Quy trình nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc dân. (Trang 53 - 71)

2.2. Thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng

2.2.2. Quy trình nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng

Quốc dân

Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân của NCB gồm 8 bước:

Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn

Trong bước đầu tiên này nhân viên tín dụng (NVTD) sẽ làm các công việc cơ bản sau: gặp gỡ trực tiếp khách hàng, thu thập thông tin về khách hàng, thông báo cho khách hàng các thông tin về lãi suất cho vay, điều kiện để được vay vốn, các sản phẩm dịch vụ hiện có của ngân hàng.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Nhân viên tín dụng nhận hồ sơ từ khách hàng, sau đó tiến hành kiểm tra tồn bợ bợ hồ sơ về tính hợp lệ và sự đầy đủ. Sau khi nhân viên tín dụng đã kiểm tra hồ

44

sơ sẽ chuyển bợ hồ sơ này sang cho phịng thẩm định tài sản đảm bảo để tiến hành thẩm định giá trị tài sản đảm bảo.

Bước 3: Trước tiên nhân viên tín dụng thẩm định khách hàng về mọi mặt trừ

tài sản đảm bảo: thẩm định tư cách pháp lý, uy tín, và đánh giá về quan hệ của khách hàng với ngân hàng, thẩm định tài chính đối với hồ sơ vay vốn ( phương án kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng…). Từ đó sẽ đưa ra đánh giá chung và kết luận về thực trạng hoạt động kinh doanh, mục đích vay vốn…Cùng lúc đó nhân viên phòng thẩm định tài sản sẽ thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng: đánh giá về tính hợp pháp, hiện trạng, giá trị, xác định quyền chuyển nhượng của tài sản đảm bảo.

Bước 4: Đem tập hồ sơ của khách hàng trình Ban tín dụng/ Hợi đồng tín dụng

Nhân viên tín dụng lập tờ trình thẩm định khách hàng kèm theo bảng xếp hạng tín dụng.

NVTD nhận biên bản định giá TSĐB từ nhân viên thẩm định tài sản, tập hợp hồ sơ trình ban tín dụng/ Hợi đồng tín dụng.

Ngay khi ban tín dụng/ Hợi đồng tín dụng duyệt hồ sơ, NVTD lập tức thơng báo cho khách hàng bằng văn bản về việc ngân hàng quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.

Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng

Nhân viên thẩm định TSĐB soạn hợp đồng bảo đảm tiền vay và cùng khách hàng kí kết hợp đồng bảo đảm tiền vay. Sau đó nhân viên thẩm định TSĐB đăng kí giao dịch TSĐB, thông báo việc việc tài sản đã được cầm cố, thế chấp cho các cơ quan chức năng.

NVTD bàn giao lại hồ sơ TSĐB đã hoàn thiện và thực hiện nhập kho TSĐB. NVTD lập hồ sơ cần thiết liên quan như hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ… trình lãnh đạo duyệt

Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng

Hồn tất chứng từ theo quy định để thực hiện việc giải ngân. NVTD kiểm tra điều kiện và nội dung giải ngân theo quy định và thỏa thuận trong hợp đồng tín

45

dụng, sau đó NVTD thơng báo việc giải ngân và chuyển đến bộ phận giao dịch để thực hiện giải ngân.

Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay

Nhân viên ngân hàng thường xuyên kiểm tra tình hình sản xuất và sử dụng vốn vay của khách hàng. Đồng thời phòng thẩm định tài sản cũng phải định kì kiểm tra tình trạng tài sản đảm bảo.

Đơn đốc trả nợ lãi: NVTD phải thông báo trước 2 ngày đến hạn trả lãi cho khách hàng. Nếu khách hàng không trả lãi đúng hạn và không được gia hạn thì tĩnh lãi phạt trả chậm.

NVTD thơng báo cho khách hàng trước 10 ngày đến hạn trả nợ gốc.

Bước 8: Tất tốn hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ khách hàng.

2.2.3. Thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc dân Quốc dân

2.2.2.1. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

a. Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ tín dụng

Bảng 2.4: Dư nợ TDCN trong tổng dư nợ của NCB 2018-2020

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Cá nhân 12.241 32,50% 14.444 31,80% 17.383 32,40% Doanh nghiệp 25.367 67,50% 30.857 68,20% 36.267 67,60% Tổng dư nợ 37.608 100% 45.301 100% 53.650 100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quốc dân NCB 2018 – 2020)

Những con số ở thể hiện ở bảng 2.6 cho ta thấy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân không phải là hoạt động chủ yếu của Chi nhánh, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng dao động xung quanh mức khoảng 32% trong tổng dư nợ qua các năm, xét về số tuyệt đối thì dư nợ vẫn tăng qua các năm.

