Bên cạnh, các khoản nợ quá hạn được xem xét trong tỷ lệ nợ quá hạn, còn có hai chỉ tiêu tiếp theo cần được quan tâm khi đánh giá hiệu quả về tình trạng các nhóm của các khoản nợ là “Tỷ lệ nợ xấu” và “Tỷ lệ nợ khó đòi”
Tỷ lệ nợ xấu = x100 Tỷ lệ nợ khó đòi = x100
Theo như đã phân tích ở phần Tỷ lệ nợ quá hạn, thì tất cả các khoản cho vay ngành Dược-TTBYT đều đảm bảo được nguồn trả nợ và trả nợ đúng hạn có cơ sở dựa trên thực tiễn, kết hợp với chỉ đạo theo “Thông tư 14/2021/TT-NHNN cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng Covid-19” hay “ Thông tư 01/2020/TT-NHNN cơ cấu lại hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay do dịch Covid-19” và còn nhiều chỉnh đạo và đường lối khác từ Đảng và Nhà nước ta. Tất cả các điều trên càng minh chứng rõ rệt hơn cho sự chắc chắn tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp ngành Dược-TTBYT.
(đơn vị: tỷ đồng) Ngành Nợ xấu, khó đòi năm 2019 Nợ xấu, khó đòi năm 2020 Nợ xấu, khó đòi năm 2021 Dược-TTBYT 0 0 0
(Nguồn: Báo cáo Tài chính Ngân hàng Quân Đội-Sở Giao Dịch 2)
Bảng 10. Tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi giai đoạn 2019-2021.
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu đánh giá 2019 2020 2021
Tỷ lệ nợ xấu 0 0 0
Tỷ lệ nợ khó đòi 0 0 0
(Nguồn: Báo cáo Tài chính Ngân hàng Quân Đội-Sở Giao Dịch 2)
Vì vậy, nợ xấu hay nợ khó đòi chắc chắn không còn hiện hữu trong thời gian từ giữ cuối năm 2019 đến hết năm 2021, khi mà đất nước ta còn cần nhiều tài nguyên vật liệu để sản xuất phục vụ nhu cầu chống dịch. Trên thực tế có thể kể đến các món vay mua trang thiết bị chữa trị vi rút Sars-Covi 2 hoặc là các gói vay mua vác xin từ các cơ quan liên quan của Nhà nước được cấp quyền,…