lượng, thực sự trở thành một cấu phần quan trọng trong tiến trình hội nhập và kết nối khu vực. Nhìn tổng thể, các cơ chế hợp tác Mê Công đã có những đóng góp hết sức quan trọng đối với sự phát triển của khu vực. Đây là kênh quan trọng để các nước Mê Công củng cố môi trường hòa bình, ổn định, tăng cường đối thoại và xây dựng lòng tin, hỗ trợ tìm kiếm các giải pháp xử lý thách thức chung trên cơ sở hài hòa lợi ích các bên. Thông qua hợp tác, các nước Mê Công đã huy động được nguồn lực lớn cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, các cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mê Công hiện nay vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Các cơ chế hợp tác nội khối giữa các nước Tiểu vùng tiến triển chậm, chưa thực chất, hiệu quả kinh tế thấp. Thực tế nguồn lực cho hợp tác Tiểu vùng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong khi các kênh huy động chưa đa dạng, chủ yếu mới là nhận viện trợ từ các nước phát triển, các tổ chức quốc tế. Đặc biệt, nhiều cơ chế thiếu tính ràng buộc trách nhiệm giữa các thành viên; việc giải quyết tranh chấp nguồn nước sông Mê Công theo các cơ chế hiện có không hiệu quả; các thách thức đối với an ninh và phát triển của khu vực vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để, trong đó có an ninh nguồn nước sông Mê Công. Các hạn chế này phần nào xuất phát từ sự khác biệt về mục tiêu và tính toán chiến lược của các nước lớn, mâu thuẫn lợi ích gia tăng giữa các nước Mê Công trong việc sử dụng nguồn tài nguyên, chênh lệch lớn về trình độ phát triển giữa Tiểu vùng Mê Công và các đối tác.
4.4. Một số khuyến nghị về giải quyết xung đột, tranh chấp nguồn nước sông Mê Công Mê Công
4.4. Một số khuyến nghị về giải quyết xung đột, tranh chấp nguồn nước sông Mê Công Mê Công
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định rõ quan điểm về bảo vệ lợi ích quốc gia và giải quyết các tranh chấp quốc tế, trong đó nhấn mạnh: (i) Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi; (ii) giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế; (iii) kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển; (iv) chủ động tham gia và phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN,