Nội dung nâng cao chất lượng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ NGỌC SANG - MSSV1906185026-QLKT K1 (Trang 28 - 33)

CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2. Chất lƣợng cán bộ, công chức

1.2.4. Nội dung nâng cao chất lượng cán bộ, công chức

1.2.4.1. Nguyên tắc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại kinh tế

Thứ nhất, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trong tổ chức được dựa trên sự đảm bảo tài chính tương đối vững chắc.

Thứ hai, xây dựng chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức trong tổ chức có cơ sở là một đội ngũ lao động với nền tảng căn bản tương đối tốt.

Thứ ba, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trong tổ chức diễn ra liên tục để bắt kịp những thay đổi nhanh chóng của thị trường cũng như hạ tầng công nghệ.

Thứ tư, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trong tổ chức (trong điều kiện cạnh tranh) đối mặt với nguy cơ bị chảy máu chất xám.

1.2.4.2. Phương pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại kinh tế

Chính sách tuyển dụng đội ngũ cơng chức là việc lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn và đáp ứng yêu cầu vị trí cơng việc cụ thể đang khuyết trống trong cơ quan hành chính.

Tuyển dụng là khâu quan trọng quyết định chất lượng đội ngũ công chức.

+ Tuyển dụng phải căn cứ vào chính sách quy hoạch đội ngũ công chức đã được phê duyệt thông qua.

+ Tuyển dụng phải xuất phát từ nhu cầu cơng việc của cơ quan hành chính. + Người được tuyển dụng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của chức danh cần tuyển.

+ Việc tổ chức thực hiện tuyển dụng phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan.

Chính sách tuyển dụng đội ngũ công chức được thực hiện bằng nhiều hình thức như thi tuyển xét tuyển, tuyển thẳng. Trong đó, hình thức thi tuyển có nhiều ưu điểm. Bởi lẽ, đây là hình thức tuyển dụng cho phép lựa chọn khá chính xác người cần tuyển chọn. Hình thức xét tuyển được áp dụng trong trường hợp đối tượng tham dự tuyển ở phạm vi hẹp. Hình thức tuyển thẳng được áp dụng đối với các trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc, những trường hợp đặc biệt, đáp ứng yêu cầu cấp bách về nhân sự của Cơ quan hành chính.

Nội dung thi tuyển là yếu tố quyết định chất lượng đội ngũ cán bộ công chức được tuyển chọn. Nội dung thi tuyển phải bám sát yêu cầu chức danh cần tuyển dụng. Nội dung thi tuyển phải bảo đảm đánh giá, phân loại trình độ, năng lực nhiều mặt của đối tượng tham gia thi tuyển. Kết hợp nhiều hình thức trong thi tuyển để có thể đánh giá chính xác được năng lực trình độ người dự tuyển. Chẳng hạn kết hợp thi viết và phỏng vấn, kết hợp thi trắc nghiệm tình huống với thi tự luận,... Việc kết hợp nhiều hình thức trong thi tuyển còn cho phép cơ quan tuyển dụng đánh giá được nhiều mặt của người dự tuyển như phong cách, ngoại hình, khả năng giao tiếp...

Để chính sách tuyển dụng đội ngũ công chức đạt chất lượng cao, trong quá trình tuyển dụng cần bảo đảm thực hiện đúng các nguyên tắc:

Một là, bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

Tất cả mọi thông tin về điều kiện, tiêu chuẩn, chỉ tiêu, chuyên ngành tuyển dụng, nội dung, hình thức thi tuyển.... phải được thông báo rộng rãi trên các phương

tiện thông tin đại chúng để người dân biết và đăng ký dự tuyển, khi đánh giá kết quả thi tuyển cơng chức phải chính xác, khách quan, khơng thiên vị.

Hai là, bảo đảm tính cạnh tranh: Tất cả mọi cơng dân có đủ điều kiện theo

quy định của pháp luật thì đều có quyền tham gia dự tuyển công chức và được tuyển khi có đủ điều kiện trúng tuyển mà khơng có sự phân biệt đối xử nào.Tránh tình trạng chỉ thơng báo nội bộ cho những người trong cơ quan hoặc trong ngành biết nhằm không phải cạnh tranh, điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của chính sách tuyển dụng đội ngũ cán bộ cơng chức hiện nay.

Ba là, tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm:

Việc tuyển dụng đội ngũ cán bộ công chức phải căn cứ vào nhu cầu cơng việc, vị trí cơng tác và theo chỉ tiêu biên chế được giao. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy: Khơng ít người có trình độ, năng lực yếu kém, phẩm chất đạo đức không thật tốt, làm những phần việc đơn giản nhưng vẫn bám vào biên chế một cách “cố thủ” nhưng chính quyền khơng có cách gì đưa họ ra khỏi biên chế để đưa những người có năng lực hơn vào bộ máy Chính quyền.

Bốn là, ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có cơng với nước, người dân tộc thiểu số : Cùng với chính sách tuyển dụng đội ngũ cán bộ công chức, việc

thu hút nhân tài vào làm việc trong bộ máy nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức.

1.2.4.3. Phương án tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại kinh tế

Trong quá trình xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức việc bố trí, sử dụng đúng cán bộ ln là vấn đề được đặc biệt quan tâm và có thể nói đây là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức. Q trình bố trí, phân cơng và sử dụng cơng chức là một chuỗi các mắt xích cơng việc quan trọng liên quan đến người công chức từ khâu tuyển dụng đầu vào, hướng dẫn tập sự , bổ nhiệm vào ngạch công chức, phân công công tác phù hợp với tiêu chuẩn ngạch, bậc và vị trí cơng tác phù hợp với ngạch được bổ nhiệm. Việc sắp xếp đúng chỗ, đúng việc sẽ tạo điều kiện phát huy tinh thần hăng say làm việc, phát huy được năng lực, UBND, rèn luyện kỹ năng thành thạo cơng việc khuyến khích

tinh thần học tập và rèn luyện nâng cao trình độ chun mơn, góp phần chủ yếu đảm bảo cho việc hồn thành cơng vụ của cơ quan. Vì vậy, cơng tác phân cơng, bố trí cơng chức có ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng của đội ngũ công chức.

Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) nhấn mạnh việc bố trí, sử dụng cán bộ, cơng chức như sau:

- Bố trí phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với UBND. Điều đó có nghĩa là khi sử dụng cán bộ, công chức, nhất là những người làm nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, phải xem xét cả hai yếu tố khách quan (tiêu chuẩn cán bộ, công chức) lẫn chủ quan (phẩm chất, năng lực, nguyện vọng...)

- Đề bạt, cất nhắc phải đúng lúc, đúng người, đúng việc. Bố trí đề bạt khơng đúng có thể dẫn đến thừa, thiếu cán bộ công chức một cách giả tạo, công việc kém phát triển, tiềm lực không được phát huy.

- Trọng dụng nhân tài, không phân biệt đối xử với người có tài ở trong hay ngoài Đảng, người ở trong nước hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Chú ý kết hợp hài hịa giữa đóng góp của cán bộ cơng chức với chế độ chính sách tiền lương và các đãi ngộ khác. Khi thưởng, phạt phải rõ ràng, công bằng, kịp thời, phải căn cứ vào chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức. Trong tác phẩm ”Sửa đổi lề lối làm việc” khi đề cập đến vấn đề sử dụng cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên 6 yêu cầu hết sức quan trọng đó là “Phải biết rõ cán bộ; Phải cất nhắc cán bộ cho đúng; Phải khéo dùng cán bộ; Phải phân phối cán bộ cho đúng; Phải giúp cán bộ cho đúng và phải giữ gìn cán bộ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã vạch ra ba chứng bệnh do cách sử dụng cán bộ sai lầm. Người lưu ý: “Mục đích khéo dùng cán bộ cốt để thực hành đầy đủ chính sách của Đảng và Chính phủ”. Đề “Khéo dùng” cán bộ, Bác Hồ yêu cầu phải thực hiện mấy điểm:

+ “Khiến cho cán bộ có gan nói, có gan đề ra ý kiến”. Theo Bác, cán bộ khơng nói khơng phải họ khơng có gì để nói mà vì khơng dám nói, họ sợ.

