Các biện pháp giải quyết tranh chấp phi tài phán

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia và khả năng áp dụng vào tranh chấp nguồn nước sông Mê Công. (Trang 64 - 68)

Trong số các biện pháp được quy định tại Điều 33 của Công ước về Nguồn nước quốc tế năm 1997, đàm phán, trung gian, hoà giải là các biện pháp được sử dụng khá phổ biến trong giải quyết tranh chấp nguồn nước. Đây cũng là các biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế thông thường được nhắc tới tại Điều 33

43 Attila Tanzi and Maurizio Arcari, The United Nations Convention on the Law of International Watercourses: a framework for sharing (Kluwer Law International, London, 2001), tr. 14-15; Stephen C McCaffery, The Law of International Watercourse (Oxford University Press, Oxford, UK, 2007), tr. 135-147.

44 Điều 6 Công ước về Nguồn nước quốc tế năm 1997.

45Lake Lanoux Arbitration (Pháp v Tây Ban Nha), Judgment of 16 November 1957; Gabcikovo-Nagymaros

Project (Hungary/Slovakia), Judgement of 25 September 1997, ICJ Report 7; Case concerning Pulp Mills on

(1) Hiến chương LHQ. Đàm phán trực tiếp luôn là biện pháp được ưu tiên sử dụng đối với mọi loại tranh chấp quốc tế và tranh chấp về nguồn nước quốc tế không phải là ngoại lệ. Tại Điều 33 (2) Công ước về nguồn nước quốc tế năm 1997 nhấn mạnh, đàm phán trực tiếp (hay thương lượng trực tiếp) là biện pháp đầu tiên và nếu không thể đạt được thỏa thuận bằng đàm phán trực tiếp thì tính đến các biện pháp khác. Biện pháp này được áp dụng phổ biến, dưới các hình thức như thương lượng (ở đó hai hay nhiều quốc gia cùng tham gia đối thoại với nhau) và tham vấn (ở đó một quốc gia sẽ theo đuổi một loạt các hành động và có sự thông báo với các bên liên quan46.

Biện pháp đàm phán trực tiếp: Đây là biện pháp được đề cập đến đầu tiên

trong các công ước quốc tế và thực tiễn cho thấy biện pháp này được áp dụng phố biến trong giải quyết tranh chấp quốc tế. Công ước về Nguồn nước quốc tế năm 1997 cũng yêu cầu các quốc gia liên quan tranh chấp nguồn nước phải tiến hành đàm phán trực tiếp với nhau và chỉ khi “các bên liên quan không thể thỏa thuận được với nhau bằng đàm phán” thì mới cùng nhau thỏa thuận sử dụng đến các biện pháp khác như hòa giải, trung gian, hoặc khi cần thiết sử dụng các tổ chức nguồn nước do họ cùng thành lập, hoặc thỏa thuận đệ trình tranh chấp đó lên trọng tài hoặc tòa án quốc tế47. Đàm phán trực tiếp cũng được đánh giá là biện pháp hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Thậm chí, trong trường không đạt được thỏa thuận cuối cùng để giải quyết tranh chấp thì biện pháp này cũng góp phần quan trọng vào kiểm soát tranh chấp và làm rõ được lập trường của các bên liên quan tranh chấp, từ đó có thể tìm kiếm các biện pháp hòa bình khác để giải quyết tranh chấp. Chính vì thế, đàm phán trực tiếp được tiến hành trong suốt tiến trình giải quyết tranh chấp, ngay cả khi tranh chấp đã được đưa ra giải quyết tại một cơ quan tài phán quốc tế thì biện pháp này vẫn có thể được tiến hành và vẫn là biện pháp được ưu tiên.

