6. Kết câu của đề tài
2.1 Sự cần thiết phát triển ngành dịch vụ du lịch tại Việt Nam
Đảng và nhà nước đã xác định “du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước” (Trích pháp lệnh du lịch 2/1999) và coi “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (Trích chỉ thị 46/CTTW ban bí thư trung ương đảng khoá VII, 10/1994) và “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” (Trích văn kiện đại hội đảng khoá IX).
Ảnh hưởng của du lịch đến kinh tế: Du lịch đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tình đến thời điểm này, hoạt động du lịch đã mang lại doanh thu hàng tỉ USD và nộp vào ngân sách nhà nước hàng ngàn tỉ đồng. Hàng năm các ngành cố gắng xuất khẩu hàng hoá để thu ngoại tệ về cho đất nước và du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả nhất. Bởi du lịch là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hoá công nghiệp, tiêu dùng… được trao đổi qua con đường du lịch, các hàng hoá được xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế. Mặt khác, du lịch còn là ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hoá du lịch. Đó là cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, giá trị của di tích lịch sử, văn hoá…
Quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới hiện nay cũng như ở Việt Nam là giá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm xã hội và trong số người có việc làm. Để đi tìm hiệu quả của đồng vốn thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch đem lại tỷ xuất lợi nhuận cao, vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp. Chính đặc điểm này rất phù hợp với tình hình
Nước ta- một nước còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu vốn đầu tư, sự cần thiết hiện đại hoá nền kinh tế Việt Nam điều đó có ý nghĩa to lớn. Du lịch là cầu nói giao lưu kinh tế
có quan hệ chặt chẽ với chính sách mở cửu của đảng và nhà nước do đó phát triển du lịch là việc cần thiết đối với nước ta. Ngoài những lợi ích về mặt kinh tế mà du lịch đem lại, du lịch còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Du lịch có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho người dân. Trong một chừng mực nào đó du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Mặt khác qua những chuyến du lịch mọi người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau hơn nhờ đó mọi người hiểu nhau hơn và làm tăng thêm tình đoàn kết trong cộng đồng. Bên cạnh đó do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thì hàng loạt máy móc đã được tạo ra thay thế con người trong quá trình lao động sản xuất do đó dẫn đến một lượng người bị thất nghiệp và gây sức ép lên nền kinh tế của đất nước. Nhưng nhờ có sự phát triển của du lịch và dịch vụ mà một lượng lớn những người này đã có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định. Chính du lịch đã góp phần làm giảm gánh nặng cho nền kinh tế của dất nước, góp phần đưa nền kinh tế của nước nhà phát triển ổn định và nhanh chóng.
Ảnh hưởng của du lịch đến văn hoá: một trong những chức năng của du lịch là giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng. Khi đi du lịch, du khách luôn muốn được xâm nhập vào các hoạt động văn hoá của địa phương qua đó du khách có thêm những hiểu biết mới. Du lịch còn góp phần cho việc phục hồi và phát triển văn hóa dân tộc. Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hoá trong chuyến đi của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý, yểm trợ cho việc khôi phục, duy trì, các di tích, lễ hội, sản phẩm làng nghề… Du lịch đã góp phần đưa hình ảnh đất nước ta đến với bạn bè quốc tế đồng thời giúp chúng ta có cái nhìn rộng hơn bên ngoài mà qua đó ta làm cho cuộc sống tinh thần trở nên phong phú và đầy đủ hơn.
Ảnh hưởng của du lịch đến môi trường: mục đích chủ yếu của du khách khi đi du lịch là được tiếp xúc, đắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận một cách trực giác sự hùng vĩ, trong lành, tươi mát và nên thơ của các cảnh quan thiên nhiên. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con người. Điều này có nghĩa là bằng thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần rất tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường, một vấn đề toàn thế giới đang hết sức quan tâm
Nhu cầu du lịch nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường. Để đáp ứng nhu cầu du lịch phải dành những khoảng đất đai có môi trường ít bị xâm phạm, xây dựng các công viên bao quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không khí nhằm tạo nên môi trường sống phù hợp với nhu cầu của du khách. Để gia tăng thu nhập từ du khách phải có chính sách maketing, chính sách tu bổ bảo vệ tự nhiên để điểm du lịch ngày càng hấp dẫn.
Ảnh hưởng của du lịch đến an ninh, chính trị: trước hết cần khẳng định du lịch là chiếc cầu nối hoà bình giữa các dân tộc trên thế giới. Hoạt động du lịch giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, hiểu hơn về giá trị văn hoá của đất nước bạn.
Ngoài những mặt tích cực mà du lịch đem lại thì còn có những tác động tiêu cực từ du lịch. Do đó chúng ta cần phải nhận thức rõ để có hướng phát triển đúng đắn. Với những gì du lịch đem lại cho kinh tế, xã hôi, văn hoá, môi trường… thì việc phát triển du lịch ở nước ta là điều rất cần thiết để phục vụ cho sự xây dựng và phát triển đất nước trở thành một nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.