và apocatagenez.
Protocatagenez là giai đoạn bắt đầu nén ép và giải phóng nước, không còn vi sinh vật hoạt động. Ở đây xảy ra quá trình thủy phân tức là tách các mạch nhánh hydroxyl (OH), carboxyl (COH), axit – humic, fulvic, nitơ, và giải phóng nước mạnh mẽ cho ra các sản
phẩm như H2O, CH4, NH4, CO2, H2S. Sau đó, các axit fulvic chuyển
sang humic. Sự phân hủy của axit fulvic, hỗn hợp chứa Nitơ các mạch hydroxyl (OH), carboxyl (COOH) cũng xảy ra mạnh mẽ, cuối
cùng là sự hình thành kerogen trong trầm tích.
Kết thúc giai đoạn than nâu R0 = 0.5% các lớp trầm tích bắt đầu
gắn kết.
- Mezocataganez là giai đoạn cơ bản đứt vỡ các cấu trúc phân
tử lớn mà VLHC cho sinh ra các loại hydrocacbon tức là do phân hủy nhiệt kerogen. Các trầm tích tiếp tục bị nén chặt hơn và giải phóng nước, kể cả nước liên kết đuổi ra khỏi trầm tích. Độ rỗng, độ thấm về cơ bản đã giảm hẳn. Độ muối khóang của nước tăng dần và tiến tới trạng thái bão hòa.
Kết thúc là giai đoạn than khí tương ứng với giá trị R0 = 1,35%
- Apocatagenez tiếp tục sinh ra hydrocacbon, dạng khí ẩm tăng
cao (tăng yếu tố khí). VLHC nghèo dần hydrogen. Do bị nén chặt với áp lực địa tĩnh cao nên vật liệu trầm tích bị mất nước nhiều. Nhiệt độ tăng cao do nguồn magma hay nhiệt dịch dưới sâu lên làm giãn nở các mối gắn kết tinh thể của đá cộng với áp suất tăng cao nên ở đới này xuất hiện các khe nứt, vi khe nứt, vết rạn dẫn đến việc hình thành các đới bở rời. Đới bở rời phát triển mạnh, khi có
khí CO2 và hơi nước cung cấp từ dưới sâu cải thiện độ rỗng và độ
thấm. Kết thúc đới catagenez (phụ đới apocatagenez) là sự mất hòan toàn các mạch carbon alifatic trong kerogen tương ứng với than cốc
và than tổ ong ở mức R0 = 2 ÷ 2,2%.