Biện pháp trung gian: Thực chất, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp trung

gian là việc các bên tranh chấp đạt thỏa thuận với nhau về việc chấp nhận bên thứ ba tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp. Bên trung gian có thể là một hoặc một nhóm quốc gia, một hoặc một số tổ chức quốc tế, một hoặc một nhóm cá nhân có uy tín quốc tế. Nhiệm vụ của bên trung gian là động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp tiến hành giải quyết vụ tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, chủ yếu là đàm phán/thương lượng. Vai trò của bên trung gian thường sẽ kết thúc khi các bên tranh chấp ký kết được điều ước quốc tế về giải

46 Sean D. Murphy, Principles of International Law, Concise Hornbooks, Thomson/West, 2006, tr. 109

quyết tranh chấp. Bên trung gian cũng có thể tham gia ký kết điều ước này nếu có sự đồng thuận của tất cả các bên liên quan. Thực tiễn giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy cũng đã chứng minh vai trò của biện pháp này, mà trường hợp giải quyết tranh chấp nguồn nước sông Indus giữa Ấn Độ và Parkistan với vai trò trung gian của WB là ví dụ điển hình.

Việc lựa chọn bên trung gian tham gia vào tiến trình giải quyết tranh chấp là hết sức quan trọng. Về nguyên tắc, bên trung gian phải thực sự khách quan, tôn trọng ý chí và quyền tự quyết của các bên tranh chấp, chỉ hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán giữa các bên tranh chấp được thuận lợi, đúng lộ trình để đi đến ký kết thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, trong thực tế, các bên được lựa chọn làm trung gian thường là các cường quốc, các tổ chức quốc tế có ảnh hưởng lớn về kinh tế đối với các quốc gia trong tranh chấp. Trong các trường hợp như vậy, bên trung gian, nhất là khi họ là những cường quốc hàng đầu thế giới, không chỉ tạo điều kiện cho các bên tiến hành đàm phán mà có thể tác động để các bên tranh chấp có thể chấp nhận một giải pháp nào đó, thường là ký kết một thỏa thuận hợp tác. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết tranh chấp sẽ trở nên rất phức tạp khi cùng tham gia vai trò trung gian là những cường quốc có lợi ích đối lập nhau, hoặc vai trò trung gian biến thành sự can thiệp theo ý đồ của bên trung gian, khiến tiến trình đàm phán có thể dẫn đến những kết quả không như mong đợi ban đầu.

Biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua thể chế khu vực: Công ước về Nguồn nước quốc tế năm 1997 cũng nhắc tới biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua các thể chế chung được thành lập theo điều ước quốc tế về nguồn nước mà các bên ký kết. Đây chính là các ủy hội/ủy ban quản lý các nguồn nước của các con sông liên quốc gia, được thành lập tại nhiều khu vực khác nhau, ví dụ như Uỷ hội sông Mê Công, Uỷ ban nguồn nước Trung Đông hay Uỷ ban thường trực Indus. Biện pháp này cũng có thể coi là biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua các thể chế khu vực như đã được nhắc tới tại Điều 33 của Hiến chương LHQ. Trong số các uỷ hội quản lý nguồn nước quốc tế hiện nay, thành công nhất trong việc giải quyết tranh chấp là Uỷ ban thường trực Indus, được thành lập theo Hiệp ước về nguồn nước Indus giữa Pakistan và Ấn Độ. Uỷ ban này đóng vai trò là nơi đầu tiên mà một xung đột giữa hai nước về nguồn nước Indus được đệ trình giải quyết và được trao cho quyền xem xét bất cứ câu hỏi nào phát sinh giữa hai nước liên quan tới việc giải thích và áp dụng Hiệp ước Indus hoặc câu hỏi về sự tồn tại của bất cứ một dữ kiện thực tế nào, mà nếu được xác lập có thể tạo thành sự vi phạm Hiệp ước.

