6. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Mô hình kinh tế lượng
Hầu hết các bài nghiên cứu đều sử dụng mô hình trọng lực để xem xét các ảnh hưởng của các nhân tố đến thương mại nội ngành.
Mô hình trọng lực (gravity model) đã đạt được những thành công không thể phủ nhận trong việc giải thích các loại dòng chảy quốc tế và liên khu vực, trong đó có thương mại quốc tế nói chung và thương mại nội ngành nói riêng. Mô hình trọng lực nghiên cứu dự đoán về dòng thương mại song phương phụ thuộc vào quy mô nền kinh tế và khoảng cách giữa các nước.
Trên cơ sở những nghiên cứu thực nghiệm trước đó, để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ở phía trên, bài luận văn sẽ sử dụng mô hình hồi quy như sau:
�������= 0 + 1 ln ���1�� + 2 ln ���2��+ 3 ln ���1�� +
4 ln ���2��+ 5��������+ 6��������+ 7 ln ����
+
8�������+ 9�������+++++++++++++++ 10������ + 11�����+ ���
Biến phụ thuộc sử dụng trong bài luận văn là IIT là giá trị thương mại nội ngành từ quốc gia i sang quốc gia j tại thời điểm t tính theo chỉ số Grubel và Lloyd (G-L).
Biến độc lập của mô hình bao gồm: GDP của Việt Nam, GDP của nước nhập khẩu, dân số Việt Nam, dân số của nước nhập khẩu, khoảng cách giữa hai quốc gia, sự khác biệt về thu nhập giữa hai quốc gia, sự khác biệt về quy mô dân số, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, độ mở cửa của Việt Nam, mức độ mất cân bằng trong thương mại ngành dệt may giữa Việt Nam với đối tác, biến giả về hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và đối tác.
GDP của Việt Nam và GDP của nước nhập khẩu tại thời điểm t là những biến số đại diện cho quy mô kinh tế của hai quốc gia, thể hiện cho cung và cầu hàng hóa. Hai biến số này đều kỳ vọng ảnh hưởng tích cực và đáng kể tới kim ngạch xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam, qua đó tác động tích cực đến thương mại nội ngành dệt may.
Dân số của nước nhập khẩu tại thời điểm t là nhân tố đánh giá tiềm năng nhập khẩu của thị trường bên ngoài, quy mô thị trường càng lớn thì thương mại diễn ra càng nhiều. Dân số được kỳ vọng ảnh hưởng tích cực tới thương mại nội ngành dệt may.
Dân số của Việt Nam tại thời điểm t cũng là nhân tố đánh giá tiềm năng của thị trường nội địa, quy mô thị trường càng lớn thì nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài càng nhiều, do đó thương mại nội ngành cũng tăng lên. Dân số Việt Nam được kỳ vọng ảnh hưởng tích cực đến thương mại nội ngành dệt may.
Khoảng cách giữa hai quốc gia được tính bằng khoảng cách từ thủ đô của Việt Nam tới thủ đô của đối tác, được tính bằng khoảng cách tối thiểu theo đường chim bay. Biến số này đại diện cho chi phí vận chuyển hàng hóa, khoảng cách giữa hai
quốc gia càng lớn thì chi phi vận chuyển và rủi ro càng cao làm giảm kim ngạch xuất khẩu. Biến số này được kỳ vọng ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu dệt may.
Độ mở của nền kinh tế được tính bằng tỷ trọng của tổng giá trị xuất khẩu so với tổng GDP của nước đó. Nghiên cứu của Leamer (1988) cho rằng, độ mở nền kinh tế càng lớn thì khối lượng thương mại và sản phẩm đa dạng càng lớn. Trên phương diện lý thuyết, thương mại nội ngành có quan hệ cùng chiều với độ mở của nền kinh tế. Lee and Lee (1993) chứng minh rằng, các quốc gia có rào cản thương mại thấp thường có mức độ thương mại nội ngành cao. Nghiên cứu kỳ vọng yếu tố độ mở nền kinh tế có tương quan cùng chiều với thương mại nội ngành.
FDI cũng là một biến quan trọng trong mô hình, là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Theo Caves (1981), do cầu khác nhau về cùng một sản phẩm như nhau mà sản xuất lại tùy thuộc vào quy mô kinh tế, theo đó kỳ vọng yếu tố FDI tương quan cùng chiều với thương mại nội ngành.