Năm 2018, tỷ trọng tín dụng cho khách hàng cá nhân chiếm 32,5% trong tổng dư nợ tín dụng, sang năm 2019, tuy số tuyệt đối có tăng (từ 12.240 tỷ đồng tăng lên 14.443 tỷ đồng) nhưng tỷ trọng lại giảm chỉ cịn 31,8%. Thành phố Hà Nợi là nơi tập

46

trung chủ yếu của các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ, các doanh nghiệp xuất khẩu nên trong năm 2019 ngân hàng có các chương trình tín dụng với mức ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp này, điều này làm cho dư nợ nhóm khách hàng là doanh nghiệp có tốc đợ tăng trưởng cao hơn nhóm khách hàng cá nhân, vì thế mà tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân có giảm đi. Sang năm 2020, tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ có tăng lên, nhưng vẫn ở mức khoảng 32%.

Đây cũng là điều dễ hiểu vì NCB là ngân hàng ra đời với mục tiêu ban đầu phục vụ nhu cầu cho các doanh nghiệp, qua quá trình phát triển với chiến lược phát triển thành ngân hàng đa năng nên ngân hàng mới mở rộng sang đối tượng khách hàng cá nhân, chính vì thế lượng khách hàng chủ yếu của NCB vẫn là các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mảng tín dụng doanh nghiệp là nguồn kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn, với lượng khách hàng ổn định hơn so với cho vay khách hàng cá nhân.

b. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Bảng 2.5: Dư nợ TDCN và tốc độ tăng trưởng dư nợ TDCN của NCB 2018-2020

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Dư nợ TDCN (tỷ đồng) 12.241 14.444 17.383

Tốc độ tăng trưởng dư nợ TDCN 16,30% 18% 20,40%

(Nguồn: Tồng hợp từ báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quốc dân NCB 2018 – 2020)

Nhìn chung dư nợ cho vay khách hàng cá nhân luôn tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng ngày càng cao. Năm 2019 dư nợ bình quân tăng hơn so với dư nợ năm 2019 với số tuyệt đối là 2.203 tỷ đồng, ước tăng xấp xỉ 18%.

Bước sang năm 2020, đã có sự tăng trưởng đáng kể hơn trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân thể hiện ở số tuyệt đối dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng ròng 2.938 tỷ đồng, ước tăng 20,3% so với năm 2019, đây là mức tăng cao nhất trong các năm từ 2018-2020, vì trong năm 2020 tín dụng vẫn chưa khởi sắc, các doanh nghiệp có hàng tồn kho cao nên vẫn chưa mạnh dạn vay vốn và trên tinh thần thực hiện nhất quán chủ trương của NHNN với việc cho vay vào 4 lĩnh vực ưu tiên của doanh nghiệp (nông nghiệp, kinh doanh hàng xuất khẩu, kinh doanh vừa và

47

nhỏ, công nghiệp hỗ trợ) nên ngân hàng phải chịu sức ép giảm lãi suất, điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, để bù đắp lợi nhuận bị mất, ngân hàng đã đẩy mạnh tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Bởi cho vay khách hàng cá nhân dù món vay nhỏ, chi phí cao nhưng ngân hàng có thể kiếm lợi nhuận cao vì lãi suất cho vay cao và giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro.

c. Quy mô và cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Hiện tại, ngân hàng đang triển khai 3 nhóm sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân đến khách hàng bao gồm nhóm sản phẩm mua, sửa chữa bất đợng sản, nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng và nhóm sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh trên cả 2 loại kỳ hạn ngắn và trung, dài hạn. Trong đó xét về mặt dư nợ thì cho vay tiêu dùng đang chiếm tỷ trọng cao nhất, cho vay khách hàng cá nhân ngắn hạn là chủ yếu và có xu hướng phát triển hơn cho vay khách hàng cá nhân trung và dài hạn.

