2019-2021
Hệ số hiểu quả sử dụng vốn cho vay =
Hiệu quả sử dụng vốn giúp phản ánh ngân hàng cho vay bao nhiêu trong tổng vốn huy động được, đồng thời đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy đông hay chưa.
Bảng 17. Hệ số hiểu quả sử dụng vốn giai đoạn 2019 -2021
(đơn vị: tỷ đồng; lần) Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Tổng dư nợ cho vay 287 453 1372 Tổng vốn huy động 203 279 429 Hệ số hiểu quả sử dụng vốn 1.4 1.6 3.2
(Nguồn: Báo cáo Tài chính Ngân hàng Quân đội-Sở Giao Dịch 2)
Dựa theo bảng trên, cho biết trong hai năm 2019 và 2020, hiệu quả sử dụng vốn để cho vay các doanh nghiệp trong ngành Dược -TTBYT là còn thấp lần lượt là 1,4 ;1,6, đến năm 2021 hệ số hiểu quả sử dụng vốn ở mức tốt hơn là 3,2
Điều này cho thấy thực tiễn nhu cầu của khách hàng ở hai năm 2019 và 2020 còn chưa được nhiều vì yếu tố kinh tế đã chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh nhưng sự định hướng và đưa ra các biện pháp phòng dịch còn có độ trễ. Tuy nhiên, ngay sau đó đã khắc phục với sự chung tay đóng góp trong công tác phòng chống dịch của nhiều bên liên quan, nhận thức rõ hơn về tính nghiêm trọng của đại dịch và mong muốn dựa vào ngành Dược-TTBYT trong nước phát triển để phòng chống dịch.
Bảng 18. So sánh hiệu quả sử dụng vốn cho vay giai đoạn 2019-2021 Chỉ tiêu So sánh 2020/2019 2021/2020 +/- % +/- % Hệ số hiểu quả sử dụng vốn 0.2 14.28 1.6 100
(Nguồn: Báo cáo Tài chính Ngân hàng Quân đội-Sở Giao Dịch 2)
Từ đó, có sự tăng trưởng 14.28% từ năm 2019 đến 2020 và ngành Dược- TTBYT đã khẳng định vị trí vai trò số một trong công cuộc chung tay phòng dịch được sự hỗ trợ và cung cấp vốn từ đơn vị kinh doanh cụ thể là Phòng SME-MB Bank-Sở Giao Dịch 2, hệ số hiệu quả sử dụng vốn đã tăng 100% từ 1.6 năm 2020 lên 3.2 vào năm 2021.
Tiếp tục đà tăng trưởng với định hướng lâu dài trong và sau đại dịch về nguồn cung vác xin nên điều kiện cho vay với các doanh nghiệp ngành Dược- TTBYT luôn được áp dụng linh hoạt đúng quy định, đúng quy trình. Chỉ tiêu này được kết hợp với vòng quay vốn cho vay, đã phản ánh rõ rệt tinh thần trách nhiệm và quản lý nguồn vốn khi cho vay các doanh nghiệp ngành Dược-TTBBYT tại chi nhánh Sở Giao Dịch 2, Phòng SME.
2.4. Đánh giá hiệu quả tín dụng ngành Dược và Trang thiết bị Y tế2.4.1.Các Kết quả đạt được 2.4.1.Các Kết quả đạt được
Đối với đơn vị Phòng SME-Sở Giao Dịch 2-NHTMCP Quân đội, cũng đã nhận được nhiều thành tích và thành tựu đáng ghi nhận như phần thường, giấy khen của các cấp lãnh đạo chi nhánh và ngân hàng cho đóng góp tích cực trong công tác hỗ trợ nguồn vốn và đáp ứng linh động theo nhu cầu của các khách hàng trong ngành Dược-TTBYT. Từ đó, đội ngũ Phòng SME đã tạo nền tẳng vững chắc cho cơ sở phát triển của các doanh nghiệp này trong công cuộc chiến thắng đại dịch chung của cả nước nói riêng và chăm sóc sức khỏe y tế cho người dân.
Một là, dựa vào yếu tố đánh giá khách quan cho thấy hiệu quả đáp ứng nhu cầu vay vốn theo hai hình thức ngắn hạn và trunng dài hạn đã cho thấy sự quản lý
cũng như tầm nhìn sâu rộng của đội ngũ chuyên viên và ban lãnh đạo Phòng SME tại chi nhánh Sở Giao Dịch 2 . Kể đến như tỷ lệ nợ xấu , nợ quá hạn hay nợ khó đòi đều nhỏ hơn 5% và thậm chí không hề có bất kì khoản nợ nào quá hạn. Điều này còn được thể hiện qua tỷ lệ cho vay có TSĐB là 100%.
