Dư nợ cho vay hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam sách – hải dương (Trang 44 - 48)

Dư nợ cho vay luôn là thước đo hoạt động của một ngân hàng nên bất kỳ NHTM nào cũng chú trọng tăng trưởng dư nợ. Địa bàn Nam Sách - Hải Dương chủ yếu là các HSX sống bằng nghề nông nghiệp nên việc tăng trưởng dư nợ cho vay đối với HSX nông nghiệp có ý nghĩa lớn và là nhiệm vụ trọng tâm của NHNN Tĩnh Gia. Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ HSX nông nghiệp ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Dư nợ năm 2009 là 68.924 triệu đồng, tăng 12.333 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 21,79% so với năm 2008, dư nợ năm 2010 là 95.178 triệu đồng, tăng 26.254 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 38,09% so với năm 2009.

Bảng số 4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Đơn vị:triệu đồng ST T Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1 DNNN 23.790 21.214 19.009 -2.576 -10,83 -2.205 -10,39 2 DN ngoài quốc doanh 19.995 19.126 16.962 -869 -4,35 -2.164 -11,31 3 HSX 56.591 68.924 95.178 12.333 21,79 26.254 38,09 4 Cho vay tiêu dùng 4.741 5.233 5.526 492 10,38 293 5,60 5 Tổng dư nợ 105.11 114.49 136.67 9.380 8,92 22.179 19,37

Từ các bảng số liệu trên cho ta thấy doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ ở NHNN Nam Sách - Hải Dương tăng trưởng tương đối ổn định. Có được kết quả như trên là cả một quá trình nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên của NHNN&PTNT Nam Sách - Hải Dương, trong đó đặc biệt là các cán bộ tín dụng của ngân hàng . Để hiểu được sự tăng lên này là do thành phần kinh tế nào là chủ yếu ta hãy xem xét cụ thể từng chỉ tiêu:

- Doanh nghiệp Nhà nước: dư nợ của thành phần kinh tế này có xu hướng giảm. Dư nợ năm 2008 là 23.790 triệu đồng, năm 2009 giảm xuống 2.576 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 10,83% so với năm 2008, năm 2010 dư nợ là 19.009 triệu đồng, giảm xuống 2.205 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 10,39% so với năm 2009.

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Cũng như doanh nghiệp nhà nước, dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2009 dư nợ là 19.126 triệu đồng, giảm 869 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 4,35% so với năm 2008, năm 2010 dư nợ còn 16.962 triệu đồng, giảm 2.164 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 11,31% so với năm 2009.

- Cho vay tiêu dùng: Đối tượng khách hàng là công nhân viên chức Nhà nước, những người có thu nhập thường xuyên. Đây là những khách hàng tiềm năng đã được ban giám đốc Ngân hàng huyện chỉ đạo các cán bộ tín dụng tích cực mở rộng đầu tư cho vay lĩnh vực này. Tuy vậy dư nợ đối với thành phần kinh tế này vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Năm 2009 dư nợ đạt 5.233 triệu đồng, tăng 492 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 10,38% so với năm 2008, năm 2010 tăng 293 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 5,60% so với năm 2009.

- HSX: Đối tượng này chiếm đa phần trong hoạt động tín dụng và là thị trường kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Dư nợ HSX tăng trưởng khá và ổn định qua các năm. Năm 2009 dư nợ là 68.924 triệu đồng tăng 12.333 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 21,79% so với năm 2008, năm 2010 dư nợ là 95.178 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 26.254 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng

38,09%. Điều này chứng minh sự đúng đắn trong việc xác định đối tượng khách hàng chính của ngân hàng là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Tuy nhiên, so với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện ngày càng phát triển như hiện nay thì quy mô cho vay hộ sản xuất của ngân hàng chưa đáp ứng được đầy đủ và kịp thời, chưa tương xứng với thế mạnh và tiềm năng vốn có trên địa bàn huyên. Vì thế , trong thời gian tới, Chi nhánh NHNN&PTNT Nam Sách - Hải Dươngcần phát huy mở rộng hơn nữa việc cho vay Hộ sản xuất nhằm đáp ứng ngày càng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu vay vốn của các hộ, nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng, làm cho nền kinh tế hộ trên địa bàn ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, cho vay hộ sản xuất cũng là một đối tượng tiềm ẩn rủi ro lớn nhất nên NHNN Nam Sách - Hải Dương phải tính toán và có những chính sách cho vay phù hợp, hạn chế thấp nhất rủi ro, có như vậy mới đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư, hoạt động tín dụng phát triển.