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại NCB năm 2018-2020

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch

2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) +/- % +/- %

Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn vay

Ngắn

hạn 7.157 58 8.666 60 10.603 61 1.509 121,09 1.937 122,35

Trung và

dài hạn 5.084 42 5.778 40 6.779 39 694 113,65 1.002 117,34

Dư nợ cá nhân theo nhóm sản phẩm

Mua, sửa chữa BĐS 4.494 36,7 5.004 34,6 5.319 30,6 510 111,35 315 106,30 Tiêu dùng, SXKD 2.773 22,6 3.713 25,7 5.033 28,9 940 133,88 1.320 135,54 Dư nợ cá nhân 12.241 100 14.444 100 17.383 100 2.203 118,00 2.939 120,34

(Nguồn: Tồng hợp từ báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quốc dân NCB 2018 – 2020)

48

* Tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân phân theo thời hạn:

Trong năm 2019, dư nợ ngắn hạn đạt 8.666 tỷ đồng, tăng 21,1% so với năm 2018. Năm 2020, nhiều ngân hàng phải đối với mặt với tình trạng nợ xấu tăng cao đã làm cho ngân hàng thận trọng hơn đối với các khoản vay trung và dài hạn, ưu tiên tăng trưởng dư nợ trong ngắn hạn nhằm giảm thiểu rủi ro, điều này lý giải vì sao trong năm 2020 tiếp tục có sự tăng trưởng dư nợ ngắn với mức tăng tuyệt đối là 1.937 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 22,3% so với năm 2019, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ cũng được tăng lên chiếm 61%, bên cạnh đó theo phân tích ở trên thì nguồn vốn mà chi nhánh huy đợng phần lớn là có kỳ hạn ngắn nên ngân hàng không thể mang nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ nhu cầu trung và dài hạn.

Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với dư nợ trong ngắn hạn, tuy nhiên, nếu xét về sự gia tăng dư nợ thì dư nợ trung và dài hạn có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn có được sự tăng trưởng là nhờ vào sự đóng góp của dư nợ sản phẩm cho vay mua sửa chữa nhà đất, cho vay mua nhà dự án, cho vay mua ô tô, đây là những sản phẩm có giá trị lớn, thời hạn vay cao. Nhưng trong năm 2019 theo chủ trương phải hạn chế tăng trưởng tín dụng vào những lĩnh vực bất đợng sản nên trong năm này tốc độ tăng không cao, dư nợ đạt 5.777 tỷ đồng, tăng 694 tỷ đồng so với năm 2018, tương đương với tốc độ tăng trưởng là 13,6%. Sang năm 2020, vẫn tiếp tục hạn chế tăng trưởng dư nợ vào bất đợng sản nhưng lại có sự tăng trưởng của sản phẩm cho vay mua ô tô nên tốc độ tăng trưởng so với năm 2019 có tăng hơn, tăng 17,3%. Dư nợ cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng sẽ góp phần cải thiện đáng kể vào lợi nhuận cho hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

49

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của NCB theo sản phẩm (2018 – 2020)

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019

Dư nợ (tỷ VND) Tỷ lệ (%) Dư nợ (tỷ VND) Tỷ lệ (%) Dư nợ (tỷ VND) Tỷ lệ (%) Chênh lệch (tỷ VND) Tỷ lệ (%) Chênh lệch (tỷ VND) Tỷ lệ (%)

Cho vay cán bộ công

nhân viên 501,86 4,10% 794,41 5,50% 1.008,19 5,80% 103 182,89 101 144,53

Cho vay cán bộ quản lý

điều hành 48,96 0,40% 76,55 0,53% 86,91 0,50% 11 202,78 8 138,36

Vay lại khoản đã trả 526,35 4,30% 252,77 1,75% 86,91 0,50% -57 55,79 -41 42,74

Cho vay tiêu dùng 48,96 0,40% 75,11 0,52% 139,06 0,80% 9 175,61 23 205,56

Cho vay kinh doanh siêu

tốc 73,44 0,60% 17,33 0,12% 5,21 0,30% -14 26,15 -3 35,29

Cho vay du học nước

ngoài 0,00 0,00% 5,78 0,04% 17,38 0,10% 1 150,00 3 250,00

Cho vay tiểu thương 1.077,17 8,80% 1.266,73 8,77% 1.946,84 11,20% 96 135,80 278 176,45 Cho vay mua xe ô tô 452,90 3,70% 996,63 6,90% 1.077,72 6,20% 172 254,30 67 123,57 Cho vay mua nhà ở, đất ở,

xây dựng, sửa chữa nhà 6.536,48 53,40% 7.510,83 52,00% 7.891,66 45,40% 526 132,35 431 120,00 Cho vay hộ kinh doanh 2.974,47 24,30% 3.452,09 23,90% 5.127,84 29,50% 247 133,36 691 169,88