Hai là, trong công cuộc tài trợ vốn cho các doanh nghiệp ngành Dược- TTBYT, Phòng SME-Sở Giao Dịch 2 đã cho thấy mức độ an toàn rất cao và được kiểm soát rất tốt khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ngành giai đoạn 2019-2020 chỉ ở mức 0,7% và thay đổi chênh lệch các năm chỉ sấp xỉ 0,001%.
Ba là, với mức sinh lời của đồng vốn cho vay dựa trên lãi suất tương đối thấp đã phần nào cho thấy được sự ưu đãi về mặt lãi suất của Sở Giao Dịch 2 dành cho các doanh nghiệp ngành Dược-TTBYT. Ngoài ra còn các chính sách dành riêng cho đối tượng khách hàng này như cho vay linh hoạt với nhiều loại hình TSĐB, ưu đãi phí hay tỷ giá khi giao dịch bằng ngoại tệ,…
2.4.2.Hạn chế còn tồn tại
Các hạn chế xảy ra đã được lường trước và nằm trong dư đoán của các ban lãnh đạo kinh doanh hay các cấp cao hơn, vì vậy các hạn chế được phòng chống và khắc phục từ trước để không dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.
Vấn đề hiện hữu trên thực tế, thứ nhất, vì yếu tố hội nhập công nghệ thông tin của các chủ doanh nghiệp thuộc ngành Dược và TTBYT tại phòng SME còn chưa được tích cực tiếp nhận, nên có thể dẫn đến nhiều sự nhầm lẫn trong các thao tác trên ứng dụng Biz MBBank mặc dù được các chuyên viên hướng dẫn rất kĩ, khi giao dịch thực tế có thể liên quan đến nhiều bên đối tác của khách hàng vì vậy khi tình huống xảy ra để giải quyết được đều mất thời gian.
Thứ hai, đôi lúc khách hàng phải chuyển đổi chuyên viên phục vụ trong thời gian ngắn dẫn đến một vài điểm chưa ăn ý giữ chuyên viên và khách hàng, làm cho nhu cầu của khách hàng được đáp ứng tốt nhất và đầy đủ nhưng gia tăng thời gian cho quá trình tìm hiểu khách hàng mặc dù thời gian này không đáng kể.
Thứ ba, vòng quay vốn cho vay lại giảm vào năm 2021 mất đi đà tăng ở các năm như 2019 và 2020. Điều này, cũng được lý giải qua các nguyên nhân khách quan và chủ quan.
2.4.3.Nguyên nhân của hạn chế a. Nguyên nhân khách quan
Do yếu tố dịch bệnh mà có thể dẫn đến sự vắng mặt trong một thời gian ngắn của các nhân sự. Thứ nhất, phát sinh ra vấn đề phải thay đổi chuyên viên phục vụ khách hàng, nhưng lại chưa có thời gian làm việc trước đó với nhau.
Thứ hai, vì tình hình dịch bệnh trở nên xấu đi mà năm 2021 cho thấy nhu cầu vay của khác hàng đã giảm đi và dần bão hòa khi nhu cầu đáp ứng các chính sách chống dịch bằng vác-xin đã chậm lại. Từ đó vòng quay vốn cho vay năm 2021 đã giảm đi hơn một nửa.
b. Nguyên nhân chủ quan
Từ phía Ngân hàng Quân đội-Sở Giao Dịch 2,việc dẫn đến vòng quay vốn cho vay năm 2021 giảm đi còn do chủ trương cho vay của Sở Giao Dịch 2 có sự chuyển hóa thay đổi hướng tới các khách hàng là doanh nghiệp siêu nhỏ để nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhóm khách hàng này khi nhóm khách hàng vừa và nhỏ đã có nền tảng và đà tăng trưởng bền vững.
Từ phía khách hàng, theo xu hướng hội nhập và làm việc trực tuyến trong thời kì dịch bệnh, nhưng một số khách hàng có chủ doanh nghiệp là người lớn tuổi khó tiếp cận với các dịch vụ và sử dụng tiện ích trên nền tảng trang thông tin điện tử hoặc trên ứng dụng Biz MB Bank.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY NGÀNH DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2
3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Sở Giao Dịch 2 phần Quân đội – Sở Giao Dịch 2
3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay
Các định hướng về hoạt động cho vay tại Sở Giao Dịch 2 – NHTMCP Quân đội luôn được ban lãnh đạo các cấp của ngân hàng phân tích dựa trên các yếu tố vi mô và vĩ mô, sau đó kết hợp các xu hướng kinh tế ngành không chỉ trên thế giới mà còn của Việt Nam nói riêng cũng như xem xét tình hình thực tế tại đơn vị và địa bàn
nhằm luôn phục vụ đáp ứng nhu cầu các ngành nghề đã phát triển, đang phục hồi và có tiềm năng tăng trưởng để đón đầu và chăm sóc khách hàng một cách kịp thời và chính xác.
