6. Kết câu của đề tài
3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ du lịch tại Việt Nam
Theo Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 16/01/2017, Việt Nam đang phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nghĩ quyết cũng khẳng định: “Sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm; nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam “
Phát triển du lịch Việt Nam bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, quy hoạch đảm bảo hài giữ phát triển du lịch và bảo tồn. Ngoài ra, phát huy các giá trị tài nguyên đặc biệt là tài nguyên văn hóa để xây dựng sản phẩm du lịch giàu bản sắc dân tộc, bảo vệ mỗi trườnng, thích ứng với biến đổi khi hậu, giải quyết các vấn đề xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh.
Phát triển du lịch đạt hiểu quả nhiều mặt kinh tế - xã hội. Du lịch là ngành kinh tế mang tính tổng hợp, có tác dụng thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá với văn hoá thế giới, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Phát triển tổng thể ngành du lịch cả du lịch nội địa lẫn quốc tế. Trong những năm gần đây, đời sống của nhân dân ta đã được cải thiện đáng kể khi du lịch đến các vùng miền được mở rộng, việc làm cho người lao động được tăng thêm. Du lịch mang lại giá trị tinh thần cho du khách nên việc phát triển các sản phẩm nghỉ dưỡng sẽ thúc đẩy hoạt động du lịch hiệu quả.
Phát triển khoa học công nghệ hiện đại vào du lịch đang là xu thế chung của toàn thế giới. Công nghệ là công cụ giúp con người quản lý thông tin hướng đến phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh và dễ dàng quảng bá hình ảnh đất nước đến bạn bè quốc tế, thúc đẩy hoạt động du lịch quốc tế.