Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế và việc điều chỉnh củaViệt Nam

Một phần của tài liệu Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế các biện pháp điều chỉnh của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 39)

Năm 1990, Việt Nam chính thức bắt đầu thiết lập cán cân thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam đã gặp phải một số khó khăn do sự chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị tr-ờng. Hầu hết các số liệu thu thập trong thời kỳ kế hoạch hoá không phù hợp với mục đích của lập cán cân thanh toán. Thực tế yêu cầu các nguồn số liệu phải theo tiêu chuẩn quốc tế nh- Thống kê th-ơng mại quốc tế (ITS), Hệ thống báo cáo giao dịch quốc tế, Bản điều tra doanh nghiệp, thu nhập từ các hộ gia đình. Chính vì vậy, Việt Nam đã gặp không ít khó khăn trong việc thu thập số liệu một cách đầy đủ.

Từ năm 1993 đến nay, NHNN Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng trong việc cải tiến ph-ơng pháp thu thập số liệu để thực hiện tốt nhiệm vụ lập và theo dõi tình hình thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. NHNN đã đ-a ra một hệ thống mẫu biểu để các tổ chức tín dụng báo cáo về các giao dịch đối ngoại của các khác hàng mở tài khoản tại hệ thống ngân hàng nh- báo cáo về thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá, thanh toán phi mậu dịch và chuyển tiền, báo cáo tình hình vay và trả nợ n-ớc ngoài...Qua các mẫu biểu báo cáo này, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng đ-ợc phép kinh doanh ngoại hối trên toàn quốc báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý cho NHNN qua mạng vi tính của hệ thống ngân hàng hay bằng văn bản. Bên cạnh đó, NHNN còn thu thập các số liệu liên quan đến cán cân thanh toán quốc tế từ các Bộ, các Ngành khác theo các mẫu biểu đã quy định. Do có sự phối hợp giữa NHNN với các Bộ, các Ngành cùng với sự biến đổi về chất trong nguồn số liệu thu thập nên bảng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam ngày càng đ-ợc nâng cao về mặt chất l-ợng. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập làm ảnh h-ởng tới độ chính xác, kịp thời trong thống kê cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.

2.2. Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế và việc điều chỉnh của Việt Nam Việt Nam

Theo bảng số liệu thống kê cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam do IMF công bố (phụ lục 1), chúng ta nhận thấy trong giai đoạn từ năm 1990-1998, cán cân

vãng lai của Việt Nam luôn bị thiếu hụt. Cán cân vốn và tài chính đã không đủ để bù đắp cho thiếu hụt cán cân vãng lai. Kết quả là cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đã rơi vào tình trạng thâm hụt kéo dài. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã phải sử dụng đến những biện pháp tài trợ nh- xin giãn nợ và giảm nợ. Chính điều này đã làm giảm uy tín của Việt Nam trên thị tr-ờng tài chính quốc tế. Tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 1999 đến nay, mặc dù trong điều kiện n-ớc ta luôn thiếu vốn, tiết kiệm trong n-ớc không đủ đáp ứng nhu cầu đầu t- nh-ng đã kiểm soát và làm giảm đ-ợc thâm hụt cán cân vãng lai, đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu t- n-ớc ngoài, tăng c-ờng dự trữ ngoại tệ. Kết quả là cán cân vãng lai tuy còn thâm hụt nh-ng cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam đã thặng d-. Theo đó, vị thế tài chính đối ngoại của n-ớc ta trên tr-ờng quốc tế ngày càng đ-ợc nâng cao.

2.2.1. Cán cân vãng lai

Từ năm 1990 trở lại đây, Việt Nam đã thực hiện chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị tr-ờng, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng mở rộng và các giao dịch kinh tế quốc tế đã tăng lên một cách nhanh chóng. Tuy cán cân vãng lai của Việt Nam luôn bị thiếu hụt trong nhiều năm liền nh-ng hiện nay mức thâm hụt của nó có thể tài trợ đ-ợc và đang có xu h-ớng đ-ợc cải thiện.

Bảng 3: Tài khoản vãng lai của Việt Nam tính theo % GDP

(% GDP)

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001

-3,17 -1,49 -0,08 -10,6 -7,34 -8,99 -9,92 -5,93 -3,84 4,53 2,96 1,56

Nguồn: rút ra từ phụ lục 1

Bảng 3 cho thấy rằng, từ năm 1990 thiếu hụt cán cân vãng lai của Việt Nam (tính theo % GDP) giảm mạnh và đến năm 1992 thì gần nh- là cân bằng. Điều đó là do nguồn tài trợ truyền thống từ Hội đồng hỗ trợ kinh tế chung (CMEA), đặc biệt là từ Liên Xô cũ đã cạn kiệt. Từ năm 1993, Việt Nam nhận đ-ợc các nguồn tài trợ từ nhiều n-ớc khác, kết quả là thiếu hụt cán cân vãng lai tăng vọt lên chiếm tới 10,6 % GDP. Ba năm tiếp theo thiếu hụt cán cân vãng lai dao động trong khoảng từ 7- 10 % GDP. Sở dĩ giai đoạn này có sự thâm hụt cán cân vãng lai lớn nh- vậy là do

đây là thời kỳ luồng vốn đầu t- trực tiếp (FDI) vào Việt Nam tăng tr-ởng rất nhanh, các chi tiêu của FDI vào nhập khẩu máy móc thiết bị cũng không ngừng tăng lên. Trong những năm 1997-1998, thâm hụt cán cân vãng lai thu hẹp và trở nên thặng d- vào năm 1999. Lý do là chính phủ đã nỗ lực kiểm soát hàng nhập khẩu. Thêm nữa, khủng hoảng khu vực (và sự yếu kém về cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam) đã ảnh h-ởng tiêu cực lên nguồn thu FDI của Việt Nam, cả số dự án mới lẫn số chi tiêu của những dự án đ-ợc cấp phép hoạt động đã giảm mạnh sau năm 1998. Do đó, thiết bị và máy móc nhập khẩu có liên quan tới FDI cũng giảm. Trong năm 1999, việc khôi phục các nền kinh tế khu vực dẫn đến việc tăng nhu cầu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Cũng trong năm 1999, lần đầu tiên, với tỷ lệ tăng tr-ởng của hàng nhập khẩu thấp, cán cân vãng lai đã chuyển sang trạng thái thặng d-. Trong những năm tiếp theo, tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu và kết quả là thặng d- cán cân vãng lai dần dần bị thu hẹp. Đến năm 2003, thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam chiếm khoảng 3% GDP so với việc đã thặng d- trong năm 2001 do sự tăng tr-ởng khá mạnh của nhập khẩu lớn hơn so với xuất khẩu và luồng vốn FDI vào Việt Nam đang dần đ-ợc phục hồi.

Một phần của tài liệu Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế các biện pháp điều chỉnh của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 39)