6. Kết câu của đề tài
2.2.2 Tình hình xuất khẩu dịch vụ du lịch những năm qua
Trong điều kiện môi trường kinh tế đổi mới, chính trị và xã hội ổn định, lại được Nhà nước Việt Nam chú trọng khuyến khích, dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ đã có sự khởi sắc. Từ chỗ hoạt động dịch vụ còn rất ít ỏi và do một số doanh nghiệp nhà nước độc quyền cung cấp, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã có ngày càng nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia, trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã tạo nên diện mạo mới cho dịch vụ du lịch và xuất khẩu dịch vụ dịch vụ du lịch.
Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ 75/141 nền kinh tế năm 2015 lên 67/136 (năm 2017) và 63/140 (năm 2019). Năm 2019, nhóm chỉ số được đánh giá cao nhất là: Sức cạnh tranh về giá (xếp hạng 22/140); Tài nguyên văn hóa (29/140); Tài nguyên tự nhiên (35/140). Trong khu vực Đông Nam Á, tài nguyên văn hóa của Việt Nam xếp thứ 2, sau Indonesia; tài nguyên tự nhiên xếp thứ 3, sau Thái Lan và Indonesia, cho thấy lợi thế so sánh lớn về tài nguyên văn hóa và tự nhiên của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Theo báo cáo thương niên năm 2019 của Tổng cụ Du lịch, chỉ số tiến bộ nhất là Yêu cầu về thị thực, tăng 63 bậc, từ hạng 116/136 (năm 2017) lên hạng 53/140 (2019), được thúc đẩy bởi chính sách cấp thị thực điện tử áp dụng thí điểm từ đầu năm 2017. Bắt đầu từ áp dụng cho 40 nước, qua một số lần bổ sung, đến năm 2019, Việt Nam đã mở rộng chính sách này đối với công dân của 80 nước trên thế giới. Một số nhóm chỉ số xếp hạng thấp: Sự bền vững về môi trường (xếp hạng 121/140); Hạ tầng dịch vụ du lịch (106/140); Mức độ ưu tiên cho ngành du lịch (100/140)
Năm 2019, Việt Nam nhận được các giải thưởng uy tín có tầm cỡ thế giới và khu vực bao gồm
- Điểm đến di sản hàng đầu thế giới (lần đầu tiên do World Travel Awards trao tặng);
- Điểm đến golf tốt nhất thế giới (lần đầu tiên do World golf Awards trao tặng);
- Điểm đến hàng đầu châu Á (lần thứ 2 liên tiếp do World Travel Awards trao tặng);
- Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á (lần thứ 2 liên tiếp do World Travel Awards trao tặng);
- Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á (lần đầu tiên do World Travel Awards trao tặng); Du lịch Việt Nam cũng đang trên đường phát triển vì “Việt Nam là điểm đến của thiên niên kỷ mới”, đội ngũ quản lý điều hành, chuyên gia kỹ thuật, nhân viên tác nghiệp của ngành ngày càng đông đảo, bước đầu tiếp thu được khoa học và kỹ năng nghề nghiệp. Những thành phố lớn, các trung tâm kinh tế hàng đầu là những trọng điểm về phát triển dịch vụ nói chung và xuất khẩu dịch vụ du lịch nói riêng. Khách hàng của xuất khẩu dịch vụ nhiều, trong đó không ít là các khách hàng cao cấp đến từ các nền kinh tế phát triển.
