Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển hạ tầng KHU CÔNG NGHIỆP tây NINH (Trang 48)

1.2.2.1 Phân tích doanh thu.

➢ Mục đích phân tích doanh thu.

Doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Do vậy, phân tích tình hình doanh thu bán hàng là một nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp.

Phân tích doanh thu bán hàng nhằm mục đích nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ về số lượng, kết cấu chủng loại và giá cả hàng bán … qua đó thấy được mức độ hoàn thành các chi tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Đồng thời qua phân tích cũng nhằm thấy được những mâu thuẩn tồn tại và những nguyên nhân ảnh hưởng khách quan cũng như chủ quan trong khâu bán hàng để từ đó tìm ra những chính sách, biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh bán hàng tăng doanh thu.

➢ Nhiệm vụ phân tích doanh thu.

▪ Đánh giá đúng đắn tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng mặt hàng, đánh giá tính kịp thời của tiêu thụ.

▪ Tìm ra nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tiêu thụ.

▪ Đề ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ về số lượng và chất lượng.

➢ Phương pháp phân tích doanh thu.

Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu trong phân tích. f1+ f2 + … + fn

GVHD: TS. Hồ Thị Vân Anh Nhóm 2

Chương 1 Trang 36

Phân tích về tình hình doanh thu.

Phân tích về tình hình doanh thu là đánh giá sự biến động doanh thu nhằm đánh giá khái quát tình hình doanh thu của doanh nghiệp.

Mức độ tăng, giảm doanh thu = Doanh thu kỳ phân tích - Doanh thu kỳ gốc

+ So sánh tương đối.

Phân tích doanh thu dựa vào số tương đối hoàn thành kế hoạch dùng để đánh giá mức độ doanh thu thực hiện trong kỳ của doanh nghiệp đạt bao nhiêu phần trăm so với kỳ gốc.

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch

doanh thu =

Doanh thu thực tế * Doanh thu kế hoạch

100%

Phân tích doanh thu dựa vào số tương đối động thái để biết được nhịp độ biến động hay tốc độ tăng trưởng của doanh thu.

Tốc độ phát triển doanh thu

định gốc =

Doanh thu kỳ phân tích Doanh thu kỳ gốc

* 100%

➢ Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng doanh thu.

Nguyên nhân chủ quan.

▪ Tình hình cung ứng: Phân tích tình hình cung ứng giúp doanh nghiệp xem xét khả năng đáp ứng tới đâu.

▪ Tình hình dự trữ hàng hóa. ▪ Giá bán sản phẩm.

▪ Phương thức bán hàng: Trong việc tiêu thụ sản phẩm thì có rất nhiều phương thức bán hàng như hình thức bán hàng trực tiếp, bán hàng qua điện thoại, bán sĩ, ký gửi đại lý … Tùy theo mặt hàng mà có những phương thức bán hàng thích hợp để thúc đẩy việc tiêu thu sản phẩm.

▪ Kỹ thuật thương mại: Kỹ thuật bán hàng phải đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải hết sức năng động.

Nguyên nhân khách quan.

✓ Môi trường tác nghiệp.

Nhà cung cấp: Trong điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh

nghiệp muốn đứng vững mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận thì phải đáp ứng hàng hóa và dịch vụ đầy đủ số lượng đảm bảo chất lượng, kịp thời về thời gian. Muốn vậy doanh nghiệp phải có nguồn đầu vào ổn định, hợp lý từ các nhà cung ứng.

Khách hàng: Nguyên nhân chủ yếu thuộc khách hàng tác động đến quá trình tiêu

thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh.

✓ Kinh tế:

Tình hình kinh tế trong nước là nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu. Nếu kinh tế trong nước phát triển thì sẽ kéo theo doanh nghiệp phát triển. Và ngược lại, nếu kinh tế đất nước đi xuống thì cũng sẽ làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn.

1.2.2.2 Phân tích chi phí kinh doanh.

➢ Mục đích của việc phân tích chi phí.

Phân tích chi phí kinh doanh nhằm mục đích nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp, qua đó thấy được tác động ảnh hưởng của nó đến quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh. Và việc sử dụng chi phí có hợp lý hay không, có phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Tìm ra những mặt tồn tại bất hợp lý trong quản lý và sử dụng chi phí. Từ đó, đề xuất những chính sách, biện pháp khắc phục nhằm quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tốt hơn.

➢ Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh.

+ So sánh tuyệt đối.

Phân tích về tình hình chi phí.

Phân tích về tình hình chi phí là đánh giá sự biến động từng loại chi phí nhằm đánh giá khái quát tình hình chi phí của doanh nghiệp.

