được công bố
Qua khảo sát cũng cho thấy, hầu như chưa có công trình nào cả trong nước và quốc tế đi sâu nghiên cứu toàn diện và có tính hệ thống về các quy định của pháp luật quốc tế, quốc gia đối với việc giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy. Đặc biệt, việc phân tích các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia theo quy định của pháp luật quốc tế, các nguyên tắc và vai trò của việc giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia bằng các biện pháp hòa bình theo quy định của pháp luật quốc tế chưa được luận giải thấu đáo. Thực tiễn giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia ở một số khu vực trên thế giới đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu ngoài nước, nhưng chưa có công trình nào rút ra các nhận xét và kinh nghiệm để có
thể tham khảo cho việc giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia, đặc biệt là đối với vấn đề sông Mê Công.
Tại Việt Nam hầu như chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đich phí giao thông thủy; đánh giá về thực trạng cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước sông Mê Công hiện nay; nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia ở các khu vực trên thế giới và khả năng áp dụng vào giải quyết tranh chấp nguồn nước sông Mê Công; nghiên cứu thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy tại các cơ quan tài phán quốc tế, như ICJ và PCA, để cung cấp cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn cho việc đánh giá khả năng và các biện pháp cần thiết để chuẩn bị sẵn sàng đưa vấn đề tranh chấp nguồn nước sông Mê Công ra giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế trong trường hợp cần thiết. Do vậy, có thể thấy còn nhiều vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia vẫn đang bỏ ngỏ, cần được đi sâu nghiên cứu.