Về hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Nguyễn Việt Anh-1906030207-TCNHK26A.pdf (Trang 54 - 57)

Trong những năm 2012 đến năm 2016 VCB luôn là ngân hàng giữ vị trí hàng đầu về lợi nhuận trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, tuy nhiên từ năm 2016 - 2019 VCB tốc độ tăng trưởng hiệu quả bắt đầu có dấu hiệu chững lại, đặc biệt năm 2020 lợi nhuận VCB giảm sút so với các năm trước là do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid đến toàn nền kinh tế và ngân hàng thực hiện tái cấu trúc hoạt động tín dụng.

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tại VCB từ 2016 - 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

Thu nhập lãi thuần 17.862 18.839 22.304 27.073 22.518

% tăng trưởng 5,5% 18,4% 21,4% -16,8% Chi phí hoạt động 9.804 10.719 12.849 15.070 14.256 % tăng trưởng 9,3% 19,9% 17,3% -5,4% Tổng LNST 5.728 5.717 6.765 7.459 5.416 % tăng trưởng -0,2% 18,3% 10,3% -27,4% ROA 1,2% 1,0% 1,0% 0,9% 0,6% ROE 10,5% 10,3% 11,6% 12,0% 8,0% CAR 10,4% 10,6% 10,4% >9% >9%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB từ 2016-2020)

* Về thu nhập từ lãi thuần:

Bảng số liệu cho thấy thu nhập lãi thuần của VCB trong giai đoạn 2016-2019 liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước và đạt đỉnh cao nhất trong năm 2019. Nhưng sang năm 2020 thì thu nhập của ngân hàng bị sụt giảm đáng kể. Cụ thể:

Năm 2017, thu nhập đạt mức 18,839 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2016.

Năm 2018, thu nhập của ngân hàng tăng vượt bậc với tốc độ tăng là 18% là nhờ hoạt động tín dụng và nguồn vốn truyền thống tăng trưởng mạnh, ngoài ra VCB chú trọng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, phát triển sản phẩm hiện đại và trở thành VCB đi đầu trong phát triển hoạt động thanh toán. Đồng thời, VCB đẩy mạnh hoạt động đầu tư, kết nối kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngân hàng đầu tư, đáp ứng nhu cầu tái cấu trúc DN như: Tư vấn mua bán sáp nhập, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam...

Nhờ liên tục mở rộng các dịch vụ, sản phẩm triển khai mới trong năm 2018 nên kết quả kinh doanh trong năm 2019 của VCB tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao nhất trong 5 năm qua là 21%, thu nhập từ lãi thuần đạt 27,073 tỷ đồng.

Nhưng sang năm 2020, thu nhập của VCB đột ngột giảm mạnh 17% so với năm trước, thu nhập từ lãi thuần chỉ còn ở mức 22,518 tỷ đồng. Sự sụt giảm thu nhập của năm 2020 là do chịu sự ảnh hưởng của dịch Covid ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và ngân hàng đang tích cực thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lí nợ xấu, nhằm hướng tới áp dụng chuẩn mực Basel II (chuyển nợ xấu bắt buộc với KH tiềm ẩn rủi ro cao, hoàn lãi dự thu đã dự tính vào thu nhập). Đồng thời do phương án tăng vốn chưa được duyệt buộc ngân hàng phải điều hành giảm quy mô tín dụng để đảm bảo các chỉ số an toàn vốn trong khuôn khổ cho phép.

* Về lợi nhuận:

Tương ứng với thu nhập, lợi nhuận của VCB tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn 2018 - 2019 và sụt giảm nhanh chóng trong năm 2020. Cụ thể:

Năm 2017, mặc dù thu nhập lãi thuần của VCB tăng trưởng 5% nhưng vì chi phí hoạt động của ngân hàng cũng tăng mạnh lên 9% đã làm cho lợi nhuận sau thuế của ngân hàng bị sụt giảm nhẹ đi 0.2% còn 5,717 tỷ đồng.

Năm 2018, nhờ đẩy mạnh các hoạt động cung ứng dịch vụ tạo ra giá trị mới cho khách hàng nên thu nhập của VCB tăng trưởng cao và kiểm soát tốt chi phí hoạt động với mức tăng trưởng 20%, tương đương với mức tăng của thu nhập nên lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng 18% so với năm trước và đạt mức 6,765 tỷ đồng.

Năm 2019, nhờ tốc độ tăng trưởng của thu nhập cao nên lợi nhuận sau thuế theo đó cũng tăng cao với mức tăng 10% so với năm trước và đạt 7.459 tỷ đồng. So sánh với tốc độ tăng của năm 2018 thì mức tăng lợi nhuận của năm 2019 bị giảm đi gần một nửa do chi phí trích lập dự phòng rủi ro trong năm này tăng cao.

Sang năm 2020, do hoạt động tín dụng bị giảm và đang trong giai đoạn tái cơ cấu như nêu trên nên lợi nhuận sau thuế của ngân hàng vì thế mà giảm 27% và chỉ còn 5,416 tỷ đồng, đây là mức thấp nhất của VCB trong cả giai đoạn 2016 - 2020.

* Về ROA, ROE

ROE của VCB đạt 10-12% tuân thủ được chuẩn Basel II, theo đó tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế lại tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu, do đó tỷ lệ ROE vẫn được duy trì ở mức cao. Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của VCB từ năm 2016 trở đi đều lớn hơn 1 cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả, tạo ra lợi nhuận cao, riêng năm 2019, 2020 giảm còn 0,9% và 0,6% cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của VCB có xu hướng giảm.

* Về CAR

Giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ an toàn vốn của VCB đều ở mức > 9% tức là đã tới sát mức tối thiểu theo quy định của NHNN (theo Thông tư 41, các NHTM phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng tối thiểu 8%), trong khi các biện pháp tăng vốn tự có (gồm cả vốn cấp 1 và vốn cấp 2) đã được VCB khai thác tối đa và đã tới hạn theo các quy định.

Kể từ tháng 9/2020 đến nay, do đã gần sát mức quy định về chỉ số CAR nên VCB khó mở rộng được quy mô tín dụng nên ảnh hưởng chính tới lợi nhuận. Đây sẽ là vấn đề khá phức tạp và là nhiệm vụ khó khăn của VCB trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nguyễn Việt Anh-1906030207-TCNHK26A.pdf (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w