Chính sách văn hóa

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy hoạt động mua lại và sáp nhập: kinh nghiệm của Thái Lan và bài học cho Việt Nam. (Trang 62 - 67)

Một thương vụ M&A sau khi được ký kết vẫn còn gặp rất nhiều vấn đề về vận hành do có sự khác biệt, khoảng cách lớn về lao động, văn hóa, môi trường làm việc. Chính phủ Thái Lan đã nhận ra vấn đề này và có nhiều chính sách phù hợp, giúp doanh nghiệp Thái Lan và doanh nghiệp nước ngoài, người lao động Thái Lan và người lao động nước ngoài dễ dàng tìm tiếng nói chung trong công việc. Trước hết chúng ta sẽ xem xét khía cạnh về đặc điểm lao động của Thái Lan.

-Đặc điểm nguồn lao động của Thái Lan: có diện tích 513.120 km², dân số vào khoảng 68 triệu người (ước tính 2019). Trong đó có 55 triệu thuộc độ tuổi lao động, và có 40 triệu người tham gia lao động, chiếm 74% dân số. Khoảng 75%

là dân tộc Thái, 14% là người Thái gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm thiểu số như Môn, Khmer và các dân tộc khác. Thống kê có khoảng 2,2 triệu người nhập cư hợp pháp cũng như bất hợp pháp ở Thái Lan, trong đó, số lượng lao động nước ngoài bất hợp pháp có thể lên tới hơn 1 triệu người, dẫn đến những hệ quả như tội phạm gia tăng và khoảng cách của sự bất bình đẳng xã hội

ngày một lớn. Về tôn giáo, Phật giáo Nam Tông được coi là 'quốc giáo' với lệtỷ

94,5% - khiến cho nước này trở thành một trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất trên thế giới theo tỷ lệ dân số. Cũng theo điều tra dân số năm 2015, Hồi giáo chiếm 4,3% và Kitô giáo chiếm 1,2%.

Phật giáo cũng đóng một vai trò đáng kể trong môi trường kinh tế của người dân Thái. Nhiều lời Phật dạy về cách chọn nghề chân chính và thực hiện công việc làm ăn chân chính, đã được áp dụng rộng rãi trong mọi gia tầng của xã hội Thái, và người dân Thái biết làm thế nào để duy trì một gia đình hạnh phúc, ổn định về kinh tế qua giáo lý của nhà Phật. Phật giáo hướng người Thái tới cuộc sống vui vẻ, thoải mái ở nơi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Thái Lan được biết đến là “đất nước của những nụ cười”. Con người của Thái Lan mặc dù rất sùng, tôn thờ Phật giáo và các đạo lý truyền thống dân tộc, nhưng họ cũng dễ tiếp thu văn hóa nhân loại, hòa nhập nhanh.

Do là một đất nước gắn liền với văn minh lúa nước nên tính cách người Thái Lan cũng mang nhiều đặc trưng nông nghiệp, thể hiện trong quan niệm của người Thái Lan về thời gian. Họ thường chậm trễ, không đúng giờ và cũng không hề ngại chờ đợi. Cách ước tính thời gian của họ cũng không chính xác. Nếu bạn nghe họ nói làm gì “trong vòng 10 phút”, điều này có thể là “ngay lập tức” hoặc cũng có thể là “trong vòng 30 phút nữa”. Nếu hiểu theo cách thứ hai tức là bạn không phải làm gì đó ngay lập tức.

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nam Nữ % 84 82 80 78 76 74 72 70 68 66 6 4 2 0 USD 7 8 88 99 10 10 1010 10 11 11 11 12 12 12 13 14 14 14 15 15 16

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ tham gia lao động ở Thái Lan giai đoạn 2010-2019, đơn vị: %

(Nguồn: International Labour Organization, 2019)

Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy tỷ lệ tham gia lao động vào lực lượng lao động tại Thái Lan hầu như biến động không nhiều, giữ nguyên ở mức khá cao, 80% đối với nam giới và hơn 70% đối với nữ giới.

