2.4. Đánh giá thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
2.4.2. Những tồn tại
Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên bên cạnh đó, trong phát triển cho vay khách hàng cá nhân còn gặp nhiều hạn chế:
- Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ vẫn chưa có
sự tăng trưởng. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có tăng nhưng tỷ trọng của nó
trong tổng dư nợ vẫn chưa thay đổi nhiều, vẫn chỉ ở mức 32%.
- Tỷ lệ thu nhập từ cho vay khách hàng cá nhân tăng trưởng không cao. Thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tăng qua các năm nhưng tốc đợ tăng chưa có sự vượt bậc, mỗi năm tốc độ tăng trưởng chỉ trên 10%, tỷ lệ thu nhập từ cho vay khách hàng cá nhân đóng góp vào tổng thu nhập tín dụng chỉ khoảng 25% trong khi tỷ trọng dư nợ trong tổng dư nợ tín dụng là khoảng 32% qua các năm xem xét.
- Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu còn cao và tốc độ tăng nợ quá hạn nhanh. tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ cho vay khách hàng cá nhân lại ln xấp xỉ 6%, với chính sách phát triển cho vay khách hàng cá nhân của NCB là phát triển chiều rộng đi đôi với chiều sâu tức tích cực tăng trưởng dư nợ nhưng đó phải là dư nợ có chất lượng thì ngân hàng cần có những biện pháp nhằm giảm tỷ lệ này xuống mức thấp hơn. Nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng có xu hướng tăng lên qua các năm, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng là trên 3% thấp hơn tỷ lệ cho phép (5%), nhưng tốc đợ tăng thì nhanh.
70
- Chất lượng của nhóm sản phẩm cho vay mua, sửa chữa bất động sản đang
có chiều hướng xấu đi. Nhóm sản phẩm mua, sửa chữa bất đợng sản có hiệu quả cao
nhất trong 3 nhóm sản phẩm nhưng chất lượng tín dụng của nhóm sản phẩm này thì đang rất xấu thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu tăng cao, năm 2020 là 5,6%, vượt qua mức cho phép (5%). Trong khi đó nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng hiệu quả đạt được khơng cao nhưng có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, tỷ lệ nợ xấu khơng có dấu hiệu tăng, vẫn ở mức 2,3%.
- Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng còn đơn giản,
chưa phong phú đa dạng, chưa có được sự khác biệt so với các ngân hàng trên địa bàn. Hệ thống sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của NCB còn nặng về các sản phẩm truyền thống. Các sản phẩm mà NCB cung cấp đơn thuần như cho vay mua, sửa chữa nhà đất, mau căn hộ, nhà dự án hay cho vay sản xuất kinh doanh cá thể,...trong khi các ngân hàng khác phát triển sản phẩm có nhiều tiện ích như Ngân hàng Đơng Á cho vay tín chấp trong vòng 24 giờ, SacomBank thì cho vay tiểu thương không cần thế chấp, thu nợ trực tiếp tại địa điểm kinh doanh và chấp nhận trả góp linh hoạt theo ngày/ tuần/ tháng, hay cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp.
- Còn tồn tại những điều kiện cho vay khắt khe. Trong nhiều sản phẩm cho
vay với mục đích tiêu dùng, ngân hàng đã đặt ra những điều kiện như khách hàng phải có thu nhập trên 10 triệu/tháng, điều kiện về tài sản đảm bảo và nguồn trả nợ hay chỉ cho vay tín chấp cán bợ cơng nhân viên, cho vay thấu chi với các đơn vị trả lương qua tài khoản. Điều này vơ hình chung là rào cản đối với những khách hàng không thỏa mãn những điều kiện trên đến với ngân hàng.
- Thời hạn cho vay ở một số sản phẩm còn chưa được khách hàng đánh giá
cao. Ví dụ như các sản phẩm mua nhà, thời hạn cho vay hiện tại là 15 năm, theo
khách hàng thì nên gia tăng thời hạn cho vay với các sản phẩm này vì tài sản hình thành từ món vay này có giá trị rất lớn, thời hạn cho vay dài hơn sẽ giảm bớt áp lực trả nợ cho khách hàng.
- Thời hạn xử lý hồ sơ lâu. Theo khách hàng đánh giá là thời gian xử lý hồ sơ chưa nhanh, nguyên nhân bởi lẽ là do cho vay khách hàng cá nhân luôn tiềm ẩn rủi ro nên CBTD thẩm định khách hàng rất kỹ làm tốn nhiều thời gian, ngân hàng nên
71
nghiên cứu để giảm bớt những khâu không thật sự cần thiết nhằm đáp ứng tối đa sự thỏa mãn của khách hàng.
- Nhân viên tín dụng còn thiếu kinh nghiệm trong nghiệp vụ tiếp thị sản phẩm. Tuy qua khảo sát ý kiến khách hàng, đa số khách hàng hài lịng với nhân viên
tín dụng, nhưng trên thực tế thì nhân viên tín dụng tại NCB phần lớn đều trẻ tuổi, kinh nghiệm trong lĩnh vực bán sản phẩm tín dụng cịn nhiều hạn chế.