Với tầm nhìn dài hạn, sự linh động, nhạy cảm với thị trường cho thấy định hướng cho vay của MB nói chung và Sở giao dịch 2 nói riêng luôn luôn chắc chắn khai thác được nhu cầu vốn của khách hàng mà mình nhắm tới
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp ngành Dược-TTBYT TTBYT
Sau khi tình hình dịch bệnh có dấu hiệu được kiểm soát, đất nước ta trở về với cuộc sống bình thường mới đã rất gần với đời sống vật chất, tinh thần như cũ, dịch bệnh Covid-19 dần được xem là một loại bệnh cảm thì ngành Dược-TTBYT đã dần ổn định và góp phần quan trọng trong xã hội.
Tuy nhiên, ngành Dược-TTBYT sẽ không “đi ngang” mà vẫn tiếp tục với đà phát triển tích cực thông qua các chương trình vác xin cho tre em và nhắc lại cho các đối tượng cần thiết, bên cạnh đó còn có các phương thuốc chữa các loại bệnh khác dưới nhiều chủng loại, dạng như tiêm, viên nén, viên nhựa, uống trực tiếp,… sẽ đóng góp không nhỏ trong cho các doanh nghiệp ngành Dược- TTBYT tiếp tục vững mạnh và mở rộng.
Từ đó, định hướng cho hoạt động cho vay các doanh nghiệp này luôn cần được quan tâm và đặc biệt tạo điều kiện ở nước ta nhằm làm cho nên y học, y tế nước nhà được phát triển rộng khắp. Trong tương lai gần ngành Dược-TTBYT sẽ là một trong những ngành trọng điểm tập trung chủ yếu nguồn vốn của khu vực, vì nhận được sự hậu thuẫn, đi theo sau các dự án cơ sở hạ tầng mang tầm cỡ khu vực và cả nước, thu hút lượng lớn dân cư, đầu tư phát triển đời sống ngày càng cao.
3.2 Giải pháp đối với Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Sở Giao Dịch 2
Với tình hình thực tế, các giải pháp căn cơ đã được đưa ra và triển khai theo kế hoạch theo từng thời kì. Mặc dù vậy, vấn đề nào hay con đường nào cũng cần thời gian để đi qua thực hiện theo các bước.
Chính vì lẽ đó về các nguyên nhân khách quan cần được phát hiện sớm hơn nữa để kịp thời phòng ngừa và cụ thể hóa các phương pháp giải quyết nguyên nhân chủ quan cũng là điều đáng lưu tâm.
Một là, trong thực tế khi tiếp nhận khách hàng giữ chuyên viên này sang chuyên viên khác vì lý do chính đáng, thì cần có sự bàn giao, giới thiệu trực tiếp và gặp gỡ để hiểu rõ vấn đề, nhu cầu của khách hàng để không làm mất thời gian, đem đến chất lượng phục vụ tốt hơn.
Hai là, với tình huống các khách hàng có độ tuổi trung bình cao sẽ có xu hướng thích giao dịch, sử dụng dịch vụ tại ngân hàng, và thói quen làm việc trực tiếp. Đôi khi có thái độ khó chịu về sự giới thiệu và hướng dẫn sự dụng app Biz MB Bank. Vì vậy, đòi hỏi sự kiên trì và sáng tạo của các chuyên viên cũng như cấp lãnh đạo để thuyết phục khách hàng sử dụng tiện ích và thành công trong công tác quản lý khách hàng trên nền tảng ứng dụng số.
Ba là, tích cực phát triển mạnh mẽ đội ngũ chuyên viên để phục vụ khách hàng ngày một tăng cao và nhu cầu cũng trở nên phức tạp và đa dạng hơn.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Đối với Sở Giao dịch 2 ngân hàng Quân Đội
MB Bank-Sở Giao dịch 2 không chỉ là niềm tự hào của tập thể NHTMCP Quân đội mà còn là niềm vinh hạnh cho Quân đội đã có một đơn vị làm kinh tế đi đầu trong các xu hướng ngành và dẫn đầu thị trường ngành ngân hàng với nhiều thành tích và giải thưởng. Tuy nhiên, với sự chuyển mình mạnh mẽ của thị trường sau đại dịch và nhu cầu tiêu dùng trở lại cũng mang đến cho khách hàng chiến lược của chi nhánh, rất nhiều khó khăn và cần phải phối hợp trao đổi với ngân hàng nhiều hơn để bắt kịp xu hướng.
Một là, với môi trường hấp dẫn và hết sức năng động tại địa bàn quận 1 trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh cần đưa ra các chính sách thu hút hơn nữa về mặt tài chính cho khách hàng mục tiêu và chiến lược như là các chính sách ưu đãi về lãi suất, thời gian xét duyệt hồ sơ ưu tiên hơn, tinh chỉnh các gói sản phẩm để phù hợp với các doanh nghiệp siêu nhỏ
Hai là, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ quay trở lại hoạt động và tập trung phát triển chuyển đổ số, thanh toán lương cho cán bộ, nhân viên qua tài khoản. Điều này, cũng cần được sự quan tâm, phối hợp nhanh chóng và kịp thời của các chuyên viên khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Ba là, một số khách hàng chưa hiểu rõ về các quy định về quy trình giải ngân và thu nợ của ngân hàng, nên các chuyên viên cần tư vấn sâu sắc hơn, gặp trực tiếp khách hàng và có cán bộ quản lý phòng ban để tạo nên sự chắc chắn và tâm lý đáng tin cho khách hàng, tránh hiện tượng mất thời gian phục vụ khách hàng nhưng ko hiệu quả.
3.3.2 Đối với NHTW và các cơ quan liên quan
Hết sức tạo điều kiện cho không chỉ ngành Dược và TTBYT, cần quan tâm sâu sắc vào các ngành công nghiệp phụ trợ có tiềm năng và phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta và đặc biệt là tương ứng với trình độ hội nhập, khoa học kĩ thuật đang dần lớn mạnh, không ngừng tiếp thu cái mới hay, tốt, mạnh và duy trì cái cũ có lợi ích.
Đối với NHTW, có thể xem xét và cân nhắc tăng thanh tra hoạt động ngân hàng nhằm định hướng và mở rộng, thu hẹp quy mô tín dụng của các ngân hàng theo các ngành nghề phù hợp với từng chi tiết nội tại của từng ngân hàng riêng biệt, tích cực đưa ra các chính sách ngoài chính sách tiền tệ để hướng dẫn cho các ngân hàng trong nước và thu hút nguồn vốn từ các ngân hàng nước ngoài giúp cho hệ thống ngân hàng minh bạch, rõ ràng, quy trình chuẩn theo các tiêu chí của World Bank. Hơn thế nữa là phát triển nền kinh tế nước nhà sau đại dịch Covid-19 với nhiều thách thức về tỷ giá, giá cả, chỉ số giá tiêu dùng, thu nhập và lạm phát,…..
Trong đó, phải nói đến các cơ quan Thuế, cũng như các cơ quan liên quan như Xây dựng, Kế hoạch & Đầu tư, Công thương, và các đơn vị liên quan khác. Phải đặt lợi ích của đất nước lên trên hết thông qua các hành động thực tiễn tạo điều kiện, không gây khó dễ và tạo nhiều vòng lẩng quẩng cho doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng, dự án, phương án kinh doanh đúng và đủ giấy tờ thủ tục, quy trình, góp phần xây dựng địa phương nói riêng và cả nước nói chung vì trường hợp có thể chồng chéo về mặt pháp lý,thời hạn xử lý hồ sơ còn kéo dài, quy trình chưa dễ tiếp
cận, quy định của từng địa phương có thể được áp dụng khác nhau theo tình hình thực tế tại địa bàn dưới sự cho phép từ cấp trên, hay xin phép các cơ chế đặc thù luôn cần sự thấu tình đạt lý từ các cấp lãnh đạo từ TW đến địa phương. Từ đó, làm cho không những các doanh nghiệp ngành Dược-TTBYT mà còn các doanh nghiệp ngành khác có thể tối ưu hóa dòng vốn và thời gian thực hiện các hoạt động kinh doanh mang lại nguồn thu chung, lợi ích cho nền kinh tế.
KẾT LUẬN
Tại Sở Giao Dịch 2, với môi trường linh hoạt và được định hướng tốt từ ban lãnh đạo, các thành công đã đạt được nối tiếp nhau qua nhiều năm. Nhưng không dừng lại ở đó, đội ngũ chuyên viên ở Ngân hàng Quân đội, chi nhánh Sở Giao Dịch