Kiến nghị đối với NHNo & PTNT tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam sách – hải dương (Trang 67 - 70)

Thường xuyên phổ biến, tổ chức cho các cán bộ nghiên cứu bộ luật: luật NHNN, luật các TCTD, luật đất đai…và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ viên chức.

Cần có các mối quan hệ với các ngân hàng lớn trong và ngoài hệ thống để tìm hiểu học tập những kiến thức, kinh nghiệm được rút ra từ trong hoạt động của ngân hàng, nhằm nâng cao kiến thức xử lý những kinh nghiệm thực tế để trang bị cho cán bộ nhân viên ngân hàng.

Ngân hàng cần nâng cao trình độ tư vấn, Marketing cho đội ngũ cán bộ công nhân viên vì trong quá trình cho vay, đặc biệt là ở vùng nông thôn vẫn còn những doanh nghiệp, HSX ngại ngần khi đặt vấn đề vay vốn với ngân hàng.

Hiện đại hoá hơn nữa công tác thanh toán chuyển tiền điện tử, tiến tới cung cấp gửi tiền một nơi rút tiền nhiều nơi, đặt điểm rút tiền tự động bằng máy ATM.

Ngoài ra Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh cần phải có những chính sách hỗ trợ về các nguồn vốn uỷ thác đầu tư có phí thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Ngân hàng nông nghiệp huyện.

KẾT LUẬN

Với công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã đem lại những thành tựu ban đầu đáng kể, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Sản xuất được mở rộng, thu nhập của dân cư được nâng cao và bước đầu có tích luỹ cho tái đầu tư. Những thành tựu đó có đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng với tư cách là một trung gian tài chính cung cấp vốn cho các ngành kinh tế, thúc đẩy và tăng đầu tư góp phần tăng trưởng kinh tế. Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về cho vay vốn đáp ứng nhu cầu vốn đối với nông nghiệp - nông thôn. Ngân hàng thương mại đã cho vay tới tận hộ sản xuất, đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết để phát triển kinh tế.

Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp và trong nông thôn. Trong những năm qua, bộ mặt nông nghiệp- nông thôn nước ta có những chuyển biến tích cực và căn bản, sản xuất nông nghiệp đã có sự tăng trưởng liên tục cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Vấn đề căn bản về lương thực đã được giải quyết, từ chỗ thiếu ăn nay đã có dư thừa xuất khẩu. Cơ cấu ngành nghề đã hình thành tương đối rõ nét, các vùng chuyên canh lớn trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo xu thế chung của cả nước, cơ sở hạ tầng nhiều nơi được quan tâm, đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới.

Nhờ những thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp mà nông thôn nước ta được khởi sắc, được đổi mới một cách đáng kể. Đời sống vật chất, tinh thần của nhiều vùng nông thôn được cải thiện, làm cho dân giàu, nước mạnh.

Có được những kết quả to lớn trong nông nghiệp- nông thôn là do có sự nỗ lực, phấn đấu của nhiều ngành, nhiều cấp. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của chi nhánh NHNN&PTNT Nam Sách - Hải Dương trong việc đầu tư tín dụng, một điều cần thiết tất yếu khách quan và không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp- nông thôn.

Dương, em đã chọn đề tài: “ Mở rộng cho vay hộ sản xuất ở chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Sách - Hải Dương”. Trong đề tài nghiên cứu đã thể hiện được một số nội dung cơ bản sau:

Đã khái quát được những vấn đề về mặt lý luận, đã đưa ra được một số biện pháp để góp phần mở rộng cho vay hộ sản xuất của chi nhánh NHNN&PTNT Nam Sách - Hải Dương

Chuyên đề đã đi vào phân tích thực tế, làm rõ thực trạng về cho vay hộ sản xuất và đã chỉ ra được những tồn tại cơ bản trong quá trình cho vay hộ sản xuất trên địa bàn huyện.

Trên cơ sở phân tích thực trạng, chuyên đề đã đưa ra được hệ thống các giải pháp cũng như các kiến nghị đối với Nhà nước, với Bộ Tài Chính, NHNN, NHNN&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Sách - Hải Dương, ngân hàng cơ sở có liên quan đến vấn đề đầu tư cho vay hộ sản xuất, nhằm góp phần nâng cao, hoàn thiện để mở rộng khối lượng, quy mô cho vay hộ sản xuất trên địa bàn huyện nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất trên địa bàn huyện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, Giáo trình “Quản trị ngân hàng thương mại” Trường Đại học kinh tế quốc dân. Nhà xuất bản Giao Thông vận tải.

2. Tập thể biên soạn: TS HỒ DIỆU (Chủ biên), Giáo trình “Tín dụng ngân hàng” Trường Học viện ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê năm 2008.

3. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNN&PTNT Nam Sách - Hải Dương năm 2008- 2010.

4. Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/12/2002 của chủ tịch HĐQT Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng.

5. Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng

6. Thông tin trên các trang Web kinh tế như VnEconomy, kinh tế Việt Nam, vietnamnet, 24h....

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam sách – hải dương (Trang 67 - 70)