Chính sách về văn hóa

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy hoạt động mua lại và sáp nhập: kinh nghiệm của Thái Lan và bài học cho Việt Nam. (Trang 33)

Yếu tố về văn hóa là một trong các yếu tố quan trọng tác động, ảnh hưởng đến M&A qua biên giới. Sự khác biệt về cách thức tổ chức kinh doanh, văn hóa tiêu dùng, thị hiếu khách hàng khi mua sản phẩm ở hai quốc gia có thể gây khó khăn rất lớn đến sự vận hành, hòa hợp giữa hai công ty sau khi M&A được hoàn tất. Vì vậy, các quốc gia cần đánh giá tầm quan trọng của văn hóa, có chính sách về văn hóa hài hòa, hợp lý để tạo cơ sở cho các doanh nghiệp dễ dàng vận hành hơn khi tiến hành M&A.

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ những năm 1952, người ta

đã thống kê được có 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng trên thế giới. Theo UNESCO, văn hóa được định nghĩa như sau: Văn hóa nên được đề cập như một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và cảm xúc của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Ý kiến của ông Nguyễn Trần Bạt – Chủ tịch, Tổng giám đốc của InvestConsult Group - cho rằng: văn hóa, nói một cách giản dị, là những gì còn lại sau những chu trình lịch sử khác nhau, qua đó, người ta có thể phân biệt được các dân tộc với nhau.

Khi tiến hành hoạt động M&A, sự giao thoa văn hóa, hòa hợp văn hóa của công ty cũ và mới là điều không thể tránh khỏi. Để tạo điều kiện thuận lợi khi tiến hành và vận hành sau M&A, văn hóa là một nhân tố rất quan trọng. Do đó, quốc gia nào có nhiều chính sách tốt, du nhập được văn hóa thế giới một cách đồng bộ, chọn lọc, sẽ tạo điều kiện rất lớn cho sự thành công của hoạt động M&A.

Thách thức lớn nhất có thể cản trở tham vọng mua bán sáp nhập (M&A) của doanh nghiệp là hoạt động M&A cũng luôn tiềm ẩn những thách thức to lớn, bởi khi hai doanh nghiệp ký kết thương vụ M&A thì ngoài những giá trị cộng hưởng to lớn mà doanh nghiệp có thể có được thì những bất đồng, xung đột mới thực sự bắt đầu nảy sinh và trong nhiều trường hợp thì đây lại là lý do chính dẫn tới sự thất bại của rất nhiều thương vụ M&A. Khi hai doanh nghiệp ở hai môi trường, vùng lãnh thổ hay quốc gia có những nét văn hóa, thói quen hành xử, sự giao tiếp khác nhau về cùng hoạt động dưới một công ty, phải nói cùng một thứ ngôn ngữ, hướng tới cùng một giá trị là điều rất phức tạp và cần thời gian cho sự hòa hợp này.

Theo Ths. Trịnh Thị Phan Lan và Ths. Nguyễn Thị Thùy Linh trong “M&A và tác động của yếu tố văn hóa” đăng trên tạp chí Khoa học ĐHQGHN (2010), 5 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến Văn hóa doanh nghiệp gồm có: Áp lực gia tăng năng suất công việc, sự minh bạch nơi làm việc, gia tăng tính di động của nhân viên, nhân viên làm việc từ xa, và cuối cùng là M&A. Đặc biệt, bài viết này cũng thể hiện tư duy và hành động của cấp lãnh đạo đối với Văn hóa doanh nghiệp.

Hòa hợp văn hóa trong hoạt động M&A không có nghĩa là xâm lược văn hóa. Nếu có sự “thôn tính” nền văn hóa này với một nền văn hóa khác thì không được gọi là hòa hợp hay hòa nhập văn hóa nữa. Vấn đề chính sách liên quan đến văn hóa đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với các thương vụ M&A xuyên quốc gia mà cả trong phạm vi một quốc gia. Nhưng đáng tiếc, khi thực hiện M&A, có rất ít công ty quan tâm đến vấn đề này. Các công ty khi tiến hành M&A thường chỉ quan tâm nhiều hơn đến việc giành thị phần, lợi nhuận… Nếu chỉ nghĩ đến “hội nhập hay hòa hợp văn hóa” sau khi thương vụ M&A hoàn tất thì đó là sai lầm lớn.

M&A là một hoạt động kinh tế phức tạp, được thực hiện qua nhiều phương thức với nhiều thủ tục, quy trình. Tuy nhiên, hoạt động này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, gia tăng quy mô sản xuất, tạo được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong và ngoài nước. Để một quốc gia vững mạnh, có điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính phủ ngoài việc đàm phán ký kết các hiệp định hội nhập kinh tế quốc tế, cần điều tiết, ban hành các chính sách về pháp luật, tài khóa, tiền tệ cũng như văn hóa để điều chỉnh, tạo điều kiện, thúc đẩy hoạt động M&A từ sâu trong nội hàm nền kinh tế của quốc gia mình.

