* Vật liệu hữu cơ không hòa tan
Càng tăng mức độ biến chất càng tăng lượng carbon, giảm tất cả các nguyên tố còn lại. Tuy vậy, sự biến đổi không đều.
Trong giai đoạn MK1 sinh khí vật liệu than giải phóng nhiều
khí chứa oxygen. Tiếp tục tới giai đoạn MK2 phá hủy tiếp các
phần không bền vững của than, và mất chủ yếu các phần chứa S. Trong giai đoạn này mất đi tới 24% S. Lượng này tác động tới oxygen. Vì vậy, trong giai đoạn MK2 lượng oxygen chưa tham gia phản ứng tăng lên gấp đôi.
Sự phân hủy vật liệu hữu cơ ở suốt giai đoạn MK2 thay đổi
chiều hướng than hóa. Chuyển sang giai đoạn MK3 xảy ra sự đột
biến trong hệ thống than hóa, đặc biệt đối với oxygen. Lúc này lượng oxygen giảm tới 50%. Tức là mất cầu nối C=O mà thay vào đó là mối gắn kết C=C. Tăng lượng aromatic, phân hủy vật liệu hữu cơ được kết thúc bằng việc phục hồi lại hướng than hóa ở giai đoạn MK4 trong quá trình biến đổi vật liệu hữu cơ của than bên cạnh các nguyên tố oxygen và lưu huỳnh còn thấy cả nitơ và hydrogen. Sự mất đáng kể các nguyên tố này dẫn đến hình thành mối gắn kết C=C nhiều hơn và than hóa càng tăng.
Giai đoạn MK5 đặc trưng bằng phá hủy các cấu trúc lớn của than và kèm theo việc tách hydrogen ra khi còn có lượng nitơ và oxygen dư thừa. Quá trình kết thúc bằng lưu huỳnh hóa vật liệu và chuyển phần oxygen không tham gia phản ứng vào phần phản ứng. Đó là giai đoạn tạo khí chủ yếu và khống chế quá trình gắn
kết C=C. Đến giai đoạn AK1 giảm đáng kể tất cả các dị nguyến
tố. Phần còn lại chủ yếu là carbon. Chuyển sang giai đoạn AK2-3 thay đổi lại cấu trúc bên trong phân tử. Phần oxygen tham gia phản ứng chuyển sang dạng không phản ứng. Mối gắn kết C=C khống chế toàn bộ quá trình than hóa ở giai đoạn này. Trong các cấp biến chất hydrocacbon aromatic luôn chiếm ưu thế.
* Loại bitum cồn benzen (axit) (C2H5OH-C6H6 cồn benzen 1:1) Trong quá trình biến chất của vật liệu hữu cơ từ thấp đến cao lượng bitum cồn benzen giảm dần. Thành phần nguyên tố biến đổi không theo quy luật. Trong giai đoạn chủ yếu sinh dầu phá
hủy mạnh các hợp chất chứa lưu huỳnh. Đến giai đoạn chủ yếu sinh khí condensat xảy ra lưu huỳnh hóa lần hai. Đến giai đoạn AK1-3 bitum chứa 1/4 là lượng oxygen khi lượng carbon không cao. Hàm lượng nhựa benzen và cồn benzen tăng gấp 2 đến 4 lần trong giai đoạn sinh dầu chủ yếu, tăng cường loại acid chứa asfalten, phát hiện tăng cao hàm lượng các cấu trúc aromatic. Tồn tại gắn kết C=O. Nhựa, asfalten tăng cao. 1/4
Chuyển sang giai đoạn chủ yếu sinh khí bitum đạt giá trị cao về độ trưởng thành. Trong thành phần bitum giảm lượng mỡ, nhựa benzen và asfalten. Giảm đáng kể lượng cấu trúc aromatic, tăng cường mối gắn kết C=O.
* Loại bitum clorofooc (CHCl3)
Trong đới catagenez hàm lượng bitum clorofooc tăng từ PK3
đến MK1-2 và giảm khi đạt tới mức biến chất MK4.
Ở tất cả các giai đoạn trong bitum clorofooc của vật liệu hữu
cơ humic luôn chiếm ưu thế của carbon, ít nitơ (N2) và oxygen. So
với than thì loại bitum clorofooc có phong phú hydrogen hơn và trong đó lượng nitơ luôn nhỏ. Trong giai đoạn chủ yếu sinh dầu thường xảy ra phân hủy các hỗn hợp chứa lưu huỳnh. Trong giai đoạn sinh khí là chủ yếu thì thường giải phóng các hợp chất chứa nitơ. Nếu ở giai đoạn MK1- 2 có tất cả các cấu tử. Chuyển sang
MK3-4 thành phần nhóm có thay đổi: giảm lượng nhựa cồn
benzen, tăng đáng kể lượng asfalten. Chuyển sang giai đoạn tạo
khí (MK5) lại tăng lượng nhựa benzen và nhựa cồn benzen, giảm
lượng asfalten. Tiếp tục tăng mức độ biến chất giảm nhựa benzen, tăng lượng dầu. Tổng lượng hydrocacbon aromatic tiếp tục tăng. Đến giai đoạn biến chất AK hydrocacbon aromatic đạt
giá trị cực đại, ở các giai đoạn biến chất cao hơn (AK2-3) giảm
đáng kể hydrocacbon aromatic.
Loại n- alkan của bitum clorofooc thường có số carbon C13-C30-