Biểu đồ 2.9: Năng suất lao động trên giờ làm việc ở Thái Lan từ năm 2000 đến năm 2018, đơn vị: USD

Dịch vụ Nông nghiệpCông nghiệp

50 0 102.4 110.8130.1 134.6 122.7 121.9 122.1 121.7 100 2006 2010 2015 2018 250 200 150 303.1 260.8 300 324.5 335 GDP/người 400 350

Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy năng suất lao động trên giờ làm việc của lao động Thái Lan tăng dần đều qua các năm. Năm 2000, 1 giờ lao động Thái Lan kiếm trung bình được 7 USD, đến năm 2018, con số này là 15 USD, gần gấp 2 lần.

Biểu đồ 2.10: Năng suất lao động theo các ngành tại Thái Lan theo các năm 2006, 2010, 2015, 2018

(Nguồn: International Labour Organization, 2019)

Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy năng suất lao động qua các ngành trong ngành nông nghiệp có xu hướng không đổi, công nghiệp có xu hướng tăng nhanh (từ

260.8 lên 335.0 GDP/người) và ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhẹ sau năm 2010. Năm 2015, ngành dịch vụ đạt 130.1 GDP/người, đến năm 2018 đạt 134.6 GDP/người.

Chính phủ Thái Lan có khá nhiều chính sách liên quan đến văn hóa nhằm tác động tích cực đến nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Do đặc điểm hệ thống tài chính, pháp lý, văn hóa, con người của Thái Lan còn một số hạn chế, chưa hoàn toàn giống với chuẩn mực trên thế giới nên chính phủ đã cho phép các công ty tư vấn được hoạt động ở Thái Lan. Các công ty tư vấn này ngoài việc tư vấn về vấn đề kế toán, thuế, pháp lý, các ưu đãi đầu tư, chiến lược dài

hạn cho công ty tiến hành M&A ra, họ còn tư vấn nội bộ doanh nghiệp, nghiên cứu tình hình

văn hóa doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp có thể hiểu được tình hình văn hóa của nhau, có biện pháp nào để dễ hòa hợp... Theo xếp hạng của Legal500 năm 2013, công ty tư vấn dẫn đầu thị trường ở Thái Lan là công ty Allen & Overy (Thailand) Ltd; xếp thứ hai và ba lần lượt là công ty Baker & McKenzie, Weerawong Chinnavat & Peangpanor.

Đối với du lịch, Thái Lan là nước rất chú trọng đến việc đi tiếp thị tại nước ngoài. Chính phủ Thái Lan khuyến khích việc đặt đại diện du lịch quốc gia, dưới hình thức văn phòng hay đại diện du lịch ở nước ngoài, để làm công tác xúc tiến, quảng bá, nghiên cứu thị trường thu hút khách vào nước mình, coi đây là phương tiện quan trọng xúc tiến quốc tế. Nhờ vậy Thái Lan thu hút được một số lượng khách du lịch rất lớn. Rất nhiều thương vụ M&A được bắt nguồn từ đây. Du lịch chính là cách tốt nhất quảng bá con người, đất nước, văn hóa làm việc, làm cho các nhà đầu tư nước ngoài không cảm thấy xa lạ, bỡ ngỡ sau khi thực hiện thương vụ M&A. Ngoài ra, tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc được đưa vào giảng dạy từ tiểu học trong khung chương trình giáo dục của Thái Lan. Thậm chí, Bộ Giáo dục Thái Lan còn đưa ra chương trình “Một ngày nói tiếng Anh”.

Chính nhờ những chính sách về văn hóa rất “đẹp” của Thái Lan mà con người Thái Lan được bạn bè thế giới ấn tượng rất mạnh. Không chỉ với tính cách con người mà còn ở môi trường làm việc. Nhờ đó giúp thu hút dòng vốn M&A.

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy hoạt động mua lại và sáp nhập: kinh nghiệm của Thái Lan và bài học cho Việt Nam. (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w