Theo Nghị định 164, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam hiện hành đ-ợc biên lập theo mẫu của IMF nh-ng có điều chỉnh một số mục cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Cụ thể, cán cân thanh toán của Việt Nam bao gồm các hạng mục chính sau:
• Cán cân vãng lai:
Cán cân vãng lai là tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa ng-ời c- trú và ng-ời không c- trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của ng-ời lao động, thu nhập từ đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài, thu nhập từ đầu t- vào giấy tờ có
giá, lãi vay và lãi tiền gửi n-ớc ngoài, chuyển giao vãng lai một chiều và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật.
• Cán cân vốn và tài chính:
Cán cân vốn và tài chính là tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa ng-ời c- trú với ng-ời không c- trú về vốn từ n-ớc ngoài vào Việt Nam và chuyển vốn từ Việt Nam ra n-ớc ngoài thuộc lĩnh vực đầu t- trực tiếp, đầu t- vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ n-ớc ngoài, cho vay và thu hồi nợ n-ớc ngoài, chuyển giao vốn một chiều, các hình thức đầu t- khác và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật Việt Nam làm tăng hoặc làm giảm tài sản có hoặc tài sản nợ.
• Lỗi và sai sót: do chênh lệch thống kê
• Cán cân tổng thể: là tổng hợp của cán cân vãng lai và cán cân vốn tài chính.
• Nguồn bù đắp:
Phần này đ-ợc tổng hợp trên cơ sở những thay đổi trong tài sản có ngoại tệ ròng, thay đổi về nợ quá hạn và các nguồn tài trợ khác.
Nh-ng về các hạng mục chi tiết, do trình độ phát triển kinh tế còn thấp và do khó khăn trong thu thập số liệu thống kê nên nội dung của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đơn giản hơn rất nhiều so với các n-ớc phát triển (xem phụ lục 2).