Bảng 05: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay

Đơn vị :triệu đồng Stt Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1 Dư nợ ngắn hạn 60.764 66.990 74.627 6.226 10,25 7.637 11,40 DNNN 17.782 16.656 14.584 -1.126 -6,33 -2.072 -12,44 DN ngoài quốc doanh 14.660 14.273 12.727 -387 -2,64 -1.546 -10,83 HSX 25.776 33.045 44.166 7.269 28,20 11.121 33,65 Cho vay tiêu dùng 2.547 3.016 3.150 469 18,41 134 4,44 2 Dư nợ trung và dài

hạn 44.352 47.506 62.048 3.154 7,11 14.542 30,61 DNNN 6.008 4.557 4.425 -1.451 -24,15 -132 -2,90 DN ngoài quốc

doanh 5.335 4.853 4.235 -482 -9,03 -618 -12,73 HSX 30.814 35.879 51.011 5.065 16,44 15.132 42,18 Cho vay tiêu dùng 2.195 2.217 2.376 22 1,00 159 7,17

Qua bảng 05 ta thấy trong cơ cấu tín dụng, dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng đáng kể, dư nợ năm 2009 là 66.990 triệu đồng, tăng 6.226 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 10,25% so với năm 2008, dư nợ năm 2010 là 74.627 triệu đồng, tăng 7.637 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 11,40% so với năm 2009. Trong đó, nguồn vốn tín dụng ngắn hạn trong những năm qua chủ yếu đầu tư cho các hộ sản xuất và tăng dần qua các năm. Năm 2008, dư nợ cho vay hộ sản xuất đạt 25.776 triệu đồng, năm 2009 là 33.045 triệu đồng, tăng 7.269 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với tốc độ tăng 28,2%. Năm 2010, dư nợ ngắn hạn cho vay hộ sản xuất lên tới 44.166 triệu đồng, tăng 11.121 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng với tốc độ tăng 33,65% so với năm 2009. Nguồn vốn này giúp cho các hộ mua sắm vật tư, nguyên liệu như : giống, phân bón, thức ăn, thuốc trừ sâu.. đã góp phần không nhỏ vào việc kích thích, mở rộng và tăng trưởng sản xuất làm cho kinh tế hộ ngày càng phát triển.

Dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn dư nợ tín dụng ngắn hạn nhưng cũng tăng trưởng ổn định. Dư nợ năm 2009 là 47.506 triệu đồng, tăng 3.154 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 7,11% so với năm 2008, năm 2010 dư nợ là 62.048 triệu đồng tăng 14.542 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 30,61% so với năm 2009. Trong đó, cơ cấu tín dụng dài hạn cho vay hộ sản xuất cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay các thành phần kinh tế và tăng dần qua các năm. Năm 2008, dư nợ trung và dài hạn cho vay hộ sản xuất là 30.814 triệu đồng, năm 2009 là 35.879 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 5.065 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 16,44%. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 51.011 triệu đồng, tăng 15.132 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 42,18% so với năm 2009. Như vậy, qua bảng số liệu trên cho ta thấy, nhìn chung dư nợ cho vay trung và dài hạn chung cho các thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng thấp hơn dư nợ cho vay ngắn hạn. Nhưng trong đó, xét theo từng chỉ tiêu thì đối với hộ sản xuất, dư nợ cho vay trung và dài hạn lại chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ cho vay ngắn hạn và dư nợ cho vay tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy, dư nợ cho vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm máy móc, thiết bị, tư liệu

sản xuất để tạo ra năng lực sản xuất mới đưa khoa học kỹ thuật, giống mới vào sản xuất nông nghiệp cho các hộ sản xuất ngày càng tăng. Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả bước đầu, với tình hình kinh tế trên địa bàn huyện và với tiềm năng phát triển của kinh tế hộ sản xuất của các hộ trên địa bàn huyện như hiện nay thì con số cho vay trên của ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay của các hộ sản xuất. Vì thế, trong thời gian tới, ngân hàng cần mở rộng hơn nữa việc cho vay hộ sản xuất, một mặt nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam sách – hải dương (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)