TIM là mức độ mức cân bằng trong thương mại ngành dệt may giữa hai quốc gia. Leitão và Faustino (2009) cho rằng, sự mất cân bằng thương mại là một trong của các biến giải thích trong việc ước lượng các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành. Mức độ mất cân đối trong thương mại sẽ làm giảm thương mại hai chiều giữa hai quốc gia. Nghiên cứu sự mất cân bằng thương mại TIM như là một yếu tố kiểm soát sự thiên lệch trong ước lượng của thương mại nội ngành và bài viết kỳ vọng có mối tương quan ngược chiều giữa sự mất cân bằng thương mại với thương mại nội ngành.
TIM được xác định như sau:
TIM = |��−����+��|
Trong đó Xi là kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam, Mi là kim ngạch nhập khẩu của dệt may với quốc gia
Với nhóm biến về sự khác biệt trong quy mô dân số, thu nhập, thu nhập bình quân giữa Việt Nam với đối tác, thay vì phương pháp nhận giá trị tuyệt đối, thì tác
giả kế thừa phương pháp nhận giá trị tương đối từ nghiên cứu của Balassa and Bauwens (1988), Sawyer và các cộng sự (2010). Cách tính được thể hiện như sau:
DGDP = 1 + ��(W1)+(1−W1)(1−W1)��2 , W���1 = (��ệ� ������(��ệ�)+��� ố���� Đ) �á�
DPOP = 1 + W3��( 1� )+(1−W3)(1−W3)��2 , W3 �â� �= ố (�â� � ��ệ���ệ� ���ố )+�â� ���� ố Đố��á�
Công thức trên cho thấy, khi w nhận giá trị bằng 1/2, giá trị DGDP, , DPOP sẽ tiến gần về giá trị 0, mức độ khác biệt về quy mô kinh tế tính theo thu nhập, thu nhập bình quân, dân số bằng 0.
Khi w tiến gần về 0 hoặc 1, DGDP, DPOP sẽ tiến dần về giá trị đơn vị, sự khác biệt về quy mô kinh tế, dân số là vô cùng. Phương pháp tính toán này là cân xứng, DGDP, DPOP sẽ tuân theo xu hướng tương tự với những thay đổi của w từ 0 đến 1. Sự khác biệt ở thu nhập bình quân đầu người hay thu nhập được kỳ vọng có tương quan ngược chiều với thương mại nội ngành.
Biến giả FTA nhận giá trị bằng 1 với các quốc gia Việt Nam đã kí kết hiệp định thương mại tự do (song phương hoặc khu vực), tính từ năm có hiệu lực và nhận giá trị bằng 0 với các quốc gia Việt Nam không có hiệp định thương mại tự do FTA.
Các biến được tổng hợp và xác định trong bảng dưới đây:
Bảng 2. 4 Mô tả các biến và dự báo tác động
STT Tên biến Mô tả Dự báo tác
động BIẾN PHỤ THUỘC
1 IIT Giá trị thương mại nội ngành từ quốc gia i sang quốc gia j tại thời điểm t tính theo chỉ số Grubel và Lloyd (G-L).
1 GDP_2 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia i (tính bằng nghìn USD)
+
2 GDP_1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam (tính bằng nghìn USD)
+
3 POP1 Dân số của Việt Nam (tính bằng người) +
4 POP2 Dân số của Quốc gia i (tính bằng người) +
5 FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho ngành dệt may (tính bằng nghìn USD)
+
6 DGDP Sự khác biệt trong thu nhập giữa Việt Nam với các đối tác
−
7 DPOP Sự khác biệt trong quy mô dân số giữa Việt Nam với đối tác
−
8 OPEN Độ mở cửa của nền kinh tế, được đo bằng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chia cho GDP Việt Nam
+
9 TIM TIM là mức độ mức cân bằng trong thương mại ngành dệt may giữa hai quốc gia, được tính bằng TIM = |Xi-Mi|/(Xi+Mi). Trong đó Xi là kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam, Mi là kim ngạch nhập khẩu của dệt may với quốc gia i
−
10 DIST Khoảng cách giữa thủ đô Hà Nội và thủ đô của quốc gia i (tính bằng kilomet)
−
11 FTA Hiệp định thương mại tự do FTA, BTA, liên kết khu vực giữa Việt Nam và quốc gia i
+