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 0 7 6.8 19 6.16.9 49.54.33.59.6 20 34 30 31 35 31 29 4040

Giá trị trung bình mỗi thương vụ (triệu USD) 55 60 80 80 Tổng giá trị (tỉ USD) 120 100 144 160 140 CHƯƠNG 2

CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG M&A CỦA THÁI LAN 2.1. Thực trạng hoạt động M&A của Thái Lan từ năm 2010 – 2019

2.1.1. Bức tranh thực trạng M&A của Thái Lan trong bức tranh Đông Nam Á

So với khu vực Đông Nam Á, số lượng và giá trị dòng vốn đầu tư M&A vào Thái Lan tương đối lớn, quốc gia này lại có nhiều thương vụ M&A thành công nhiều nhất.

Biểu đồ 2. 1: Tổng giá trị M&A được đầu tư (tỉ USD) và giá trị trung bình mỗi thương vụ M&A triệu (USD) ở Đông Nam Á trong giai đoạn 2010-2019

(Nguồn: Nikkei Asian Review,2019)

Theo một báo cáo mới công bố của Công ty phân tích dữ liệu thị trường Dealogic, trong năm 2019 tính đến ngày 16 tháng 12, có 67 thương vụ M&A với tổng giá trị 9,6 tỉ USD đã được thực hiện ở nội khu vực Đông Nam Á, tăng gần gấp 3 lần so với con số 3,5 tỉ USD vào năm 2018. Giá trị trung bình của mỗi thương vụ đạt mức trung bình 144 triệu USD, cao nhất trong 10 năm qua.

Thái LanSingaporeMalaysiaPhilippinesMyanmar 15 10 5 0 Tổng giá trị M&A (%) 40 35 30 25 20

Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy, tổng giá trị và giá trị trung bình mỗi thương vụ M&A diễn ra ở khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2010- 2018 có xu hướng ổn định, dao động vào khoảng 30-40 tỉ USD tổng giá trị thương vụ cho từng năm. Tuy nhiên, có một số năm tổng giá trị và giá trị trung bình các thương vụ tăng đột biến như năm 2012, tổng giá trị đạt 80 tỉ USD với giá trị trung bình các thương vụ đạt 19 triệu USD cao nhất trong giai đoạn này; năm 2019, tổng giá trị đạt 144 tỉ USD, giá trị trung bình các thương vụ là 9,6 triệu USD.

Biểu đồ 2. 2: Tổng giá trị M&A được đầu tư (%) của một số nước Đông Nam Á, giai đoạn 2010- 2019

(Nguồn: Dealogic, 2019)

Trong giai đoạn 2010-2019, Thái Lan chiếm khoảng 38% tổng giá trị M&A ở Đông Nam Á; đứng thứ hai, thứ ba lần lượt là Singapore (32%) và Malaysia (23%). Riêng trong năm 2019, các công ty Thái Lan có tổng giá trị các thương vụ đạt 6,4 tỉ USD, chiếm 67% tổng giá trị M&A trong khu vực.

Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước trong khu vực dao động ở nhiều mức khác nhau và bất ổn chính trị trên toàn cầu vẫn tiếp tục, doanh nghiệp ở những nước Đông Nam Á có nền kinh tế trưởng thành như Thái Lan đang bắt đầu sử

dụng các thương vụ M&A để thu hút nguồn vốn, ứng phó với thách thức kinh tế trong nước.

Bảng 2.1: Giá trị và số lượng các thương vụ M&A được đầu tư của các quốc gia ASEAN, Quý I năm 2019

Quốc gia Giá trị (tỉ USD) Số lượng

Thái Lan 2,3 26 Việt Nam 2,2 23 Singapore 10,4 54 Philippines 0,689 17 Malaysia 1,8 18 Campuchia 0,778 4 Myanmar 0,015 3 Indonesia 4,1 17 (Nguồn: KPMG, 2020)

Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận thấy rằng, trong quý 1 năm 2019, số lượng và giá trị các thương vụ M&A đầu tư vào Thái Lan (2,3 tỉ USD) còn nhỏ so với các quốc gia như Singapore (10,4 tỉ USD), Indonesia (4,1 tỉ USD). Tuy nhiên, giá trị các thương vụ M&A được đầu tư vào Thái Lan khá cao trong khu vực, cao hơn một số nước như Malaysia, Campuchia, Myanmar có giá trị lần lượt là 1,8 tỉ USD, 0,778 tỉ USD, 0,015 tỉ USD.