Biện pháp điều tra: Trong số các biện pháp giải quyết tranh chấp phi tài phán được nêu trong Công ước về Nguồn nước quốc tế năm 1997, đáng chú ý nhất là biện pháp điều tra (fact-finding), được nêu cụ thể trong 07 khoản của Điều 3348. Đây không phải là một biện pháp giải quyết tranh chấp mới trong luật pháp quốc tế, có thể được gọi với tên gọi khác là “đặt câu hỏi” (inquiry). Hiệp ước về nguồn nước Indus giữa Ấn Độ và Pakistan năm 1960 cũng đã quy định về biện pháp này và thực tế đã được hai quốc gia này sử dụng để giải quyết vấn đề khác biệt trong việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Baglihar của Ấn Độ. Biện pháp điều tra cho phép các quốc gia đưa ra câu hỏi cho một hội đồng các chuyên gia để điều tra và làm sáng tỏ một sự kiện thực tế đã xảy ra như thế nào hoặc làm rõ vấn đề kỹ thuật, khoa học. Tuy nhiên, biện pháp điều tra được nhắc tới trong nhóm các biện pháp ngoại giao, tức là không đem lại kết quả ràng buộc và thường chỉ được sử dụng trong một giai đoạn của giải quyết tranh chấp để hỗ trợ các quốc gia giải quyết tranh chấp.

Công ước về Nguồn nước quốc tế năm 1997 không nhắc tới giá trị ràng buộc hay không ràng buộc pháp lý của kết quả thu được từ biện pháp điều tra nhưng lại quy định về tính bắt buộc áp dụng biện pháp này nếu thoả mãn các điều kiện: (i) các bên không thể giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp đã được nhắc tới tại Khoản 2, Điều 33, (ii) đủ 6 tháng kể từ thời điểm yêu cầu đàm phán về các biện pháp đã được nhắc tới tại Khoản 2, Điều 33; và (iii) một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp này. Đây là thủ tục giải quyết tranh chấp duy nhất trong Công ước cho phép một bên tranh chấp có thể đơn phương khởi động mà không cần sự đồng ý trước của bên tranh chấp khác.

Công ước cũng quy định về cách thức thành lập uỷ ban điều tra, thủ tục và thẩm quyền của nó. Cụ thể, Uỷ ban điều tra sẽ gồm 03 thành viên, mỗi bên tranh chấp chọn 01 thành viên, chủ tịch của ủy ban sẽ là người của nước thứ ba, được Tổng thư ký LHQ bổ nhiệm khi được một trong các bên tranh chấp yêu cầu, nếu các bên tranh chấp không thể thống nhất lựa chọn trong 03 tháng49. Uỷ ban này sẽ tự quyết định thủ tục hoạt động. Báo cáo của Uỷ ban sẽ bao gồm cả những khuyến nghị về một giải pháp công bằng cho tranh chấp50. Những khuyến nghị này không ràng buộc nhưng các bên phải xem xét chúng một cách thiện chí, tức là xem xét với mục đích để đạt được việc giải quyết tranh chấp. Như vậy, với cách quy định của Công ước về việc thành lập Uỷ ban điều tra như trên, biện pháp điều tra khá giống với biện

48 Biện pháp tìm kiếm sự thật trong giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia được trình bày cụ thể từ Khoản 3 đến Khoản 9, Điều 33, Công ước về Nguồn nước quốc tế năm 1997.

49 Công ước về Nguồn nước quốc tế năm 1997, Điều 33(4).

pháp hoà giải khi cũng thành lập một uỷ ban, có đưa ra khuyến nghị về việc giải quyết tranh chấp và khuyến nghị không ràng buộc. Tuy nhiên, điều tra có mục đích chính là xác định, trả lời câu hỏi về sự kiện được các bên tranh chấp đưa ra.

Lưu ý là các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng đàm phán, trung gian, hoà giải hay thông qua thể chế khu vực đều được Công ước về Nguồn nước quốc tế năm 1997 đặt sau cụm từ “có thể cùng nhau tìm kiếm” (may jointly seek), tức không phải là các biện pháp bắt buộc các bên phải áp dụng. Trong khi đó, chỉ có biện pháp điều tra được Công ước sử dụng cụm từ “sẽ được đệ trình” (shall be submitted), tức là các bên tranh chấp có nghĩa vụ bắt buộc áp dụng biện pháp này với một số điều kiện như đã phân tích ở trên.

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia và khả năng áp dụng vào tranh chấp nguồn nước sông Mê Công. (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)