗ; tài chính ngày càng kiệt quệ, âm vốn sở hữu, nợ phải trả lớn và số nợ phải thu khó đòi cũng lên đến hàng chục tỷ đồng. Đặc biệt, có doanh nghiệp đã được các cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện cơ chế giám sát tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên trong thời gian gần đây vẫn còn tình trạng CBNV tín dụng khách hàng doanh nghiệp thiếu giám sát, không đưa ra cảnh báo bất chấp doanh nghiệp làm ăn sa sút, dòng tiền kinh doanh âm. Thực tế này đòi hỏi VCB Ba Đình cần phải tăng cường thanh tra, giám sát và đồng hành với doanh nghiệp nghiên cứu nhằm tìm kiếm các giải pháp vực dậy các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, mạnh

dạn đề xuất cho phá sản hoặc giải thể...tác động xấu đến lợi nhuận và tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh.

Bảng 2.13. Lãi ròng/tổng tài sản các doanh nghiệp vỡ nợ tại Vietcombank Ba Đình

ĐVT: %

STT Tên doanh nghiệp Lãi ròng/tài sản 2 năm gần nhất trước

thời diểm vỡ nợ Năm n-1 Năm n 1. Cty A -1,19% 0,01% 2. Cty B -1,86% -2,05% 3. Cty C -2,85% -3,01% 4. Cty D -0,71% -1,11% 5. Cty E -0,17% -0,88% 6. Cty F -1,35% -2,57% 7. Cty G -0,67% -1,76% 8. Cty H 0,005% -1,57% 9. Cty I -1,53% -1,47%

Nguồn: BCTC của 09 doanh nghiệp vỡ nợ tại VCB Ba Đình.

Dòng tiền hoạt động kinh doanh/ Tổng nợ

Đối với các doanh nghiệp vỡ nợ, dòng tiền nghiêm trọng đến mức âm trong một thời gian dài mà không có chiến lược cải thiện dẫn đến doanh nghiệp kiệt quệ tài chính và phá sản. Dòng tiền hoạt động kinh doanh không đủ bù đắp cho các hoạt động đầu tư, trả nợ vay và cổ tức cho cổ đông, nếu không thì doanh nghiệp có thể sẽ chìm vào gánh nặng nợ nần, thiếu trước hụt sau, kèm với đó là kết quả kinh doanh bết bát. Có thể nhận thấy được sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của các doanh nghiệp vỡ nợ.

Bảng 2.14. Dòng tiền hoạt động kinh doanh/ tổng nợ của các doanh nghiệp vỡ nợ tại Vietcombank Ba Đình

STT Tên doanh nghiệp Dòng tiền hoạt động kinh doanh/ tổng nợ 2 năm gần nhất trước thời diểm vỡ nợ

Năm n-1 Năm n 1. Cty A -31,7% -29.45% 2. Cty B -26,22% -33,05% 3. Cty C -16,57% -21,34% 4. Cty D -7,58% -11,25% 5. Cty E 1.08% -8,91% 6. Cty F -1.89% -11,85% 7. Cty G 2,15% -9,11% 8. Cty H -10,56% -18,34% 9. Cty I -20,6% -22,56%

Nguồn: BCTC của 09 doanh nghiệp vỡ nợ tại VCB Ba Đình.

Thu nhập và phần trăm thay đổi thu nhập

Có thể thấy các doanh nghiệp vỡ nợ có lợi nhuận liên tục âm, thậm chí tốc độ âm lợi nhuận tăng cao, những kết quả kinh doanh bết bát liên tiếp khiến doanh nghiệp chìm trong khủng hoảng gánh khoản nợ cộng lãi ngày càng lớn luỹ kế từ các năm trước. Thua lỗ dai dẳng, nợ chồng nợ khiến tài chính ngày càng kiệt quệ, âm vốn sở hữu, không có khả năng thanh toán và tuyên bố vỡ nợ.

Bảng 2.15. Tỷ lệ thay đổi thu nhập của các doanh nghiệp vỡ nợ tại Vietcombank Ba Đình

ĐVT: %.

STT Tên doanh nghiệp Dòng tiền hoạt động kinh doanh/ tổng nợ

2 năm gần nhất trước thời diểm vỡ nợ

Năm n-1 Năm n

1. Cty A -285% -177%

2. Cty B -105% -112,6%

3. Cty C -97,5% -86,21%

5. Cty E -126% -142,4%

6. Cty F -89,57% 107,3%

7. Cty G -91,57% -84,89%

8. Cty H -68,56% -72,45%

9. Cty I -79,56% -62,6%

Nguồn: BCTC của 09 doanh nghiệp vỡ nợ tại VCB Ba Đình.

2.3. Phân tích mô hình tác động của các nhân tố đến rủi ro vỡ nợ của khách hàng pháp nhân tại Vietcombank chi nhánh Ba Đình hàng pháp nhân tại Vietcombank chi nhánh Ba Đình

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ của khách hàng pháp nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Ba Đình (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w