21 23

30 24

21

Thương vụ không thành công Không tạo ra giá trị

9 9 10 11 16 14 18 18

Tạo ra rất nhiều giá trị cộng hưởng Tạo ra giá trị cộng hưởng

21 27 61 51 50 35 31 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ thành công của các thương vụ M&A tại một số quốc gia Đông Nam Á năm 2019

(Nguồn: Phân tích của Accenture, HyperGrowth M&A success in Asia, 2019)

Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy tỉ lệ các thành công của các thương vụ M&A ở Thái Lan khá cao, vào khoảng 79%, bằng với Philippines và tạo ra nhiều giá trị cộng hưởng (50%), chỉ đứng sau một số nước như Philippines (61%) hay Malaysia (51%).

Qua đó chúng ta có thể kết luận rằng Thái Lan so với mặt bằng chung của các quốc gia Đông Nam Á có dòng vốn M&A về giá trị, quy mô, số lượng ở mức khá, nằm trong nhóm các nước đứng đầu. Không chỉ vậy, hiệu quả dòng vốn và tỉ lệ thành công của các thương vụ M&A của Thái Lan rất lớn, tạo ra nhiều giá trị cộng hưởng.

2.1.2. Số lượng và giá trị dòng vốn M&A

Thái Lan là một nước có nền chính trị bất ổn, chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt vào giai đoạn những năm 2009, 2010. Tuy vậy, dòng vốn M&A vào Thái Lan từ năm 2010 đến nay vẫn giữ được ở mức ổn định và có xu hướng tăng lên qua từng năm.

Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 20200 0 2 88 119 1.8 50 2.8 2.4 4 209 223 4.1 214 3 100 275 257 271 4.4 Số lượng Giá trị (tỉ USD) 5.671 321 150 6 6.53 340 375 7.644 200 8 250 10 10.016 300 12 12.197 350 14 400

Biểu đồ 2.4: Số lượng và giá trị các thương vụ vào Thái Lan giai đoạn 2010- 2020

(Nguồn:KPMG,2020)

Thông qua biểu đồ, chúng ta có thể thấy trong giai đoạn 2010-2019, số lượng và giá trị các thương vụ M&A vào Thái Lan khá biến động. Nếu như năm 2010, số thương vụ là 375 với tổng giá trị 2,4 tỉ USD thì sang năm 2011, số thương vụ giảm xuống 340 nhưng lại đạt mức giá trị 4,4 tỉ USD. Qua năm 2012, có 271 số thương vụ M&A được ghi nhận với giá trị 1,8 tỉ USD.

Tuy nhiên xét về giá trị các thương vụ M&A chúng ta có thể nhận ra, giá trị có xu hướng tăng nhanh. Nếu lấy năm 2010 làm mốc thì đến năm 2016 đã tăng gấp 4 lần, đến năm 2018 đã tăng gấp gần 5 lần giá trị thương vụ. Năm 2018 là năm đạt kỷ lục với tổng giá trị thương vụ đạt 12.197 tỉ USD.

Nửa đầu năm 2020, chịu sự tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, tình hình hoạt động M&A trên toàn cầu diễn ra tương đối ảm đạm, với tổng giá trị giao dịch đạt khoảng 971 tỷ USD, so với 1.500 tỷ USD 6 tháng cuối năm 2019. Do đó, hoạt động M&A của Thái Lan cũng bị ảnh hưởng lớn, tổng giá trị các thương vụ đạt 6,53 tỉ USD.

10 7

7

9

Vật liệu cơ bản Công nghệ cao Hàng tiêu dùng và bán lẻ Khác

17

17

Công nghiệp Dịch vụ tài chính Bất động sản Dịch vụ giải trí truyền thông

14 19

Số lượng

Mặc dù số lượng thương vụ khá biến động và có xu hướng giảm xuống, tuy nhiên giá trị các thương vụ lại có xu hướng tăng lên, chúng ta có thể nhận ra Thái Lan chính là quốc gia đang thu hút dòng vốn khá tốt, quy mô ngày càng tăng với giá trị giao dịch lớn.

2.1.3. Cơ cấu dòng vốn M&A theo lĩnh vực

Để nhận xét về cơ cấu dòng vốn M&A (bao gồm các hình thức: tiền mặt, các loại tài sản bằng hiện vật, quyền về tài sản) theo từng lĩnh vực vào Thái Lan, ta có biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 2.5: Số lượng vốn đầu tư M&A vào Thái Lan phân theo các ngành, giai đoạn 2015-2019, đơn vị: %

10

3 16

5

Công nghiệp Dịch vụ tài chính Bất động sản Dịch vụ giải trí truyền thông Vật liệu cơ bản Công nghệ cao Hàng tiêu dùng và bán lẻ Khác 20 21 10 15 Giá trị