GVHD: TS. Hồ Thị Vân Anh Nhóm 2

Chương 1 Trang 38

Mức độ tăng, giảm chi phí = Chi phí kỳ phân tích – Chi phí kỳ gốc

+ So sánh tương đối:

Phân tích kết cấu chi phí.

Kết cấu chi phí = Thành phần chi phí

Tổng chi phí * 100%

Qua phân tích kết cấu chi phí ta thấy được chi phí nào ảnh hưởng nhất đến tổng chi phí của công ty.

- Tỷ suất chi phí – doanh thu.

✓ Tỷ suất chi phí là chi tiêu tương đối phản ánh tỷ lệ phần trăm của chi phí trên doanh thu bán hàng. Tỷ suất chi phí nói lên trình độ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, chất lượng kinh doanh và sử dụng chi phí của công ty.

Công thức:

Trong đó:

- F: Tổng chi phí kinh doanh.

- M: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. - F’: Tỷ suất chi phí (%).

✓ Mức độ tăng giảm của tỷ suất chi phí: phản ánh sự thay đổi tuyêt đối về tỷ suất chi phí giữa hai kỳ.

Công thức:

∆F’ = F’1 – F’o Trong đó:

- ∆F’: Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí.

- F’1, F’o: Tỷ suất chi phí ở kỳ phân tích và kỳ gốc. * 100 F’ =

✓ Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí: là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ % giữa mức tăng giảm tỷ suất chi phí kỳ phân tích với tỷ suất chi phí với kỳ gốc. Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí của doanh nghiệp nhanh hay chậm và có ý nghĩa đặc biệt khi so sánh trong cùng một đơn vị giữa các thời kỳ khác nhau, bởi vì với cùng mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí như nhau nhưng đơn vị nào (hoặc thời kỳ nào) có

tốc độ giảm nhanh hơn thì đơn vị đó (hoặc thời kỳ đó) được đánh giá là tốt hơn trong quản lý và sử dụng chi phí. Công thức: T’f ∆F’ = * F’o 100

✓ Mức độ tiết kiệm (lãng phí) chi phí: Chỉ tiêu này cho ta biết với mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí là ∆F’ và với doanh thu đạt được ở kỳ phân tích là M1 thì doanh nghiệp đã tiết kiệm (lãng phí) một khoản chi phí là bao nhiêu.

Công thức:

U = ∆F’ * M1 Trong đó:

- U : mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí.

- M1 : doanh thu bán hàng thực tế trong kỳ phân tích.

1.2.2.3 Phân tích lợi nhuận.

➢ Mục đích phân tích lợi nhuận.

Để thấy được thực chất của kết quả kinh doanh là cao hay thấp, đòi hỏi sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tổng thu nhập với tổng chi phí và mức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp.

Qua việc phân tích lợi nhuận cố thể tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu đến lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp khai thác được khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp trong việc phấn đấu nâng cao lợi nhuận, tăng tích lũy cho nhà

GVHD: TS. Hồ Thị Vân Anh Nhóm 2

Chương 1 Trang 40

➢ Phương pháp phân tích lợi nhuận: phương pháp so sánh.

+ So sánh tuyt đối.

Phân tích chung về tình hình lợi nhuận.

Phân tích chung về tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn doanh nghiệp và của các bộ phận cấu thành lợi nhuận nhằm đánh giá khái quát tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp.

Mức độ tăng, giảm lợi nhuận = Lợi nhuận kỳ phân tích – Lợi nhuận kỳ gốc

+ So sánh tương đối: Tỷ suất lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận – doanh thu (ROS).

Chỉ tiêu này được tính bằng công thức.

ROS =

Lợi nhuận

Doanh thu

* 100%

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu thuần.

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.

Tỷ suất lợi nhuận – chi phí.

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức.

Tỷ suất lợi nhuận – chi phí =

Lợi nhuận Chi phí kinh doanh

* 100%

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí kinh doanh thì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) được thiết kế để đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty. Nó cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu lãi ròng. Công thức: ROA = Lợi nhuận Tổng tài sản bình quân * 100%

Tỷ suất lợi nhuận – vốn chủ sở hữu (ROE).

Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE), là tiêu chuẩn phổ biến nhất để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các nhà đầu tư và các nhà quản lý. Tỷ số này được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi vốn cổ phần phổ thông.

Công thức:

ROE =

Lợi nhuận

Vốn chủ sở hữu bình quân

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển hạ tầng KHU CÔNG NGHIỆP tây NINH (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)