ĐÁ MẸ VAØ CÁC QUÁ TRÌNH SINH DẦU
3.1.1 Loại vật liệu hữu cơ sapropel
Trên cơ sở nghiên cứu trầm tích hiện đại Bogorov V. G cho rằng sản phẩm chủ yếu là loại phytoplancton, loại zooplancton
nhỏ hơn mười lần, còn loại phytobentos là rất nhỏ. Ví dụ, hàng
năm tích lũy ở Thái Bình Dương 550 tỷ tấn phytoplancton. Theo số liệu của Romanskievich E. A thì nguồn vật liệu hữu cơ có nguồn gốc sinh học ở đại dương và từ lục địa đưa tới là 21,1 tỷ tấn/năm, trong đó loại phytoplancton chiếm tới 94,7%, loại alloxton từ lục địa đưa tới chỉ chiếm 4,8% và loại phytobentos chỉ chiếm 0,5%. Cần lưu ý rằng ở những vùng biển và đại dương gần bờ thường được phát triển thảm thực vật dưới nước, cũng là nơi được tích lũy nhiều vật liệu vụn. Từ đó phát triển nhiều loại sinh vật và đặc biệt loài vi khuẩn phân hủy vật liệu hữu cơ, chính bản thân chúng sau khi chết đi cũng là nguồn vật liệu hữu cơ loại sapropel.
Đối với loài sống trôi nổi (plancton algae) thường phát triển
loại xanh thẫm (cyanaphyta), loại xanh lá cây (chlorophyta), vàng
nhạt (hantophyta), loại vàng óng (chysophyta). Đó là loại thực vật
một tế bào, đôi khi phát triển cả quần thể. Thành phần hóa học của loại dong này thường là: albumin 67%, lipide chiếm 17%, còn lại là hydratcarbon chiếm tới 16%. Chứa nhiều lipide là loại dong diatomei, trong đó có chất hytin tương đối bền và được chôn vùi trong trạng thái hóa đá trong môi trường khử mạnh và khử.
đến loại graptolit.
Loại phytobentos thường là dong đáy và cỏ biển, chúng phát triển mạnh ở đới gần bờ.
Như vậy, loại vật liệu hữu cơ sapropel phát triển đa dạng, trong đó chủ yếu là loại dong tảo. Vì vậy, trong một số trường hợp trong đá được tích lũy loại vật liệu hữu cơ có hàm lượng cao của sapropel chính là do sự phát triển của dong tảo.