2.2.2.1 Tổng quan ngành dịch vụ du lịch Việt Nam
Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu dịch vụ qua các năm 2016 - 2019
Đơn vị tính: Triệu USD
2016 2017 2018 2019 Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Xuất khẩu 13.961 100% 14.878 100% 18.060 100% 19.920 100% Dịch vụ vận tải 2.448 17,53% 2.807 18,87% 4.374 24,22% 4.390 22,04% Dịch vụ bưu chính viễn thông 163 1,17% 145 0,97% 139 0,77% 142 0,71% Dịch vụ du lịch 8.500 60,88% 8.890 59,75% 10.080 55,81% 11.830 59,39% Dịch vụ tài chính 115 0,82% 115 0,77% 208 1,15% 210 1,05% Dịch vụ bảo hiểm 56 0,40% 57 0,38% 63 0,35% 65 0,33% Dịch vụ Chính phủ 150 1,07% 162 1,09% 171 0,95% 179 0,90% Dịch vụ khác 2.529 18,11% 2.702 18,16% 3.025 16,75% 3.104 15,58%
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Căn cứ vào số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng xuất khẩu dịch vụ tăng dần trong giai đoạn 2016 đến 2019. Năm 2016, xuất khẩu thu về 13.961 triệu USD, đên năm 2019 tăng lên 19.920 triệu USD. Như vậy, ta thấy xuất khẩu năm 2019 tăng trưởng 5.959 triệu USD tương ứng với 42,68% so với năm 2016, tăng 1.860 triệu USD tương ứng 10,3% so với năm 2018. Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 16,6 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2018, trong đó dịch vụ du lịch đạt 11,8 tỷ USD (chiếm 71,1% tổng kim ngạch), tăng 17,4% (do số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý IV/2019 tăng mạnh dẫn đến xuất khẩu dịch vụ du lịch tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước); dịch vụ vận tải đạt 2,9 tỷ USD (chiếm 17,7%), tăng 2,2%. Như vậy, xuất khẩu dịch vụ lịch là dịch vụ đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu dịch vụ.
Khách quốc tế đến du lịch Việt Nam có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế do số tiền khách quốc tế chi tiêu tại Việt Nam. Nguồn ngoại tệ này tăng liên tục qua các
năm (năm 2005 đạt 2.300 triệu USD, năm 2010 đạt 4,45 tỷ USD, năm 2015 đạt 7,35 tỷ USD, năm 2019 đạt 11,83 tỷ USD - cao nhất từ trước đến nay). Tỷ trọng của khoản này trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tăng lên và hiện đạt khá cao (năm 2005 chiếm 53,9%, năm 2010 chiếm 59,7%, năm 2015 chiếm 65,3%, năm 2019 chiếm 71,1%). Mặc dù người Việt Nam đi du lịch nước ngoài ngày một nhiều, với số chi tiêu ngày một tăng (2005 đạt 900 triệu USD, 2010 đạt 1,47 tỷ USD, năm 2015 đạt 3,595 tỷ USD, 2019 đạt 6,15 tỷ USD). Tuy nhiên, dịch vụ du lịch vẫn xuất siêu ngày một tăng (nếu như năm 2005 là 1,4 tỷ USD, đến năm 2019 là 5,68 tỷ USD). Số tiền này đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán tổng hợp, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá…
Trong các ngành dịch vụ được xuất khẩu, ngành du lịch là ngành mang lại nguồn thu lớn, chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu dịch vụ tại Việt Nam. Ngành du lịch thu về 11.830 triệu USD năm 2019 và tăng dần đều, so với các năm 2017 tăng 2.940 triệu USD tương ứng với 33,07%, và so với năm 2018 tăng 1.750 triệu USD tương ứng với 17,36%. Ta thấy được ngành du lịch tăng trưởng đều qua các năm. Tuy nhiên đến năm 2019 mức tăng chỉ 17,36% so với năm 2018 thấp hơn năm 2017 là do bùng phát dịch bệnh Covid
– 19 gây ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ lữ hành, dịch vụ du lịch tại Việt Nam. Căn cứ vào chỉ đạo của Nhà nước về việc tạm ngừng nhập cảnh và dừng các hoạt động du lịch trong nước, sự sụt giảm lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 đã tác động đến nhiều mặt. Trước hết làm cho xuất khẩu dịch vụ du lịch trong 6 tháng giảm sâu. Trong 6 tháng so với cùng kỳ năm trước, số khách giảm 55,8%, lại thêm số chi tiêu bình quân 1 lượt khách giảm (từ 555,4 USD xuống còn 510,9 USD); Xuất khẩu dịch vụ du lịch chỉ đạt 2,438 tỷ USD, giảm 56,1%. Mức giảm này đã góp phần làm cho xuất khẩu dịch vụ trong 6 tháng năm nay chỉ đạt 4,736 tỷ USD, giảm 50,3% so với cùng kỳ.
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quỹ IV năm 2020 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, GDP năm 2020 tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%), tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 diễn ra phức tạp và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Dưới sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội” mà Chính phủ đưa ra, trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu
vực dịch vụ tăng 2,34% đóng góp 33,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Cùng với các yếu tố khác, sự sụt giảm số khách quốc tế đến Việt Nam góp phần làm cho nhiều hoạt động có liên quan đến du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng bị ảnh hưởng. So với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách giảm 33,7% (trong đó hàng không còn giảm sâu hơn, tới 51,2%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng riêng của ngành du lịch lữ hành giảm 53,2%. Ngành dịch vụ nói chung và ngành dịch vụ du lịch nói riêng chịu ảnh hưởng do việc hạn chế nhập cảnh khách quốc tế đến Việt Nam.
Trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 6,3 tỷ USD, giảm 68,4% so với năm 2019; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước tính đạt 18,3 tỷ USD, giảm 14,5%. Nhập siêu dịch vụ năm 2020 là 12 tỷ USD, gấp gần 2 lần kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, tăng 10,5 tỷ USD so với năm 2019. Trong quý IV/2020, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 820 triệu USD, giảm 84,8% so với cùng kỳ năm 2019; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ đạt 4,7 tỷ USD, giảm 14,6%. Xuất khẩu dịch vụ du lịch chỉ đạt khoảng 6,8 tỷ USD, giảm 42,5% so với năm 2019.
2.2.2.2 Thực trạng về lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong thời gian qua
Việt Nam là một nước giàu có về tài nguyên du lịch cả về tự nhiên lẫn văn hóa, đặc biệt là các di sản thế giới và con người. Khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau như thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên, trải nghiệm các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của các dân tộc cư trú trên lãnh thổ Việt được tích lũy và sáng tạo trong quá trình lao động tạo ra các hệ giá trị đặc thù, mới lạ mà ở đất nước họ không có. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thu hút được hàng triệu lượt khách quốc tế đến tham quan và nghỉ dưỡng. Số lượng khách quốc tế tăng dần theo mỗi năm, đặc biệt là từ năm 2016 đến nay, con số này đã vượt qua hàng chục triệu.
Sự tăng trưởng nhanh của khách quốc tế trong những năm gần đây tuy không ổn định nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này cũng đạt đến 16,94%, là một tín hiệu khả quan đối với ngành Du lịch Việt Nam. Đặc biệt, năm 2019 đánh dấu thành công của du lịch Việt với lượng khách quốc tế đạt trên 18 triệu lượt người, cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, chất lượng du lịch đang có những cải thiện tích cực nhằm tạo sức hút đối với khách quốc
2010201120122013201420152016201720182019 7,02 6,79 6,01 5,05 8 6 4 2 0 7,85 10 10,01 9,62 12 12,92 15,5 18,01 20 18 16 14 Lượng khách quốc tế
LƯỢT KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM
ĐƠN VỊ TÍNH: TRIỆU LƯỢT
tế. Việt Nam tiếp tục giữ vững danh hiệu "Điểm đến hàng đầu châu Á" năm thứ hai liên tiếp do Giải thưởng Du lịch Thế giới (WTA) 2019 bình chọn.
Bảng 2.2 Lượt khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2010 đến 2019
Đơn vị tính: triệu lượt
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Lượng khách quốc tế 5,05 6,01 6,79 7,02 7,85 9,62 10,01 12,92 15,50 18,01 Tốc độ tăng (%) 33,95% 19,01% 12,98% 3,39% 11,82% 22,55% 4,05% 29,07% 19,97% 16,19%
(Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam)
(Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam)
Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có sự tăng trưởng đều qua các năm 2010 đến năm 2019. Năm 2009, do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế suy giảm nên ngành du lịch Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, đến năm 2010, khi thoát khỏi khủng hoảng, lượng khách quốc tế tăng đều sau đó. Năm 2010 số lượng khách quốc tế chỉ có 5,05 triệu lượt tăng 33,95% so với cùng kì năm 2009. Trên đà phát triển ngành dịch vụ du lịch, đến năm 2018, lượng khách quốc tế đã tăng gần gấp đôi so với năm 2010 với 10,01 triệu lượt khách. Những thành phố lớn, các trung tâm kinh tế hàng đầu là những trọng điểm về phát triển ngành dịch vụ du lịch thu hút khách nước ngoài.