+ “Khiến cho cán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc”. Cán bộ khơng phải ai cũng có năng lực như nhau. Nhưng lãnh đạo khéo, tài nhỏ hóa ra tài to. Lãnh đạo khơng khéo, tài to cũng hóa ra tài nhỏ.. Khi sử dụng phải tin cán bộ.

+ “Không nên tự tôn tự đại mà phải nghe, phải hỏi ý kiến của cấp dưới”. Bác còn yêu cầu, nếu ý kiến cấp dưới khơng đúng thì nên dùng thái độ thân thiết, giải thích cho họ hiểu.

1.2.4.4. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại kinh tế

Chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức căn cứ vào chính sách quy hoạch, kế hoạch đã được xây dựng và phê duyệt. Điều này đảm bảo chính sách đào tạo, bồi dưỡng được đúng đối tượng, đảm bảo hoạt động bình thường của Cơ quan hành chính . Mặt khác,chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức được thực hiện trên cơ sở nhu cầu thực tế của công việc và thực trạng đội ngũ công chức.

Kinh phí chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức do ngân sách nhà nước cấp. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng do các cơ quan tổ chức có thẩm quyền quy định.

Để xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của Cơ quan hành chính, cần trả lời các câu hỏi: mức độ thực hiện mục tiêu quản lý của đơn vị như thế nào? Đội ngũ cán bộ công chức của đơn vị cần những kỹ năng, kiến thức nào để thực hiện tốt các công việc ở mỗi đơn vị, những cán bộ công chức nào cần phải được trang bị kiến thức, kỹ năng để thực hiện được nhiệm vụ công vụ? Điểm mạnh, yếu của đội ngũ cơng chức là gì?...

Nội dung chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức thường tập trung vào các kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; các kiến thức về lý luận chính trị; các kiến thức, cơ bản về kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường; các kiến thức về luật pháp, các kiến thức, kỹ năng về quản lý nhà nước; các kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế... Ngoài ra, tin học, ngoại ngữ... cũng là các nội dung chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cơng chức.

Các khóa đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơng chức thường được thực hiện dưới các hình thức sau:

+ Đào tạo, bồi dưỡng dưới hình thức vừa làm vừa học; + Đào tạo qua trường lớp và đào tạo trong thực tiễn; + Đào tạo trong nước và ngoài nước;

+ Đào tạo từ thấp đến cao;

+ Đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức kèm cặp; + Đào tạo, bồi dưỡng từ xa;

+ Đào tạo dài hạn;

+ Các khóa đào tạo, bồi dưỡng trung hạn; + Các khóa bồi dưỡng ngắn hạn.

Mỗi hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trên đây đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Việc lựa chọn hình thức tổ chức cụ thể nào dành cho từng khóa học khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người tổ chức lớp học mà phải xem xét các yếu tố liên quan đến khóa học.

Cuối các khóa đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơng chức, thường có việc đánh giá hiệu quả đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức.

Việc đánh giá nhằm xác định hiệu quả, mục tiêu của các khóa đào tạo, bồi dưỡng đã thực hiện được. Theo đó, cơ quan tổ chức có thể bổ sung điều chỉnh cho những khóa học, chương trình học tiếp theo.

Mặt khác, hàng năm, quá trình đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức cũng phải được đánh giá một cách hệ thống.

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ NGỌC SANG - MSSV1906185026-QLKT K1 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)