6. Cấu trúc luận văn
2.3.5. Thương mại nội ngành Việt Nam phụ thuộc lớn vào nền kinh tế nước
nước ngoài
Trên cơ sở phân tích mô hình gồm các yếu tố về: Quy mô kinh tế, dân số, thu nhập bình quân, sự khác biệt về quy mô kinh tế và dân số giữa Việt Nam với các đối tác, FDI, độ mở cửa của nền kinh tế, mức độ mất cân bằng trong thương mại dệt may, khoảng cách, FTA, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra quy mô kinh tế của đối tác nước ngoài có tác động tích cực đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam, trong khi đó những yếu tố về nội lực của Việt Nam như: quy mô dân số, GDP Việt Nam lại chưa có tác động đáng kể đến thương mại nội ngành Việt Nam.
Điều này cũng được phản ánh rõ trong quan hệ thương mại Việt Nam với các nước lớn. Dệt may Việt Nam phụ thuộc rất lớn nguồn nguyên liệu từ các nước lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc. Do vậy, trước tác động của dịch bệnh Covid 19, Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khan trong việc đảm bảo tiến độ sản xuất, và đáp ứng các đơn hàng lớn từ các nước.
Không những vậy, dịch bệnh Covid 19 trên toàn cầu cũng chỉ ra dệt may Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các đơn hàng từ các nước lớn như Hoa Kì, các nước ở EU. Với tác động từ dịch Covid 19, các đơn hàng từ các nước lớn giảm mạnh, chính điều này gây ra sự sụt giảm giá trị xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam so với thời điểm trước khi đại dịch Covid 19 diễn ra.
Qua đó, thương mại ngành dệt may nói chung, và thương mại nội ngành dệt may nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào các nền kinh tế lớn trên thế giới.
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM