Thành phần và đặc điểm thạch học của vật liệu hữu cơ, phân loại nguồn gốc

Một phần của tài liệu Địa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm thăm dò, theo dõi mỏ part 2 docx (Trang 39 - 40)

2- Vùng lắng đọng trầm tích lục địa

3.2.2 Thành phần và đặc điểm thạch học của vật liệu hữu cơ, phân loại nguồn gốc

cơ, phân loại nguồn gốc

Thành phần và đặc điểm thạch học của vật liệu hữu cơ như sau:

Œ Theo các kết quả của nhiều nhà nghiên cứu thì có thể phân

chia thành các nhóm như sau

- Nhóm tàn tích của thực vật bậc cao như vitrinit, fuzinit,

semifuzinit, leiptinit, chúng cùng tồn tại trong than (humic)

- Nhóm tàn tích của dong plancton, động vật sống có thành phần hytin (sapropel) và sản phẩm phân hủy của chúng.

- Nhóm dong đáy cũng có thể liệt vào nhóm giả vitrinit (pseudovitrinit).

- Nhóm hỗn hợp sapropel - humic - hay humic - sapropel được tạo thành do sự tham gia phân hủy của vi khuẩn.

Œ Một số nhà nhiên cứu Tây Âu (Forsman Y. P, Hunt Y. M.,

1958, Aiver M...) lại chia kerogen ra làm hai loại: kerogen loại than và kerogen loại dầu.

Œ Theo Parparova G. M., 1981 thì vật liệu hữu cơ có thể chia

thành ba nhóm

- Nhóm thứ nhất có Corg lớn hơn 0,6%, trong điều kiện có cường độ cao của quá trình lắng nén yếm khí, các tàn tích hữu cơ ít bị biến đổi trong quá trình lắng nén yếm khí, đặc điểm của chúng thường kế thừa nguồn vật liệu ban đầu (đó là nhóm

sapropel). Ví dụ: tallomoalginit, kolloalginit, vitrinit, leiptinit,

hytinit.

- Nhóm thứ hai có Corg dao động trong khoảng 0,01 - 20% cường độ lắng nén yếm khí không cao hay là không có các tàn tích bị oxy hóa mạnh trong giai đoạn lắng nén thóang khí (loại

humic). Ví dụ: fuzinit, semifuzinit, sorbomikstinit.

- Nhóm thứ ba thường có Corg < 0,6%. Cường độ oxy hóa yếm khí do vi khuẩn có thể đạt 80% các tàn tích bị biến đổi nhiều

trong giai đoạn lắng nén yếm khí (loại hỗn hợp). Ví dụ:

Œ Vassoevich M. B, 1974, phân biệt hai loại vật liệu hữu cơ: loại sapropel được gọi là alicakhit tức là loại chứa nhiều n- alkan, còn loại humic được gọi là arecakhit là loại gần với thực vật trên cạn mặc dù chúng được tích lũy trong môi trường nước.

Œ Uspenski cũng chia làm hai loại: loại lipide tương ứng với

sapropel (trong đó lipide chiếm tới 70 - 100%; H = 9-9,5%; N< 1- 1,3%). Loại humoide là loại humic (trong đó lipide chiếm tới <

25%; H = 6-6,5%; N≥1,3%).

Œ Tissot B, Espitalie Y, 1975, Volte D, 1981 chia vật liệu hữu

cơ làm ba loại: kerogen loại I tương ứng với vật liệu hữu cơ

sapropel có H/C≥1,5, kerogen loại II là loại hỗn hợp bao gồm các

cấu trúc alifatic và acyclic với hàm lượng cao của cấu trúc

aromatic, H/C≤1,5. Kerogen loại III bao gồm vật liệu hữu cơ

humic rất đặc trưng cho cấu trúc polyaromatic với tỷ số H/C< 1,0%.

Ngoài ra còn có rất nhiều loại phân chia khác nhau.

Một phần của tài liệu Địa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm thăm dò, theo dõi mỏ part 2 docx (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)