6. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Dung lượng các thị trường
Nhiều lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm đã chỉ ra thương mại nội ngành phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Một trong những nhân tố chính là quy mô kinh tế với thước đo là GDP của các quốc gia. Quy mô thị trường giữa các nước tham gia trao
đổi hàng hóa càng lớn, thì thương mại nội ngành diễn ra càng mạnh mẽ. Stone và Lee (1995) đã chỉ ra rằng thị trường lớn sẽ hình thành thương mại nội ngành do sự gia tăng khả năng mở rộng sản xuất bởi yếu tố lợi ích kinh tế theo quy mô.
Từ Thúy Anh (2013) đã chỉ ra rào cản thương mại là yếu tố phản ảnh mức độ bảo hộ của một nền kinh tế, mức độ cam kết và thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi nước. Mức độ bảo hộ càng thấp, mức độ tự do hóa thương mại càng cao thì nhập khẩu các sản phẩm nói chung càng tăng lên. Đồng thời, các cam kết hội nhập thường là có đi có lại. Cho nên, khi một nước hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nước đó cũng sẽ được hưởng lợi trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, và tăng xuất khẩu các sản phẩm nói chung.
Thêm nữa, phân công lao động ngày nay không chỉ đơn thuần là phân công lao động liên ngành, mỗi nước tạo ra một loại sản phẩm mà mình có lợi thế, xuất khẩu đi, nhập khẩu về các sản phẩm khác. Tỷ trọng lớn trong phân công lao động quốc tế ngày nay là nội bộ ngành, là việc các nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, các nước thực hiện chuyên môn hóa nội ngành, sản xuất một phần, một bộ phận, một công đoạn của quá trình sản xuất, rồi trao đổi với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, giảm dần các rào cản trong thương mại quốc tế sẽ làm cho các quá trình này diễn ra thuận lợi hơn, nhịp nhàng và uyển chuyển hơn, và kết quả là thương mại nội ngành rất có thể sẽ tăng lên.
Nhiều bài báo nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố mở cửa nền kinh tế đến sự gia tăng giá trị thương mại nội ngành, và tạo ra sự khác biệt về quy mô và sản phẩm
Các nghiên cứu của Leamer (1988) cho rằng, độ mở nền kinh tế càng lớn thì khối lượng thương mại và sản phẩm đa dạng càng lớn. Trên phương diện lý thuyết, thương mại nội ngành có quan hệ cùng chiều với độ mở của nền kinh tế. Lee and Lee (1993) chứng minh rằng, các quốc gia có rào cản thương mại thấp thường có mức độ thương mại nội ngành cao. Nghiên cứu kỳ vọng yếu tố độ mở nền kinh tế có tương quan cùng chiều với thương mại nội ngành. Độ mở của nền kinh tế được tính bằng tỷ trọng của tổng giá trị xuất khẩu so với tổng GDP của nước đó.
Donghui Li, Fariborz và Ah-Boon Sim (2003) trong bài nghiên cứu của mình về các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dịch vụ bảo hiểm của Mỹ với các đối tác đã chỉ ra như sau: khi mức độ mở cửa thương mại càng lớn, cơ hội kinh doanh, trao đổi giữa các quốc gia các nhiều, càng thúc đẩy hoạt động toàn cầu hóa trong các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm, qua đó gia tăng mức độ thương mại nội ngành IIT.
Tuy nhiên, trước đó, có nhiều bài nghiên cứu về thương mại nội ngành không đánh giá vai trò của mức độ mở cửa của nền kinh tế như một nhân tố quan trọng hình thành nên IIT. Các bài báo về thương mại nội ngành như: Caves (1981), Balassa and Bauwens (1987), Lee and Lee (1993), đều bỏ qua ảnh hưởng của nhân tố độ mở nền kinh tế đến giá trị thương mại nội ngành.