Biểu đồ 2.6: Giá trị vốn đầu tư M&A vào Thái Lan phân theo các ngành, giai đoạn 2015-2019, đơn vị: %

(Nguồn: Tổng hợp từ Bloomberg & Mergermarket, 2019)

Từ biểu đồ chúng ta có thể thấy rằng, hàng tiêu dùng và dịch vụ tài chính là 2 ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong số lượng vốn M&A đầu tư vào Thái Lan, cùng là 17%; sau đó là ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng 14%; các ngành dịch vụ giải trí (10%); bất động sản (9%); công nghệ cao, vật liệu cơ bản cùng 7%. Còn xét về giá trị dòng vốn M&A, ngành dịch vụ tài chính có lượng giá trị lớn nhất với tỉ trọng 21%; xếp ngay sau đó với 20% là ngành hàng tiêu dùng; xếp thứ 3 với 16% về giá trị là ngành bất động sản; công nghiệp, dịch vụ giải trí, công nghệ cao, vật liệu cơ bản lần lượt là 10%, 10%, 5%, 3%.

Để có cái nhìn tổng quát hơn về dòng vốn M&A của Thái Lan, chúng ta sẽ xét thêm dòng vốn M&A từ Thái Lan đầu tư sang nước ngoài qua biểu đồ sau:

1000200030004000 0 3 196 150 Hàng tiêu dùng và bán lẻ

Viễn thông, truyền thông và công nghệ Chăm sóc sức khỏe 225 Cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng Triệu USD 252 Dịch vụ nghề nghiệp 597 Dịch vụ tài chính và đầu tư

691 Hàng công nghiệp

898 Năng lượng và tài nguyên thiên nhiên

3641 Dịch vụ du lịch, lữ hành, khách sạn

Biểu đồ 2.7: Giá trị của các giao dịch M&A ra nước ngoài của Thái Lan trong năm 2018, theo nhóm ngành (triệu USD)

(Nguồn: Statista.com, 2019)

Qua biểu đồ chúng ta có thể thấy nhóm ngành, dịch vụ du lịch, lữ hành, khách sạn chiếm giá trị lớn nhất trong tổng thể dòng vốn của Thái Lan ra nước ngoài, cụ thể là 3641 triệu USD, tiếp theo đó là nhóm ngành năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, hàng công nghiệp, lần lượt là 898 triệu USD và 692 triệu USD. Ngành viễn thông, truyền thông, công nghệ và chăm sóc sức khỏe là 2 ngành có giá trị nhỏ nhất, chỉ đạt lần lượt 150 triệu USD và 3 triệu USD.

Một số thương vụ tiêu biểu có thể kể đến như:

- Trong năm 2016-2017, PTT Public Company Limited, công ty năng lượng lớn nhất Thái Lan, đã tái cơ cấu bằng cách chuyển hoạt động kinh doanh bán lẻ và tiếp thị dầu sang PTT Oil and Retail Business Company Limited, bao gồm hơn 1.400 trạm dịch vụ, chiếm 40% thị trường trạm xăng của Thái Lan. Thỏa thuận liên quan đến việc chuyển giao tài sản, cam kết, giấy phép, sở hữu trí tuệ và hợp đồng tại hơn 20 khu vực pháp lý (khoảng 121 tỷ THB hoặc 4 tỷ USD).

- Thai Bev / MDC Group: Vào cuối năm 2017, Internal Beverage Holdings (Singapore) Pte. Limited, là công ty con của Thai Beverage Public Company Limited (Thai Bev), một trong những nhà sản xuất đồ uống lớn nhất châu Á, đã mua lại 75% quyền sở hữu tại Myanmar Distillery Company Limited; Công ty TNHH Dịch vụ Tiếp thị và Chuỗi Cung ứng Myanmar; và Công ty TNHH Kinh doanh Đồ uống Quốc tế (gọi chung là MDC Group). Thương vụ này trị giá khoảng 23 tỷ THB (726,6 triệu USD). Tập đoàn MDC là nhà sản xuất, tiếp thị và phân phối đồ uống chưng cất hàng đầu của Myanmar, bao gồm Grand Royal, rượu whisky hàng đầu của đất nước và các thương hiệu khác. Việc mua lại giúp Thai Bev tiếp cận với việc mở rộng thị trường và mạng lưới phân phối.

- Dusit Thani / NR Instant Produce: Đầu năm 2018, Dusit Thani Public Company Limited, một trong những công ty phát triển khách sạn và bất động sản hàng đầu của Thái Lan, đã mua lại 2,452 triệu cổ phiếu phổ thông và 200.000 cổ phiếu mới trong NR Instant Produce Company Limited, một công ty hàng đầu tham

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy hoạt động mua lại và sáp nhập: kinh nghiệm của Thái Lan và bài học cho Việt Nam. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w