Nhận thức về tính chất phức tạp của các tranh chấp nguồn nước liên

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia và khả năng áp dụng vào tranh chấp nguồn nước sông Mê Công. (Trang 95 - 96)

quốc gia

Tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy là loại tranh chấp quốc tế rất khó giải quyết và xu hướng ngày càng trở nên phức tạp do một số nguyên nhân chủ yếu là: (i) Tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội

theo hướng làm cho nguồn nước ngọt ngày càng trở nên khan hiếm, dẫn đến gia tăng tranh chấp nguồn nước giữa các quốc gia. Dân số ngày càng tăng, tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa phát triển mạnh, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp là những yếu tố chủ yếu khiến các nguồn nước ngọt trên thế giới đang trở nên cạn kiệt, kéo theo sự gia tăng tranh chấp, xung đột giữa các quốc gia chia sẻ các nguồn nước quốc tế. (ii) Yếu tố chính trị đóng vai trò chi phối đối với quá trình hợp tác khai thác, sử dụng và giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy. Các chủ thể tham gia quá trình giải quyết tranh chấp ngày càng đa dạng, trong khi mục tiêu theo đuổi của các chủ thể lại khác nhau, sự phức tạp của tranh chấp sẽ tăng lên một khi bị tác động bởi các mục tiêu chính trị xung đột giữa các chủ thể, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, thực dụng trong quan hệ quốc tế. Kinh nghiệm rút ra từ các thực tiễn quốc tế về giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia đã cho thấy rõ đặc điểm này. Thực tế, yếu tố chính trị khiến tranh chấp nguồn nước liên quốc gia đang ngày càng trở nên gay gắt ở hầu hết các lưu vực sông quốc tế, trong đó có lưu vực sông Mê Công. Nhận thức đầy đủ về vấn đề này sẽ góp phần quan trọng để các quốc gia liên quan hoạch định một chiến lược bao trùm, với lộ trình phù hợp để giải quyết hiệu quả tranh chấp nguồn nước liên quốc gia.

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia và khả năng áp dụng vào tranh chấp nguồn nước sông Mê Công. (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)