Năm 2019, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành dịch vụ du lịch khi thu hút đến hơn 18 triệu lượt khách du lịch nước ngoài, tăng 16,19% so với năm 2018. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng thu từ khách du lịch trong năm 2019 đặt 726 tỷ đồng tăng 17,1% so với năm 2018. Trong 4 tháng cuối năm 2019, khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trưởng đột phá khoảng hơn 30% so với cùng kỳ, trong khi 8 tháng đầu năm chỉ tăng 8,7%. Ngành du lịch Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để dự báo số lượng khách quốc tế đến nước ta là 20,5 triệu lượt và 90 triệu lượt đối với thị trường nội địa. Tổng thu từ khách du lịch năm 2020 có thể lên đến 830 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2019, dịch bệnh Covid – 19 xuất hiện tại Việt Nam gây ảnh hưởng đến hoạt động thương mại dịch vụ nói chung và ngành dịch vụ du lịch nói riêng. Vào tháng 3/2020, dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến cho hoạt động lữ hành, du lịch bị gián đoạn. Theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước bằng văn bản, các hoạt động dịch vụ và du lịch bị gián đoạn, không tiếp nhận khách du lịch quốc tế. Điều này làm số lượng khách quốc tế giảm và đến tháng 4/2020, Việt Nam không tiếp nhận bất cứ hành khách quốc tế nào nhập cảnh.
Bảng 2.2 Lượt khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2010 đến 2019
Đơn vị tính: lượt
Năm 2020 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tổng
Lượt khách quốc tế 1.994.125 1.242.731 493.923 3.686.779 So với cùng kì năm 2019 (%) 132,8% 78,2% 31,9% 81,9%
(Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam)
Với những ảnh hưởng từ dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, khách du lịch nước ngoài đến với Việt Nam vì thế mà cũng giảm dần. Tính đến tháng 3/2020, tổng số lượng khách là 3.686.779 lượt và chỉ bằng 81,9% so với cùng kì năm 2019 đồng nghĩa là giảm 18,1%. Tháng 1/2020, lượt khách tăng 32,8% so với năm 2019 nhưng đến tháng 2 giảm còn 1.242.731 lượt khách và tháng 3/2020 chỉ còn 493.923 lượt tương đường giảm 68,1% so với cùng kì năm 2019. Những tác động của dịch bệnh ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế nước ta nói chung và xuất khẩu dịch vụ du lịch nói riêng.
Bảng 2.3 Lượt khách quốc tế đến Việt Nam phân loại theo phương tiện giai đoạn 01/2015-03/2020 Đơn vị tính: lượt Năm Tổng số lượt Tăng trưởng
Phương tiện di chuyển
Đường hàng không Đường biển Đường bộ Số lượt Tăng trưởng Số lượt Tăng trưởng Số lượt Tăng trưởng 2015 7.898.852 0,2% 6.282.040 0% 63.428 30,5% 1.553.384 100,0% 2016 10.012.735 26,8% 8.260.623 31,5% 284.855 349,1% 1.467.257 94,5% 2017 12.922.151 29,1% 10.910.297 32,1% 258.836 (9,1%) 1.753.018 119,5% 2018 15.497.791 19,9% 12.484.987 14,4% 215.306 (16,8%) 2.797.498 159,6% 2019 18.008.591 16,2% 14.377.509 15,2% 264.115 22,7% 3.366.967 120,4% 03/2020 3.686.779 2.991.585 144.109 551.085
Căn cứ vào số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam và Tổng cụ Du lịch, số lượng khách tăng trưởng đều qua các năm. Phương tiện di chuyển thông dụng nhất của du khách nước ngoài là đường hàng không và có sự tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Đây là cơ hội tốt để phát triển ngành hàng không hỗ trợ xuất khẩu dịch vụ du lịch. Các chuyến bay quốc tế cũng mở rộng mạng lưới theo phê chuẩn của Cục Hàng không Việt Nam để có thể đón các du khách đến với Việt Nam du lịch, nghỉ dưỡng, công tác.
Năm 2019, gần 80% khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không, cao hơn đáng kể so với mức bình quân của thế giới là 58% (theo UNWTO). Theo Báo cáo
năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu 2019 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), nhóm chỉ số về hạ tầng hàng không của Việt Nam tăng từ 61/141 năm 2017 lên 50/140 năm 2019, chủ yếu do sự gia tăng các hãng hàng không, số km vận chuyển khách và tần suất các chuyến bay. Tuy nhiên, chỉ số chất lượng hạ tầng hàng không tụt hạng (từ 85 xuống
99) và mật độ sân bay vẫn xếp hạng thấp (96) cho thấy yêu cầu cấp thiết mở rộng hạ tầng hàng không đáp ứng lượng khách đi lại ngày càng tăng
Việt Nam hiện có 22 cảng hàng không đang khai thác, trong đó có 11 cảng quốc tế và 11 cảng nội địa. Theo Cục Hàng không Việt Nam, năm 2019, 115,5 triệu hành