Tổng 12.241 100,00% 14.444 100,00% 17.383 100,00% 1.093 135,91 1.557 137,62

50

Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân phân theo nhu cầu vay vốn trong những năm qua cho thấy NCB tập trung phần lớn vào Cho vay mua nhà ở, đất ở, xây dựng, sửa chữa nhà với tỷ lệ dư nợ chiếm xấp xỉ 50% dư nợ cho vay khách hàng cá nhân.

Tiếp đến là Cho vay tiểu thương chiếm tỷ lệ gần 30% tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, Vay lại khoản đã trả chiếm khoảng 10%.

Bên cạnh đó, cho vay mua xe ơ tơ và cho vay tín chấp cán bợ công nhân viên đều chiếm tỷ lệ khoảng 6%, mặc dù tỷ lệ khơng cao nhưng cũng có phát triển. Ngoài ra các nhu cầu vốn khác như cho vay cán bộ quản lý điều hành, cho vay du học nước ngoài, cho vay tiêu dùng chưa được chú trọng phát triển thể hiện ở tỷ lệ dư nợ các sản phẩm này rất thấp trong tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân.

* Cho vay mua nhà ở, đất ở, xây dựng, sửa chữa nhà

Trong giai đoạn 2018 – 2020, cơ cấu dư nợ cho vay mua nhà ở, đất ở, xây dựng, sửa chữa nhà luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, biến động trong khoảng từ 45,4% đến 53,4% tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. Tuy nhiên có xu hướng giảm dần tỷ trọng qua các năm. Do tác động của nền kinh tế, thị trường bất đợng sản gặp khó khăn, đồng thời cũng tuân thủ chỉ đạo của chính phủ về ưu tiên cho vay sản xuất kinh doanh, hạn chế tăng trưởng tín dụng phi sản xuất nên NCB hạn chế vốn vào lĩnh vực này.

Quan niệm của người dân Việt Nam là “An cư, lạc nghiệp”, tuy nhiên khơng phải ai cũng có đủ nguồn lực tài chính để có thể tự mình “An cư”. Do đó NCB phát triển các sản phẩm cho vay bất động sản bao gồm mua nhà/đất, xây sửa nhà và cho vay mua nhà dự án để đáp ứng các nhu cầu vốn của khách hàng.

“Cho vay mua nhà dự án” là gói sản phẩm đặc thù được triển khai trong năm 2019, được xây dựng bởi những tiêu chí riêng, với điều kiện tiên quyết là liên kết với các chủ đầu tư dự án bất động sản để phối hợp trong việc ngân hàng cho vay khách hàng mua bất động sản, và chủ đầu tư quản lý bất đợng sản hình thành trong tương lai để làm tài sản đảm bảo cho chính khoản vay của khách hàng.

Trên khắp cả nước thì các thành phố lớn – nơi tập trung đông dân cũng là các địa bàn phát triển cho vay bất động sản mạnh mẽ nhất. Hà Nợi và TP. Hồ Chí Minh,

51

là địa bàn dẫn đầu về số lượng dự án liên kết với chủ đầu tư và có dư nợ cho vay mua nhà dự án cao nhất cho thấy tiềm lực phát triển sản phẩm này khi mà tốc đợ đơ thị hóa ngày càng tăng nhanh.

Phân khúc khách hàng mà NCB hướng đến là khách hàng trung lưu trở lên, vì vậy trước đây NCB chọn lọc ký kết hợp tác với các chủ đầu tư có tiềm lực của các dự án bất động sản xếp vào hàng cao cấp như The Manor, Saigon Pearl, Phú Mỹ Hưng, Cantavil Hoàn Cầu, Diamond Island...

Nay với tác động của nền kinh tế, lạm phát, lãi suất tăng cao khiến bất đợng sản cao cấp có tính thanh khoản kém, do đó các chủ đầu tư và cả ngân hàng khơng mặn mà rót vốn vào phân khúc bất động sản cao cấp mà chuyển sang thực hiện các

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc dân. (Trang 53 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)